(VTC News) - Chẳng mấy khi nghe thấy tiếng nói của con người trong ngôi nhà sàn trên dãy Tây Côn Lĩnh ấy, bởi họ toàn câm và điếc.
Trò chuyện bằng tay và chân
Xã Pờ Ly Ngài (Hoàng Su Phì, Hà Giang), có 100% người Nùng, sống vắt vẻo trên lưng dãy Tây Côn Lĩnh. Núi cao, mây mù, đại ngàn hoang thẳm. Bản Tà Đản nằm trên sườn núi Đản Kháo, ngày đêm chìm trong mây mù.
Bản Tà Đản có 58 hộ với 328 nhân khẩu sống rải rác trên sườn núi Đản Kháo. Gia đình nào ở Tà Đản cũng nghèo, nhưng gia đình ông Nùng Seo Sấn là bất hạnh nhất.
Ông bà đẻ 8 người con thì có tới 7 người cứ lớn lên, khỏe mạnh như cây tống quá sủ (pơ-mu), song lại chẳng biết nói, chẳng biết nghe. Đám con lớn lên trong cảnh ngơ ngơ ngáo ngáo, lành lẽ như đàn dê, suốt ngày quanh quẩn trong ngôi nhà sàn tồi tàn nơi góc núi.
Theo lời đồn đại của người dân quanh vùng, ông Sấn từng có vợ, lại quan hệ bất chính với bà Rích. Lý do ông bà gặp tai họa là vì hai người từng dắt nhau vào rừng cấm làm kinh động đến Thần Rừng.
Người Nùng nơi đây coi rừng cấm và ngôi đền trong rừng cực kỳ linh thiêng, cấm xâm phạm. Thậm chí, một cành củi khô, một cây măng cũng không dám lấy. Không phải ngày cúng rừng thì không ai dám bén mảng tới.
Sau khi ông Sấn bỏ vợ, bà Rích bỏ chồng, đến với nhau, ông Sấn đột nhiên cấm khẩu đến giờ.
Người con đầu tiên Nùng Seo Sến, 27 tuổi, sinh ra biết khóc, biết cười. Sến lớn nhanh như cây cỏ.
Tuy nhiên, khi muốn đánh thức Sến dậy chỉ có cách véo thật mạnh vào đùi, chứ có thét vào lỗ tai cũng chả thấy cậu phản ứng gì. Từ lúc sinh ra đến giờ, Sến vẫn câm như hến, không nói được từ nào.
Sau Sến là 6 đứa em gồm Át, Cháng, Lìu, Lừi, Lêng, Lưn, đều bị câm điếc bẩm sinh. Chỉ duy nhất cậu con út Nùng Seo Long là biết nghe, biết nói. Như vậy, ông Sấn, bà Rích sinh tổng cộng 8 người con, thì 7 người bị câm điếc.
Hơn 10 năm nay, ông Sấn sống một mình trong túp lều trên đỉnh Đản Kháo. Leo núi nửa ngày là đến túp lều của ông, nhưng ông ít về nhà lắm. Ông Sấn thả gà, chăn dê, rồi ngày ngày vái lạy Thần Rừng tha tội.
Theo lời kể của người dân, sự ăn năn của ông đã hiệu nghiệm. Cậu con út Nùng Seo Long của ông đã biết nói, biết nghe, không phải gánh tội xúc phạm Thần Rừng của cha mẹ nữa.
Ngồi với gia đình ông Sấn, tôi chẳng hỏi được mấy câu vì vợ chồng họ không biết tiếng phổ thông. Mấy người con câm thì rất xấu hổ trước người lạ. Chúng giao tiếp với nhau bằng cách vặn vẹo đầu, cổ, tay chân…
Cứ hình dung cái cảnh 9 con người câm điếc (gồm ông Sấn, 7 người con và người em trai ở cùng cũng bị câm điếc), sống cùng nhau nơi xó rừng góc núi mà thấy lòng tê tái.
Giấc mơ câm lặng
Cậu con cả Seo Sến, dù bị câm điếc, song lại là trụ cột trong gia đình. Hàng ngày, Sến lên rừng kiếm củi đem ra chợ đổi gạo nuôi cả nhà.
Bằng tuổi này, bạn bè đều đã có vợ và mấy con rồi, thế nhưng, chẳng cô nào để ý đến Sến. Sến cũng không muốn lấy vợ. Sến sợ đẻ con ra lại bị câm điếc hết thì khổ. Sến nghĩ, bố Sến, chú Sến bị câm điếc nên mới đẻ ra lũ con câm như vậy đấy!
Mấy người con của ông Sấn, bà Rích bị câm điếc, song đều chăm chỉ, khỏe mạnh, làm lụng giỏi, vậy mà vẫn nghèo nhất bản. Mỗi năm chỉ đủ ăn 6 tháng, thức ăn quanh năm là mèn mén (ngô, sắn xay), nuốt mãi mới qua cổ họng. 6 tháng còn lại nhà trống hoác, không có gì ăn được.
Từng ấy con người phải làm lụng hùng hục mới kiếm được cái cho vào mồm. Hết lên nương trồng cấy, lại lên rừng kiếm củi, vào rừng đào măng, kiếm mầm thảo quả, đặt bẫy con sóc, con don...
Điều đáng buồn là cô Lêng, cô Lìu, cô Cháng, cô Át đều đến tuổi lấy chồng, tràn trề nhựa sống, nhưng vẫn chẳng thấy có chàng trai nào ngó ngàng đến. Các cô chỉ biết ngắm nhìn những đôi tình nhân tỏ tình bên mép rừng mà nuốt nỗi buồn câm lặng.
Đêm rằm trăng to như cái mẹt lấp ló trên đỉnh Tà Đản. Không biết có phải do núi cao nên trăng gần như lời những cô giáo cắm bản hay nói vui không! Tôi và những cô gái con ông Sấn ngồi vắt vẻo trên cây sung mép nhà. Mấy cô gái chỉ trỏ, ngắm nhìn những vì sao, rồi lại cười rả rích rất bí hiểm.
Tôi hình dung mỗi ngôi sao trên bầu trời Tà Đản đều chứa đựng những giấc mơ lãng mạn, đẹp đẽ nhưng không thành lời của các em…
Niềm vui lớn nhất của đại gia đình này là thằng cu Nùng Seo Long hoàn toàn lành lặn, khỏe mạnh.
Long là cái tai, cái miệng cho cả nhà. Long lại được đi học cái chữ. Mọi người hy vọng sau này thành giáo viên, cán bộ, nó sẽ là chỗ dựa cho cả nhà.
Mong rằng, ước mơ nhỏ bé của những con người bị bỏ quên trong căn nhà tồi tàn nơi góc núi xó rừng kia sẽ thành sự thật, dù rằng nó còn xa vời lắm.
Trịnh Hảo Hà
Đại gia đình câm điếc của ông Nùng Seo Sấn |
Trò chuyện bằng tay và chân
Xã Pờ Ly Ngài (Hoàng Su Phì, Hà Giang), có 100% người Nùng, sống vắt vẻo trên lưng dãy Tây Côn Lĩnh. Núi cao, mây mù, đại ngàn hoang thẳm. Bản Tà Đản nằm trên sườn núi Đản Kháo, ngày đêm chìm trong mây mù.
Bản Tà Đản có 58 hộ với 328 nhân khẩu sống rải rác trên sườn núi Đản Kháo. Gia đình nào ở Tà Đản cũng nghèo, nhưng gia đình ông Nùng Seo Sấn là bất hạnh nhất.
Ông bà đẻ 8 người con thì có tới 7 người cứ lớn lên, khỏe mạnh như cây tống quá sủ (pơ-mu), song lại chẳng biết nói, chẳng biết nghe. Đám con lớn lên trong cảnh ngơ ngơ ngáo ngáo, lành lẽ như đàn dê, suốt ngày quanh quẩn trong ngôi nhà sàn tồi tàn nơi góc núi.
Theo lời đồn đại của người dân quanh vùng, ông Sấn từng có vợ, lại quan hệ bất chính với bà Rích. Lý do ông bà gặp tai họa là vì hai người từng dắt nhau vào rừng cấm làm kinh động đến Thần Rừng.
Người Nùng nơi đây coi rừng cấm và ngôi đền trong rừng cực kỳ linh thiêng, cấm xâm phạm. Thậm chí, một cành củi khô, một cây măng cũng không dám lấy. Không phải ngày cúng rừng thì không ai dám bén mảng tới.
Sau khi ông Sấn bỏ vợ, bà Rích bỏ chồng, đến với nhau, ông Sấn đột nhiên cấm khẩu đến giờ.
Những “bông hoa rừng” tội nghiệp |
Người con đầu tiên Nùng Seo Sến, 27 tuổi, sinh ra biết khóc, biết cười. Sến lớn nhanh như cây cỏ.
Tuy nhiên, khi muốn đánh thức Sến dậy chỉ có cách véo thật mạnh vào đùi, chứ có thét vào lỗ tai cũng chả thấy cậu phản ứng gì. Từ lúc sinh ra đến giờ, Sến vẫn câm như hến, không nói được từ nào.
Sau Sến là 6 đứa em gồm Át, Cháng, Lìu, Lừi, Lêng, Lưn, đều bị câm điếc bẩm sinh. Chỉ duy nhất cậu con út Nùng Seo Long là biết nghe, biết nói. Như vậy, ông Sấn, bà Rích sinh tổng cộng 8 người con, thì 7 người bị câm điếc.
Hơn 10 năm nay, ông Sấn sống một mình trong túp lều trên đỉnh Đản Kháo. Leo núi nửa ngày là đến túp lều của ông, nhưng ông ít về nhà lắm. Ông Sấn thả gà, chăn dê, rồi ngày ngày vái lạy Thần Rừng tha tội.
Bao nhiêu hy vọng chỉ biết trông chờ vào cậu út Nùng Seo Long này |
Theo lời kể của người dân, sự ăn năn của ông đã hiệu nghiệm. Cậu con út Nùng Seo Long của ông đã biết nói, biết nghe, không phải gánh tội xúc phạm Thần Rừng của cha mẹ nữa.
Ngồi với gia đình ông Sấn, tôi chẳng hỏi được mấy câu vì vợ chồng họ không biết tiếng phổ thông. Mấy người con câm thì rất xấu hổ trước người lạ. Chúng giao tiếp với nhau bằng cách vặn vẹo đầu, cổ, tay chân…
Cứ hình dung cái cảnh 9 con người câm điếc (gồm ông Sấn, 7 người con và người em trai ở cùng cũng bị câm điếc), sống cùng nhau nơi xó rừng góc núi mà thấy lòng tê tái.
Giấc mơ câm lặng
Cậu con cả Seo Sến, dù bị câm điếc, song lại là trụ cột trong gia đình. Hàng ngày, Sến lên rừng kiếm củi đem ra chợ đổi gạo nuôi cả nhà.
Bằng tuổi này, bạn bè đều đã có vợ và mấy con rồi, thế nhưng, chẳng cô nào để ý đến Sến. Sến cũng không muốn lấy vợ. Sến sợ đẻ con ra lại bị câm điếc hết thì khổ. Sến nghĩ, bố Sến, chú Sến bị câm điếc nên mới đẻ ra lũ con câm như vậy đấy!
Mấy người con của ông Sấn, bà Rích bị câm điếc, song đều chăm chỉ, khỏe mạnh, làm lụng giỏi, vậy mà vẫn nghèo nhất bản. Mỗi năm chỉ đủ ăn 6 tháng, thức ăn quanh năm là mèn mén (ngô, sắn xay), nuốt mãi mới qua cổ họng. 6 tháng còn lại nhà trống hoác, không có gì ăn được.
Từng ấy con người phải làm lụng hùng hục mới kiếm được cái cho vào mồm. Hết lên nương trồng cấy, lại lên rừng kiếm củi, vào rừng đào măng, kiếm mầm thảo quả, đặt bẫy con sóc, con don...
Đại gia đình câm điếc của ông Nùng Seo Sấn |
Điều đáng buồn là cô Lêng, cô Lìu, cô Cháng, cô Át đều đến tuổi lấy chồng, tràn trề nhựa sống, nhưng vẫn chẳng thấy có chàng trai nào ngó ngàng đến. Các cô chỉ biết ngắm nhìn những đôi tình nhân tỏ tình bên mép rừng mà nuốt nỗi buồn câm lặng.
Đêm rằm trăng to như cái mẹt lấp ló trên đỉnh Tà Đản. Không biết có phải do núi cao nên trăng gần như lời những cô giáo cắm bản hay nói vui không! Tôi và những cô gái con ông Sấn ngồi vắt vẻo trên cây sung mép nhà. Mấy cô gái chỉ trỏ, ngắm nhìn những vì sao, rồi lại cười rả rích rất bí hiểm.
Tôi hình dung mỗi ngôi sao trên bầu trời Tà Đản đều chứa đựng những giấc mơ lãng mạn, đẹp đẽ nhưng không thành lời của các em…
Niềm vui lớn nhất của đại gia đình này là thằng cu Nùng Seo Long hoàn toàn lành lặn, khỏe mạnh.
Long là cái tai, cái miệng cho cả nhà. Long lại được đi học cái chữ. Mọi người hy vọng sau này thành giáo viên, cán bộ, nó sẽ là chỗ dựa cho cả nhà.
Mong rằng, ước mơ nhỏ bé của những con người bị bỏ quên trong căn nhà tồi tàn nơi góc núi xó rừng kia sẽ thành sự thật, dù rằng nó còn xa vời lắm.
Trịnh Hảo Hà
Bình luận