Vào mùa khô, việc săn sơn dương núi bắt đầu nhộn nhịp và trở nên náo nhiệt.
Kỳ 1: Về Tràng Trên nghe chuyện săn sơn dương
Những năm đó, sơn sương (hay còn gọi là nai đá, dê núi) nhiều lắm, nó kêu o e suốt ngày trên rừng. Vào mùa khô, việc săn sơn dương núi bắt đầu nhộn nhịp và trở nên náo nhiệt. Không phải một người mà hàng chục người trong bản cùng kết hợp đi săn sơn dương.
Có những lần mải đuổi theo sơn dương chạy vào trong hang núi, khi người chui vào hang để bắt thì thấy con sơn dương đang bị con trăn khổng lồ quấn chặt, khiến những nguời đi săn sợ mất mật, vứt cả giáo mác mà chạy… Có những lần, sơn dương bị hổ ham mồi đuổi ra tận cánh đồng, dân làng đánh trống khua chiêng để xua đuổi và cướp sơn dương từ miệng hổ…
Việc săn sơn dương chủ yếu diễn ra vào các buổi chiều, khi mặt trời ngang tầm núi. Lúc đó, sơn dương khát nước, lần mò ra các chuôm (cách gọi các ao nước tù, ao nước nhỏ của đồng bào phía đông bắc) ở đồng để uống nước. Mọi người chờ cho chúng ra gần giữa đồng rồi quây bốn phía, lùa chúng xuống ruộng lầy hoặc nhảy xuống ao để bắt. Có khi là đuổi chúng trên những vách đá cheo leo…
Kỳ thú chuyện săn sơn dương
Trong một chuyến công tác lên vùng cao, tôi tình cờ được nghe câu chuyện kỳ thú về những cuộc săn sơn dương ở bản Tràng Trên, xã Thanh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn khi ngồi với ông chủ trang trại dê Hoàng Văn Niệm (SN 1955, dân tộc Dao, trú tại bản Tràng Trên, xã Thanh Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Trong câu chuyện về loài dê, ông Niệm nhớ lại: “Ngày trước, người dân ở đây chỉ biết đến thịt dê núi (sơn dương), chứ đâu có nghề nuôi dê trên vách đá như thế này…”.
Trong hồi tưởng về một thời đã qua, ông Niệm nhớ lại những ngày mà loài sơn dương còn đầy rẫy trên núi đá cheo leo. Và những câu chuyện về chúng dường như bất tận bên chén rượu trong buổi chiều thu lạnh chẳng khác mùa đông ở nơi núi đá trùng điệp này.
Theo ông Niệm nhớ lại thì, “sơn dương ngày đó nhiều lắm, việc săn chúng cũng trở thành mùa như thu hoạch bây giờ. Nhưng chuyện săn sơn dương không còn từ rất lâu rồi, chỉ những người lớn tuổi mới biết được. Những thập kỷ 70 thế kỷ trước, việc săn bắn còn thịnh hành, chưa bị cấm như bây giờ”.
Nhấp chén rượu ngô để xua cái lạnh của trời thu về chiều muộn, khí hậu nơi núi đá này chẳng khác gì mùa đông thực sự, ông Niệm tiếp tục câu chuyện: “Ở đây toàn núi đá nên sơn dương sống nhiều lắm. Sơn dương là loài thú tinh khôn có bước chân nhẹ như gió, đặc biệt khả năng chạy nhảy rất tuyệt vời, chúng có thể nhảy từ núi đá này sang núi đá kia với khoảng cách vài chục mét. Chúng thường tập trung đi thành từng bầy 4-5 con”.
Theo ông Niệm, người dân ở đây quen gọi sơn dương là con tu kết. Cách đây khoảng 40 năm về trước, ở vùng Thanh Sơn, trên dãy núi đá Cai Kinh dựng đứng này, sơn dương sinh sống nhan nhản. Địa hình ở đây chủ yếu là núi đá và rừng rậm nên rất thích hợp với loài sơn dương này.
“Chúng nhiều lắm, có khi đi vào rừng vô tình cũng bắt gặp được chúng hoặc nhìn thấy những con dê núi nhởn nhơ ăn cỏ trên đỉnh các sườn núi đá hiểm trở. Vào các buổi chiều, đứng nhìn chúng nhảy từ núi đá này sang núi đá kia là chuyện thường tình. Đến mùa sinh đẻ của chúng, những bản ở đây nghe tiếng sơn dương kêu o oe gọi nhau suốt ngày” - lời ông Niệm.
Ông Niệm cho biết, những năm đó vì nhiều sơn dương, nên ở đây việc săn, bẫy sơn dương khá nhộn nhịp. Bình thường, vào các mùa mưa, việc săn chủ yếu do các thợ săn lão luyện thực hiện. Có nhiều cách để săn như dùng cung nỏ, súng kíp. Trong bản còn rất nhiều tay súng săn cự phách như cụ Bàn Văn Túy, cụ Phùng Văn Bùi. Các cụ đều là những thợ săn nổi tiếng một thời, giờ người đã khuất, người tuổi đã cao.
Có cách khác là làm bẫy rồi đặt mồi nhử chúng vào để bắt sống. Việc làm bẫy cũng cũng khá công phu, có hai cách làm bẫy sơn dương. Một là đào một cái hố thật sâu rộng, bên dưới cắm cọc nhọn, bên trên hố phủ loại lá mà sơn dương thích ăn, có rắc muối.
Loại sơn dương này rất thích ăn muối và chúng đặc biệt có khứu giác rất nhạy với muối, dù ở xa hàng vài kilomet nhưng chúng vẫn có thể ngửi thấy mùi muối và mò đến. Khi đến ăn muối, nếu dẫm chân vào chỗ hố sâu được phủ lá bên trên những con sơn dương này sẽ ngã xuống hố và bị cọc nhọn đâm vào người. Tuy nhiên, loại bẫy này chỉ bắt được những con sơn dương ham ăn và còn non. Còn những con sơn dương trưởng thành rất tinh khôn và khả năng nhảy của chúng thì tuyệt vời nên rất khó mắc bẫy.
Loại bẫy thứ hai được tạo bằng các loại dây, làm như cái thòng lọng chó. Dây làm bẫy phải dẻo và dai, nếu là màu trắng thì càng tốt để chúng khó phát hiện. Loại bẫy này phải đặt ở những đoạn đường mà sơn dương hay đi lại. Bẫy được căng một cách khéo léo và kín đáo sao cho sơn dương không phát hiện được. Khi sơn dương vô tình dẫm vào thòng lọng sẽ thắt chặt vào chân, càng giẫy thì càng khó thoát. Khi đó, người đặt bẫy chỉ việc đến tìm cách bắt về mà thôi.
Mùa săn sơn dương
Nhưng theo ông Niệm, mùa săn sơn dương núi thực sự là vào mùa khô. Vì vào mùa mưa thì thức ăn trong rừng và nước uống rất nhiều nên loài sơn dương ít khi ra bên ngoài. Đến mùa khô, do nguồn thức ăn hiếm hơn, nước uống ở các suối trong rừng, nước ở các khe đá cũng cạn, khát nước nên chúng thường mon men ra hẳn những vũng, những chuôm để tìm nước uống. Vì vậy, việc săn dê lúc này mới thực sự trở nên nhộn nhịp hơn và để săn chúng có khi phải huy động gần hết người trong bản.
Những năm đó, súng săn đã bị cấm, còn rất ít, nên người dân chỉ có thể cầm giáo mác để săn sơn dương. Để săn sơn dương theo cách này, những ao gần bìa rừng phải tát cạn nước, chỉ để những ao giữa cánh đồng. Vào những buổi chiều, hàng chục người khỏe mạnh trong bản, nhanh nhẹn rủ nhau phục kích gần các ao có nước ở trên cánh đồng.
Khi thấy sơn dương xuống uống nước, chờ chúng đi ra giữa cánh đồng thì lập tức quây bốn phía. Vì loài này chạy nhảy cực giỏi nên không bao giờ áp sát được chúng. Nếu muốn săn chỉ có một cách là dồn chúng chạy vào những ruộng lầy, lún, sụt hoặc những vũng có bùn. Khi đã chạy vào đây rồi, chúng chỉ có nước vẫy vùng, vì sơn dương quen chạy nhảy trên chỗ đất cứng và núi đá nên khi đã sa lầy thì không chạy nổi, hoặc chạy chậm và khó thoát. Việc còn lại của mọi người là xúm vào đâm, hoặc bắt sống được thì càng tốt, trói và mang về làm thịt chia đều cho cả bản.
Còn một cách nữa là khi nhìn thấy chúng ở những hẻm đá thì chia nhỏ lực lượng quây chúng. Loài này rất nhút nhát nên thấy người ở đâu là chúng bỏ chạy ngay. Cứ thế dồn chúng vào những hẻm đá, hang đá rồi lấy giáo mác đâm là có thể bắt được. Cần dồn chúng vào chỗ vách đá núi chọn sẵn trong khi nhiều người đứng quây để chúng không còn đường chạy nhảy là được.
Tuy nhiên, việc săn sơn dương ở trên núi đá cũng rất nguy hiểm vì các tai nạn có thể xảy ra. Theo ông Niệm, đã có người ngã gãy tay chân vì đi săn sơn dương. Có những người không may bị sơn dương húc khi chúng hoảng loạn vì bị dồn vào đường cùng. Săn loài này đặc biệt phải tránh đứng đằng phía chân sau của chúng, vì chúng đá hậu rất giỏi, từng có người bị thương do chúng đá hậu.
Những cuộc đi săn diễn ra vào buổi chiều, vì sơn dương thường bị khát vào lúc đó, còn buổi sáng chúng thường liếm nước sương đọng ở trên lá cây. Tuy nhiên, không phải lúc nào sơn dương cũng ra uống nước, bởi theo những người có kinh nghiệm, vào những ngày khô hanh, có nắng, sơn dương khát nước mới chịu mò ra.
Theo ông Niệm, những buổi chiều săn sơn dương thường gây náo động cả bản, khắp cánh đồng gần bìa rừng đầy tiếng la ó, hò hét như ngày hội. Nhưng không phải cuộc săn nào cũng bắt được sơn dương. Có những con sơn dương chạy giỏi, luồn lách, cả bản quây mệt cũng không bắt được, có khi thấm mệt mà tay không.
Và đôi lúc, còn có những chuyện hy hữu xảy ra khi đi săn sơn dương mà có lẽ suốt đời những người thợ săn cũng không bao giờ gặp lại. Đó là những cuộc săn chạm mặt với trăn đá khổng lồ, hổ…
Còn tiếp...
Nguồn: Nguyễn Huệ (Lao Động)
Kỳ 1: Về Tràng Trên nghe chuyện săn sơn dương
Những năm đó, sơn sương (hay còn gọi là nai đá, dê núi) nhiều lắm, nó kêu o e suốt ngày trên rừng. Vào mùa khô, việc săn sơn dương núi bắt đầu nhộn nhịp và trở nên náo nhiệt. Không phải một người mà hàng chục người trong bản cùng kết hợp đi săn sơn dương.
Có những lần mải đuổi theo sơn dương chạy vào trong hang núi, khi người chui vào hang để bắt thì thấy con sơn dương đang bị con trăn khổng lồ quấn chặt, khiến những nguời đi săn sợ mất mật, vứt cả giáo mác mà chạy… Có những lần, sơn dương bị hổ ham mồi đuổi ra tận cánh đồng, dân làng đánh trống khua chiêng để xua đuổi và cướp sơn dương từ miệng hổ…
Việc săn sơn dương chủ yếu diễn ra vào các buổi chiều, khi mặt trời ngang tầm núi. Lúc đó, sơn dương khát nước, lần mò ra các chuôm (cách gọi các ao nước tù, ao nước nhỏ của đồng bào phía đông bắc) ở đồng để uống nước. Mọi người chờ cho chúng ra gần giữa đồng rồi quây bốn phía, lùa chúng xuống ruộng lầy hoặc nhảy xuống ao để bắt. Có khi là đuổi chúng trên những vách đá cheo leo…
Kỳ thú chuyện săn sơn dương
Trong một chuyến công tác lên vùng cao, tôi tình cờ được nghe câu chuyện kỳ thú về những cuộc săn sơn dương ở bản Tràng Trên, xã Thanh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn khi ngồi với ông chủ trang trại dê Hoàng Văn Niệm (SN 1955, dân tộc Dao, trú tại bản Tràng Trên, xã Thanh Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Trong câu chuyện về loài dê, ông Niệm nhớ lại: “Ngày trước, người dân ở đây chỉ biết đến thịt dê núi (sơn dương), chứ đâu có nghề nuôi dê trên vách đá như thế này…”.
Trong hồi tưởng về một thời đã qua, ông Niệm nhớ lại những ngày mà loài sơn dương còn đầy rẫy trên núi đá cheo leo. Và những câu chuyện về chúng dường như bất tận bên chén rượu trong buổi chiều thu lạnh chẳng khác mùa đông ở nơi núi đá trùng điệp này.
Ông Niệm với đàn dê trên núi. |
Theo ông Niệm nhớ lại thì, “sơn dương ngày đó nhiều lắm, việc săn chúng cũng trở thành mùa như thu hoạch bây giờ. Nhưng chuyện săn sơn dương không còn từ rất lâu rồi, chỉ những người lớn tuổi mới biết được. Những thập kỷ 70 thế kỷ trước, việc săn bắn còn thịnh hành, chưa bị cấm như bây giờ”.
Nhấp chén rượu ngô để xua cái lạnh của trời thu về chiều muộn, khí hậu nơi núi đá này chẳng khác gì mùa đông thực sự, ông Niệm tiếp tục câu chuyện: “Ở đây toàn núi đá nên sơn dương sống nhiều lắm. Sơn dương là loài thú tinh khôn có bước chân nhẹ như gió, đặc biệt khả năng chạy nhảy rất tuyệt vời, chúng có thể nhảy từ núi đá này sang núi đá kia với khoảng cách vài chục mét. Chúng thường tập trung đi thành từng bầy 4-5 con”.
Theo ông Niệm, người dân ở đây quen gọi sơn dương là con tu kết. Cách đây khoảng 40 năm về trước, ở vùng Thanh Sơn, trên dãy núi đá Cai Kinh dựng đứng này, sơn dương sinh sống nhan nhản. Địa hình ở đây chủ yếu là núi đá và rừng rậm nên rất thích hợp với loài sơn dương này.
“Chúng nhiều lắm, có khi đi vào rừng vô tình cũng bắt gặp được chúng hoặc nhìn thấy những con dê núi nhởn nhơ ăn cỏ trên đỉnh các sườn núi đá hiểm trở. Vào các buổi chiều, đứng nhìn chúng nhảy từ núi đá này sang núi đá kia là chuyện thường tình. Đến mùa sinh đẻ của chúng, những bản ở đây nghe tiếng sơn dương kêu o oe gọi nhau suốt ngày” - lời ông Niệm.
Ông Niệm cho biết, những năm đó vì nhiều sơn dương, nên ở đây việc săn, bẫy sơn dương khá nhộn nhịp. Bình thường, vào các mùa mưa, việc săn chủ yếu do các thợ săn lão luyện thực hiện. Có nhiều cách để săn như dùng cung nỏ, súng kíp. Trong bản còn rất nhiều tay súng săn cự phách như cụ Bàn Văn Túy, cụ Phùng Văn Bùi. Các cụ đều là những thợ săn nổi tiếng một thời, giờ người đã khuất, người tuổi đã cao.
Có cách khác là làm bẫy rồi đặt mồi nhử chúng vào để bắt sống. Việc làm bẫy cũng cũng khá công phu, có hai cách làm bẫy sơn dương. Một là đào một cái hố thật sâu rộng, bên dưới cắm cọc nhọn, bên trên hố phủ loại lá mà sơn dương thích ăn, có rắc muối.
Loại sơn dương này rất thích ăn muối và chúng đặc biệt có khứu giác rất nhạy với muối, dù ở xa hàng vài kilomet nhưng chúng vẫn có thể ngửi thấy mùi muối và mò đến. Khi đến ăn muối, nếu dẫm chân vào chỗ hố sâu được phủ lá bên trên những con sơn dương này sẽ ngã xuống hố và bị cọc nhọn đâm vào người. Tuy nhiên, loại bẫy này chỉ bắt được những con sơn dương ham ăn và còn non. Còn những con sơn dương trưởng thành rất tinh khôn và khả năng nhảy của chúng thì tuyệt vời nên rất khó mắc bẫy.
Loại bẫy thứ hai được tạo bằng các loại dây, làm như cái thòng lọng chó. Dây làm bẫy phải dẻo và dai, nếu là màu trắng thì càng tốt để chúng khó phát hiện. Loại bẫy này phải đặt ở những đoạn đường mà sơn dương hay đi lại. Bẫy được căng một cách khéo léo và kín đáo sao cho sơn dương không phát hiện được. Khi sơn dương vô tình dẫm vào thòng lọng sẽ thắt chặt vào chân, càng giẫy thì càng khó thoát. Khi đó, người đặt bẫy chỉ việc đến tìm cách bắt về mà thôi.
Mùa săn sơn dương
Nhưng theo ông Niệm, mùa săn sơn dương núi thực sự là vào mùa khô. Vì vào mùa mưa thì thức ăn trong rừng và nước uống rất nhiều nên loài sơn dương ít khi ra bên ngoài. Đến mùa khô, do nguồn thức ăn hiếm hơn, nước uống ở các suối trong rừng, nước ở các khe đá cũng cạn, khát nước nên chúng thường mon men ra hẳn những vũng, những chuôm để tìm nước uống. Vì vậy, việc săn dê lúc này mới thực sự trở nên nhộn nhịp hơn và để săn chúng có khi phải huy động gần hết người trong bản.
Những năm đó, súng săn đã bị cấm, còn rất ít, nên người dân chỉ có thể cầm giáo mác để săn sơn dương. Để săn sơn dương theo cách này, những ao gần bìa rừng phải tát cạn nước, chỉ để những ao giữa cánh đồng. Vào những buổi chiều, hàng chục người khỏe mạnh trong bản, nhanh nhẹn rủ nhau phục kích gần các ao có nước ở trên cánh đồng.
Khi thấy sơn dương xuống uống nước, chờ chúng đi ra giữa cánh đồng thì lập tức quây bốn phía. Vì loài này chạy nhảy cực giỏi nên không bao giờ áp sát được chúng. Nếu muốn săn chỉ có một cách là dồn chúng chạy vào những ruộng lầy, lún, sụt hoặc những vũng có bùn. Khi đã chạy vào đây rồi, chúng chỉ có nước vẫy vùng, vì sơn dương quen chạy nhảy trên chỗ đất cứng và núi đá nên khi đã sa lầy thì không chạy nổi, hoặc chạy chậm và khó thoát. Việc còn lại của mọi người là xúm vào đâm, hoặc bắt sống được thì càng tốt, trói và mang về làm thịt chia đều cho cả bản.
Núi đá, cánh đồng bản Tràng Trên nơi từng diễn ra những cuộc săn sơn dương trước kia. |
Còn một cách nữa là khi nhìn thấy chúng ở những hẻm đá thì chia nhỏ lực lượng quây chúng. Loài này rất nhút nhát nên thấy người ở đâu là chúng bỏ chạy ngay. Cứ thế dồn chúng vào những hẻm đá, hang đá rồi lấy giáo mác đâm là có thể bắt được. Cần dồn chúng vào chỗ vách đá núi chọn sẵn trong khi nhiều người đứng quây để chúng không còn đường chạy nhảy là được.
Tuy nhiên, việc săn sơn dương ở trên núi đá cũng rất nguy hiểm vì các tai nạn có thể xảy ra. Theo ông Niệm, đã có người ngã gãy tay chân vì đi săn sơn dương. Có những người không may bị sơn dương húc khi chúng hoảng loạn vì bị dồn vào đường cùng. Săn loài này đặc biệt phải tránh đứng đằng phía chân sau của chúng, vì chúng đá hậu rất giỏi, từng có người bị thương do chúng đá hậu.
Những cuộc đi săn diễn ra vào buổi chiều, vì sơn dương thường bị khát vào lúc đó, còn buổi sáng chúng thường liếm nước sương đọng ở trên lá cây. Tuy nhiên, không phải lúc nào sơn dương cũng ra uống nước, bởi theo những người có kinh nghiệm, vào những ngày khô hanh, có nắng, sơn dương khát nước mới chịu mò ra.
Theo ông Niệm, những buổi chiều săn sơn dương thường gây náo động cả bản, khắp cánh đồng gần bìa rừng đầy tiếng la ó, hò hét như ngày hội. Nhưng không phải cuộc săn nào cũng bắt được sơn dương. Có những con sơn dương chạy giỏi, luồn lách, cả bản quây mệt cũng không bắt được, có khi thấm mệt mà tay không.
Và đôi lúc, còn có những chuyện hy hữu xảy ra khi đi săn sơn dương mà có lẽ suốt đời những người thợ săn cũng không bao giờ gặp lại. Đó là những cuộc săn chạm mặt với trăn đá khổng lồ, hổ…
Còn tiếp...
Nguồn: Nguyễn Huệ (Lao Động)
Bình luận