Mới nhất
Xem nhiều
Bình luận nhiều
Hotline: 0855 911 911
RSS
Liên hệ quảng cáo:
024 36321592
Bình luận
Facebook
Twitter
Zalo
Zalo
Kỳ thú lễ hội xuống đồng nơi sơn cùng thủy tận xứ Tuyên
Phóng sự - Khám phá
Chủ Nhật, 01/03/2015 01:01:00 +07:00
Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Hôm nay, ngày 3/1/2015, tại thôn Bản Kè B (xã Lăng Can, Lâm Bình), vùng đất xa xôi tận cùng của tỉnh Tuyên Quang diễn ra lễ hội Lồng Tông của người Tày.
Lễ hội Lồng Tông còn gọi là Hội xuống đồng. Đây là ngày hội không chỉ của người Tày, mà còn là sự quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như Nùng, Dao, Sán Chỉ…
Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Lễ hội được tổ chức ở thung lũng bằng phẳng, nơi có những mảnh ruộng tốt nhất, to nhất.
Ban thờ cùng cây nêu cao chót vót được dựng lên giữa sân, là nơi diễn ra lễ cầu mưa thuận gió hòa trong năm mới.
Người dân trong bản chuẩn bị khá nhiều mâm lễ. Các mâm lễ hàm ý phô bày khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng những món ăn truyền thống.
Lễ vật dâng lên thần linh gồm có bánh chưng, bánh giầy, chè lam, gà, xôi, cá nướng… Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.
Lễ khấn mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện bởi các thầy tào. Họ là những thầy cúng, thầy mo có uy tín trong các bản.
Các thầy tào sẽ dâng lễ vật, dâng hương lên ban thờ bày ở cánh đồng, rồi mời tổ tiên, thần linh về chứng kiến, thụ hưởng.
Khi thắp hương, thầy cúng sẽ làm các nghi thức cầu cúng tạ lễ thần Nông, Thiên Địa, Sơn Thần, Thủy Thần và Thành hoàng làng, những vị thần được cho là có tác động đến hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân cộng đồng.
Thầy mo cầm nậm nước làm bằng vỏ bầu khô, được hứng ở đầu nguồn, do các sơn nữ đẹp nhất của bản mang đến. Thầy mo ngửa mặt lên trời khấn rồi vẩy nước bốn phương, tượng trưng cho nước thiêng từ trời rơi xuống, tưới tắm cho đồng ruộng.
Các thầy mo vừa khấn vái, vừa nhảy múa vòng quanh ban thờ, khua chiêng gõ trống theo nhịp điệu.
Năm 2013, Lễ hội Lồng Tông của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong khi các thầy mo đang làm lễ cúng, thì ông Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lâm Bình thực hiện nghi thức cày ruộng.
Các chàng trai sẽ dùng cây gậy dùi lỗ, để các cô gái Tày xinh đẹp gieo hạt.
Tại khoảnh đất rộng, các chàng trai, cô gái người Tày, Dao, Pu Péo khắp huyện Lâm Bình thể hiện những điệu múa mang đậm bản sắc dân tộc.
Phần thú vị nhất lễ hội là ném còn. Nam thanh nữ tú sẽ ném những chiếc còn xinh xắn nhiều màu sắc lên trời, hướng đến hồng tầm trên ngọn cây nêu. Mảnh giấy mỏng vẽ hình Âm – Dương, cái gốc của vũ trụ và sinh tồn.
Ai cũng mong chiếc còn của mình xuyên thủng mảnh giấy trên ngọn cây nêu để gặp nhiều may mắn trong năm mới. Khi chiếc còn xuyên thủng hồng tâm, thì lễ hội Lồng Tông mới thực sự thành công.
Bình luận
Bình luận