(VTC News) – Anh trải qua 4 kỳ World Cup trong đời gác đền của mình với Tây Ban Nha và rồi anh “chết ngồi” trên đất Pháp năm 1998, không bao giờ tái sinh nữa.
Zubizarreta "chết ngồi"
Trận thắng oanh liệt 6-1 nhưng đầy ám ảnh của Tây Ban Nha trước Bungari ở lượt trận cuối vòng bảng World Cup 1998 bây giờ đã lùi xa tít tắp. Những cầu thủ Tây Ban Nha năm xưa (đã giải nghệ), tản mát về đâu đó, trở lại với công việc và buồn vui thường nhật.
Với họ, những Raul Gonzalez, Morientes, Enrique, Hierro, Amor, Kilo…, cũng đã trải qua những đau khổ và thất vọng, nhưng thời điểm ấy tất cả vẫn chưa hết, tuổi tác vẫn cho họ được sống trong hy vọng. Còn với thủ môn kỳ cựu Zubizarreta, mọi sự đã hoàn toàn chấm dứt.
Với hàng tỷ người trên trái đất, hình ảnh thủ môn Tây Ban Nha trong những giây phút cuối cùng của trận đấu oái oăm ngày hôm đó (24/6/1998) sẽ còn đọng lại mãi như biểu tượng về nỗi buồn to lớn mà cái thứ trò chơi kỳ diệu và khắc nghiệt là bóng đá mang lại cho con người.
Ấy là hình ảnh một khung thành trống trơn, bát ngát đến hoang vu…, ở giữ khung thành ấy, một con người to lớn đổ sụp xuống, anh ngồi xổm, tay chống cằm, cái đầu hói đến tận đỉnh chỉ còn lơ thơ mấy sợi tóc, gương mặt đờ đẫn với cặp mắt vô hồn có vẻ như chỉ nhìn mà không thấy một cái gì – không thấy đối thủ, không thấy đồng đội và cả vạn con người đang hò reo hay khóc lóc trên những khán đài bát ngát cũng đã biết mất…
Người ta nói rằng, Zubizarreta đã ngồi như vậy trên mặt sân Felix Bollaert, Lens cả tiếng đồng hồ sau khi trận đấu kết thúc. Có thể chính anh cũng không biết điều đó. Anh chẳng biết anh đang ở đâu, làm gì, lại càng không biết sắp tới sẽ làm gì và ở đâu… Một người đã chết cần gì phải biết sẽ làm gì sau khi chết.
Với cuộc đời bóng đá, Zubizarreta đã chết thật rồi. Anh chết từ lúc để thua bàn thứ hai đầy ngớ ngẩn trước đội Nigeria ngay trong trận ra quân đầu tiên, khi tuổi già và sự mệt mỏi đã khiến anh phản xạ hoàn toàn vô thức trước một đường bóng mà ngay đến đứa trẻ con cũng bắt được. (Trận đấu ngày 13/6/1998, Tây Ban Nha bất ngờ để thua Nigeria 2-3)
Chính lúc ấy, con người đã 126 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, qua 4 kỳ World Cup máu lửa, chàng vệ sĩ đã hơn 10 năm xả thân canh giữa nghiêm mật kho báu vật quốc gia là cái khung thành đội tuyển Tây Ban Nha ấy, đã gửi một thông điệp về sự cáo chung của sự nghiệp bóng đá của mình tới công chúng.
Một lần sai lầm duy nhất đủ để loại Tây Ban Nha ra khỏi giải thế giới, bởi giá như không có bàn thua ấy, Tây Ban Nha hòa Nigeria, thì sự thể đã hoàn toàn khác…
Bi hài một trận đấu
Zubizarreta "chết ngồi"
Trận thắng oanh liệt 6-1 nhưng đầy ám ảnh của Tây Ban Nha trước Bungari ở lượt trận cuối vòng bảng World Cup 1998 bây giờ đã lùi xa tít tắp. Những cầu thủ Tây Ban Nha năm xưa (đã giải nghệ), tản mát về đâu đó, trở lại với công việc và buồn vui thường nhật.
Với họ, những Raul Gonzalez, Morientes, Enrique, Hierro, Amor, Kilo…, cũng đã trải qua những đau khổ và thất vọng, nhưng thời điểm ấy tất cả vẫn chưa hết, tuổi tác vẫn cho họ được sống trong hy vọng. Còn với thủ môn kỳ cựu Zubizarreta, mọi sự đã hoàn toàn chấm dứt.
Thủ thành Zubizarreta và nỗi tuyệt vọng cùng Tây Ban Nha tại World Cup 1998 |
Ấy là hình ảnh một khung thành trống trơn, bát ngát đến hoang vu…, ở giữ khung thành ấy, một con người to lớn đổ sụp xuống, anh ngồi xổm, tay chống cằm, cái đầu hói đến tận đỉnh chỉ còn lơ thơ mấy sợi tóc, gương mặt đờ đẫn với cặp mắt vô hồn có vẻ như chỉ nhìn mà không thấy một cái gì – không thấy đối thủ, không thấy đồng đội và cả vạn con người đang hò reo hay khóc lóc trên những khán đài bát ngát cũng đã biết mất…
Người ta nói rằng, Zubizarreta đã ngồi như vậy trên mặt sân Felix Bollaert, Lens cả tiếng đồng hồ sau khi trận đấu kết thúc. Có thể chính anh cũng không biết điều đó. Anh chẳng biết anh đang ở đâu, làm gì, lại càng không biết sắp tới sẽ làm gì và ở đâu… Một người đã chết cần gì phải biết sẽ làm gì sau khi chết.
Với cuộc đời bóng đá, Zubizarreta đã chết thật rồi. Anh chết từ lúc để thua bàn thứ hai đầy ngớ ngẩn trước đội Nigeria ngay trong trận ra quân đầu tiên, khi tuổi già và sự mệt mỏi đã khiến anh phản xạ hoàn toàn vô thức trước một đường bóng mà ngay đến đứa trẻ con cũng bắt được. (Trận đấu ngày 13/6/1998, Tây Ban Nha bất ngờ để thua Nigeria 2-3)
Chính lúc ấy, con người đã 126 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, qua 4 kỳ World Cup máu lửa, chàng vệ sĩ đã hơn 10 năm xả thân canh giữa nghiêm mật kho báu vật quốc gia là cái khung thành đội tuyển Tây Ban Nha ấy, đã gửi một thông điệp về sự cáo chung của sự nghiệp bóng đá của mình tới công chúng.
Một lần sai lầm duy nhất đủ để loại Tây Ban Nha ra khỏi giải thế giới, bởi giá như không có bàn thua ấy, Tây Ban Nha hòa Nigeria, thì sự thể đã hoàn toàn khác…
Zubizarreta là biểu tượng của nỗi buồn |
Bi hài một trận đấu
Chính anh, chứ không phải ai khác, đã góp phần thúc đẩy Tây Ban Nha đến trận đấu đầy chất bi hài trước đội Bungari. Trong trận chiến điên cuồng và tuyệt vọng này, Tây Ban Nha đã chơi bóng như những con bạc khát nước. Thoạt đầu họ xông lên ào ạt vì vẫn còn bám víu vào chút hy vọng.
Nhưng cả khi tin tức từ trận Nigeria thất thủ trước Paraguay đã dội về, các chàng trai dũng sĩ đấu bò mặc dù choáng váng nhưng vẫn tiếp tục lao lên. Trước một Bungari hoàn toàn tan rã, họ còn biết làm gì hơn là lao lên sút như điên vào cái khung thành vô chủ.
Không ai hiểu họ đá để làm gì, nhưng nếu không đá càng không biết làm gì. Bởi vì trong tình thế oan nghiệt ấy, Tây Ban Nha càng thắng đậm bao nhiêu thì nỗi đau càng to lớn bấy nhiêu. Ta chợt nhớ đến câu nói đầy tâm huyết của Alfret De Musset: “Cả niềm tuyệt vọng cũng có thể đến mức say sưa…”
Người Tây Ban Nha đã nhấm nháp nỗi tuyệt vọng say sưa của mình bằng cách làm cho nó càng tuyệt vọng hơn, nghĩa là sút nhiều hơn nữa vào khung thành bỏ trống của Bungari mà giờ đây đã trở thành cái túi lưới khổng lồ đựng đầy cơn lôi đình của họ (Tây Ban Nha hạ Bungari chung cuộc 6-1).
Zubizarreta không nhìn thấy điều đó. Vào phút ấy, có lẽ anh chỉ còn nhìn thấy cả quãng đời quá khứ oanh liệt của mình đang diễu qua trước mắt, từng kỷ niệm một lặng lẽ rủ nhau lướt qua lần cuối để rồi mất hút về phía chân trời mãi mãi.
Và, trong cái giờ đồng hồ dài bằng cả cuộc đời ấy, Zubizarreta đã đắc đạo. Anh bình thản chấp nhận cái chết: Ngay trong cuộc họp báo sau đó, anh tuyên bố giã từ sân cỏ. Những lời từ biệt không giống với bài điếu văn anh tự đọc cho mình bởi vẻ giản dị, hoàn toàn không khoa trương, chỉ có chút hóm hỉnh và cay đắng vừa đủ.
World Cup là một cuộc quyết chiến tàn khốc và dài dặc. Những chiến binh sống sót, tả tơi và rách nát, đang cố lê tới đích, để lại sau lưng ngổn ngang những xác chết. Có những xác chết như cây cỏ sau trận cháy rừng, xuân sau sẽ mọc lại. Nhưng Zubizarreta thì không!
Nhà thơ Anh Ngọc
Bình luận