Hình ảnh mà ông Đặng Quốc Ái miêu tả nằm tại Khe Đá Bàng Con, thuộc địa phận xã Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình).
Theo ông Ái và nhiều người khác, khi phát hiện hình ảnh trên đều cho rằng, khối đá này đã được tạo hóa hình thành từ hàng trăm năm, nước suối đã bào mòn và để lại một khối tổng thể mà khi ai nhìn vào cũng có thể thấy được đó là bản đồ Việt Nam.
Bản đồ Việt Nam trên đá. |
Ông Ái giải thích: Những hình ảnh này đều nằm lồi lên trên mặt một tảng đá lớn giữa suối, gồm các phẩn nỗi hình chữ S tượng trưng bản đồ Việt Nam, hai khối nhỏ nằm phía đông dình chữ S tượng trưng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam, tiến xa hơn về phía đông là một vài khối đã nỗi lên tượng trưng cho các nước trong khu vực biển Đông. Nằm về phía tây hình chữ S là hai khối lớn tượng trưng cho Lào và Thái Lan...
Sau khi phát hiện hình ảnh kỳ thú trên, ông Ái đã đưa nhiều người đến đây xem và mọi người đều cho rằng đây là một hình tượng rất giống với hình ảnh bản đồ Việt Nam.
Được biết, cách đây vài tháng, trong một chuyến đi đánh bắt cá ở suối, vào một buổi trưa nóng bức, ông Ái đã nằm nghĩ trên tảng đá và phát hiện ra điều lỳ thú này. Lúc đầu, tảng đá bị lớp là cây bao phủ, thấy vậy ông Ái đã dọn dẹp sạch sẽ và hình ảnh bản đồ Việt Nam càng hiện hữu rõ ràng hơn trước mắt ông.
Ông Ái cho biết, có thể những hình ảnh này là ông và những người tới xem tự hiểu là bản đồ Việt Nam, tuy chưa khẳng định điều này là chính xác nhưng với người dân, hình ảnh này là tạo hóa tự nhiên đã tạo nên. "Chúng tôi coi đó là bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", ông nói.
Sau khi phát hiện hình ảnh kỳ thú trên, ông Ái đã đưa nhiều người đến đây xem và mọi người đều cho rằng đây là một hình tượng rất giống với hình ảnh bản đồ Việt Nam.
Được biết, cách đây vài tháng, trong một chuyến đi đánh bắt cá ở suối, vào một buổi trưa nóng bức, ông Ái đã nằm nghĩ trên tảng đá và phát hiện ra điều lỳ thú này. Lúc đầu, tảng đá bị lớp là cây bao phủ, thấy vậy ông Ái đã dọn dẹp sạch sẽ và hình ảnh bản đồ Việt Nam càng hiện hữu rõ ràng hơn trước mắt ông.
Ông Ái cho biết, có thể những hình ảnh này là ông và những người tới xem tự hiểu là bản đồ Việt Nam, tuy chưa khẳng định điều này là chính xác nhưng với người dân, hình ảnh này là tạo hóa tự nhiên đã tạo nên. "Chúng tôi coi đó là bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", ông nói.
Hiện tại, cứ vài ngày ông Ái lại vào khu vực khe suối để quét lá cây khô và dọn vệ sinh trong khu vực này. Ông muốn khi mọi người vào thăm qua và xem những hình ảnh này thật đẹp và trang trọng.
» Clip: Hơn 300 học sinh Amsterdam xếp hình bản đồ Việt Nam
» 1.000 học sinh mặc áo cờ đỏ xếp bản đồ Việt Nam
» Học sinh xếp bản đồ Việt Nam, quyên góp vì biển đảo
Theo VietnamPlus
Bình luận