(VTC News) - Không có những viên cai ngục với những khẩu súng, dùi cui lăm lăm trên tay vì chẳng có phạm nhân nào muốn vượt ngục.
Bao trùm khắp nhà tù là nồng nặc mùi thuốc men, mùi da thịt của người già, tiếng nạng gỗ, tiếng thì thào ngắt quãng của những phạm nhân già nua đã sức cùng, lực kiệt.
Được xây dựng năm 1981, nhà tù Hamilton ban đầu chỉ chứa khoảng 250 tội phạm già. Đến năm 2000 con số này đã tăng lên 125.000 người.
Chính quyền dồn đến đây những phạm nhân già yếu, bệnh tật từ các nhà tù trên khắp cả nước nhằm tránh cho họ khỏi bị chèn ép bởi những phạm nhân khỏe mạnh.
Có cả trăm phạm nhân tại đây mắc các bệnh trọng và đang ngắc ngoải từng ngày. Cuộc sống của họ được duy trì nhờ thuốc men.
Cán bộ đông nhất trong nhà tù này là bác sỹ và y tá, thay phiên nhau túc trực, chăm sóc các phạm nhân. Cả trăm ngàn phạm nhân, nhưng chỉ cần đến 5 giám thị và 1 cai tù chịu trách nhiệm trông coi tại nhà tù này.
Một nhà tù khổng lồ mà nhìn qua người ta dễ nhầm tưởng là một viện dưỡng lão vì nơi này ngổn ngang khắp các phòng là những bình dưỡng khí, xe lăn, giường khênh và các dụng cụ y tế.
Một người dân địa phương làm thuê cho nhà tù Hamilton nói vui: “Để biết đã đến giờ ăn, người ta chỉ cần lắng nghe tiếng lách cách của những bộ răng giả va vào thành cốc”.
Hamilton là nơi tượng trưng cho sự nghiêm minh của luật pháp, có tội phải đền tội, cho dù đã gần đất xa trời. Tù nhân vẫn bị giam hãm cho dù mắt đã mù, tứ chi bại liệt.
Một nửa số phạm nhân tại nhà tù này là tứ cố vô thân và dĩ nhiên xác của những phạm nhân này sẽ được chôn tại nghĩa địa của nhà tù.
Cứ vài hôm người ta lại nghe thấy tiếng còi inh ỏi vang lên từ xe chở xác ngoài cổng chính. Đó là đội xử lý những xác chết của phạm nhân già nơi đây.
Ông Boyett, một trong những giám thị tại nhà tù Hamilton chia sẻ: “Nếu có đủ thẩm quyền, tôi sẽ trả tự do cho những phạm nhân nơi đây, vì họ đã quá già yếu và không có khả năng tái phạm.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, tỉ lệ tái phạm của những phạm nhân trên 60 tuổi chỉ chiếm 1% khi tại ngoại. Nhưng luật pháp vẫn là luật pháp và tôi là một người thực thi nhiệm vụ đó nên tôi phải tôn trọng”.
Số phạm nhân ngày một nhiều khủng khiếp tại nhà tù này, vì thế chính phủ Mỹ đã áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt, khắt khe hơn với nhà tù này.
Người ta cắt giảm tất cả các chế độ thường ngày mà trước đây phạm nhân được hưởng như đọc báo, xem tivi, tập thể dục… Vì thế, những phạm nhân già khi vào đây đã nhanh chóng suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần.
Donald, một phạm nhân già 77 tuổi, người đã có nửa cuộc đời sống trong nhà tù cay đắng nói: “Chúng tôi có tội và luật pháp buộc chúng tôi phải chết lạnh lẽo trong 4 bức tường này”.
Người đứng đầu nhà tù này chia sẻ “Người ta trách móc, lên án chúng tôi, tại sao vẫn cứ giam giữ những người già. Nhưng họ đâu biết rằng những kẻ đó đã phạm tội đúng lúc tuổi già, vì thế làm sao có thể phóng thích chúng được. Thật bất công cho chúng tôi.
Dù sao tại đây họ vẫn còn được chúng tôi chăm sóc chu đáo và họ cũng đã tương trợ lẫn nhau”.
Nhà tù Hamilton thực sự là viễn cảnh ảm đạm cho những kẻ giết người, trọng tội.
Nhà tù Hamilton (Mỹ), có lẽ là nhà tù kỳ lạ nhất thế giới. Đó là nhà tù không có hàng rào thép gai, không có những lớp cổng sắt lạnh người, không có những viên cai ngục với những khẩu súng, dùi cui lăm lăm trên tay vì chẳng có phạm nhân nào dám, hoặc muốn vượt ngục.
Đã từng có trường hợp phạm nhân vượt ngục, nhưng rồi lại phải xin được trở lại tù, vì ở ngoài chẳng có ai chăm sóc. Có phạm nhân mắt kém vượt ngục, nhưng đói ăn, không tìm được đường, lại phải nhờ người liên lạc để cán bộ nhà tù đưa về phòng giam.
Nhà tù Hamilton chẳng khác gì một trại dưỡng lão, mà phạm nhân là những kẻ đang hấp hối chờ ngày xuống địa ngục.
Nhà tù Hamilton |
Được xây dựng năm 1981, nhà tù Hamilton ban đầu chỉ chứa khoảng 250 tội phạm già. Đến năm 2000 con số này đã tăng lên 125.000 người.
Chính quyền dồn đến đây những phạm nhân già yếu, bệnh tật từ các nhà tù trên khắp cả nước nhằm tránh cho họ khỏi bị chèn ép bởi những phạm nhân khỏe mạnh.
Có cả trăm phạm nhân tại đây mắc các bệnh trọng và đang ngắc ngoải từng ngày. Cuộc sống của họ được duy trì nhờ thuốc men.
Cán bộ đông nhất trong nhà tù này là bác sỹ và y tá, thay phiên nhau túc trực, chăm sóc các phạm nhân. Cả trăm ngàn phạm nhân, nhưng chỉ cần đến 5 giám thị và 1 cai tù chịu trách nhiệm trông coi tại nhà tù này.
Một nhà tù khổng lồ mà nhìn qua người ta dễ nhầm tưởng là một viện dưỡng lão vì nơi này ngổn ngang khắp các phòng là những bình dưỡng khí, xe lăn, giường khênh và các dụng cụ y tế.
Một người dân địa phương làm thuê cho nhà tù Hamilton nói vui: “Để biết đã đến giờ ăn, người ta chỉ cần lắng nghe tiếng lách cách của những bộ răng giả va vào thành cốc”.
Hamilton là nơi tượng trưng cho sự nghiêm minh của luật pháp, có tội phải đền tội, cho dù đã gần đất xa trời. Tù nhân vẫn bị giam hãm cho dù mắt đã mù, tứ chi bại liệt.
Chăm sóc phạm nhân già tại Hamilton |
Cứ vài hôm người ta lại nghe thấy tiếng còi inh ỏi vang lên từ xe chở xác ngoài cổng chính. Đó là đội xử lý những xác chết của phạm nhân già nơi đây.
Ông Boyett, một trong những giám thị tại nhà tù Hamilton chia sẻ: “Nếu có đủ thẩm quyền, tôi sẽ trả tự do cho những phạm nhân nơi đây, vì họ đã quá già yếu và không có khả năng tái phạm.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, tỉ lệ tái phạm của những phạm nhân trên 60 tuổi chỉ chiếm 1% khi tại ngoại. Nhưng luật pháp vẫn là luật pháp và tôi là một người thực thi nhiệm vụ đó nên tôi phải tôn trọng”.
Số phạm nhân ngày một nhiều khủng khiếp tại nhà tù này, vì thế chính phủ Mỹ đã áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt, khắt khe hơn với nhà tù này.
Người ta cắt giảm tất cả các chế độ thường ngày mà trước đây phạm nhân được hưởng như đọc báo, xem tivi, tập thể dục… Vì thế, những phạm nhân già khi vào đây đã nhanh chóng suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần.
Donald, một phạm nhân già 77 tuổi, người đã có nửa cuộc đời sống trong nhà tù cay đắng nói: “Chúng tôi có tội và luật pháp buộc chúng tôi phải chết lạnh lẽo trong 4 bức tường này”.
Người đứng đầu nhà tù này chia sẻ “Người ta trách móc, lên án chúng tôi, tại sao vẫn cứ giam giữ những người già. Nhưng họ đâu biết rằng những kẻ đó đã phạm tội đúng lúc tuổi già, vì thế làm sao có thể phóng thích chúng được. Thật bất công cho chúng tôi.
Dù sao tại đây họ vẫn còn được chúng tôi chăm sóc chu đáo và họ cũng đã tương trợ lẫn nhau”.
Nhà tù Hamilton thực sự là viễn cảnh ảm đạm cho những kẻ giết người, trọng tội.
Song Vũ
Bình luận