100% hộ dân có Mẹ Việt Nam anh hùng Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi tìm về xóm Chín Chủ, thôn Đông Hồ, xã Điện Hòa (Điện Bàn, Quảng Nam).
Ông Lê Văn Nuôi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đông Hồ cho hay: Xóm có 9 hộ dân nên người ta đặt tên là Chín Chủ, trước đây thuộc xã Điện An. Xóm nằm ngay ngã ba sông, nơi hợp lưu sông La Thọ và Cổ Cò. Trong hai cuộc kháng chiến, người dân Chín Chủ đã anh dũng kiên cường đấu tranh góp phần giải phóng đất nước.
Các hộ dân xóm Chín Chủ gồm: Lê Huynh, Lê Mới, Lê Trọng Lan, Đào Lực, Trần Thị Lưỡng, Lê Rựa, Lê Tặc, Lê Tế và Trần Toán. Họ đùm bọc chở che nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ Huyện ủy Điện Bàn, Tỉnh ủy Quảng Đà, Thành ủy, An ninh quận Nhất, quận Nhì của TP Đà Nẵng, biệt động 91, tiểu đoàn R20, V25... và cán bộ, dân quân du kích các xã lân cận.
Vì vậy, bọn ác ôn, ngụy quân, ngụy quyền, lính Mỹ… đánh phá ác liệt ngày đêm, bom cày đạn xới, càn quét, bắt bớ tra tấn, tù đày, gây ra bao cảnh tang thương.
Sau ngày giải phóng, xóm Chín Chủ nằm ven sông thấp trũng nên thường xuyên bị ngập lụt, do đó các hộ dân được di dời đến nơi ở mới và sáp nhập vào thôn Đông Hồ, xã Điện Hòa, cách làng cũ chừng 300 m. Từ 9 hộ ban đầu, Chín Chủ chỉ còn 6 hộ dân sinh sống.
Ông Nguyễn Văn Hoành, nay đã bước sang 81 tuổi, con của Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Lưỡng cho hay, gia đình ông có 9 anh chị em nhưng có 4 liệt sĩ.
Bản thân ông là thương binh, lúc 13 tuổi làm liên lạc cho cán bộ nằm vùng, tiếp đến tham gia du kích rồi nhập ngũ. Sinh ra trong gia đình cách mạng, anh chị em bị hy sinh nhưng ông Hoành không lo sợ.
Theo ông Hoành, ngày đó nếu địch bắt được người dân Chín Chủ là tra tấn, bắn giết không nương tay. Người dân Chín Chủ đi trước ngã xuống thì lớp con cháu lại đứng lên, càng thêm kiên cường.
Bà con Chín Chủ đã rút ra bài học “hai chung, một riêng” để tồn tại. Đó là ăn cơm chung, đấu tranh chung nhưng ngủ riêng để tránh tổn thất nhiều khi bị địch tấn công.
“Cả vùng đất rộng lớn này bị địch thả bom cày xới trắng xóa, không có làng mạc, chỉ có 9 hộ dân sinh sống được bao bọc bởi hai con sông và những rặng tre, vườn chuối xanh ngút ngàn.
9 gia đình quây quần bên nhau và trở thành điểm tựa vững chắc cho phong trào cách mạng, là nơi che chở, nuôi giấu cán bộ, du kích, bộ đội. Là bàn đạp, đầu mối giao liên, vận chuyển vũ khí, đưa đón cán bộ, cơ sở tự vệ, biệt động ta vào hoạt động nội thành Đà Nẵng”, ông Hoành nói.
9 Mẹ Việt Nam anh hùng xóm Chín Chủ hiện chỉ mẹ Nguyễn Thị Giao còn sống. Năm nay đã bước sang tuổi 95 nhưng nhắc đến xóm Chín Chủ mẹ vẫn còn nhớ rõ. Mẹ có 10 người con, 5 trai, 5 gái, trong đó có 4 liệt sĩ, 1 thương binh.
Mẹ Giao kể, địch bắt mẹ tra tấn không biết bao nhiều lần, chúng đánh đập, nhưng mẹ không khai cán bộ ở đâu.
Có những lần, bọn chúng bắt cả làng, dùng dây cột thành đoàn người dẫn ra nhà lao Vĩnh Điện tra tấn. Người ít vài hôm, người nhiều vài tháng ở tù nhưng chẳng ai khai, rồi thả về tiếp tục nuôi cán bộ, đưa đón bộ đội, tiếp tế lương thực...
“Chín Chủ chiều dài 1,5km, rộng hơn 500m nhưng bị bao vây bởi 10 đồn địch, ngày đêm bị đánh phá ác liệt. Xóm làng bị bom cày đạn xới, người dân bị bắt bớ tù đày nhưng 9 gia đình vẫn “một tấc không đi, một ly không rời”. Ngay cả bọn trẻ 10-12 tuổi cũng tập hợp thành đội du kích vừa chăn trâu vừa đánh giặc”, mẹ Giao hồi tưởng.
Chín Chủ mưu trí
Hơn 40 năm đã trôi qua nhưng với ông Bùi Hồng Khanh, nguyên Khu đội trưởng Khu phố Hải Châu; Cánh trưởng biệt động Cánh trung quận Nhất, Đà Nẵng; Phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng nhắc về Chín Chủ không bao giờ quên được.
Ông Khanh cho biết: Xóm nằm cheo leo giữa đồng ruộng, tạo thế quan sát chung, nhất là phát hiện địch từ xa. Xóm cũng là nơi tiếp giáp ngã sông, vừa chia cắt địa hình nhưng cũng vừa ngăn địch, và cũng nhờ chia cắt đó mà ta có lợi thế để bám trụ, suốt trong những năm tháng chiến tranh.
Trong quãng thời gian sát cánh cùng người dân Chín Chủ, ông Khanh còn lưu giữ nhiều câu chuyện về sự mưu trí của bà con.
Ông Khanh nhớ lại: Một hôm, quân ngụy kéo về đánh phá phong trào, chúng đến đóng quân tại xóm Chín Chủ. Sau hai ngày lùng sục, chúng bắt bớ tra tấn đánh đập cũng không phát hiện được gì. Đến ngày thứ 3, chúng cho một bộ phận rút lui, còn bọn ác ôn và lính quận ở lại phục kích.
Lúc này, ở bên kia sông La Thọ, anh em du kích thấy địch rút thì đợi trời tối kéo vào xóm. Để cứu nguy, bà con liền lùa trâu bò ra rồi thắp đuốc đi tìm và lu loa: “Mấy ông mang súng ống lỉnh kỉnh làm trâu bò sợ, sổng chuồng chạy mất rồi, bây giờ biết đâu mà tìm”, lợi dụng thời cơ, người dân ra hiệu là trong xóm có địch.
“Chúng tôi ở bên kia sông gồm cán bộ, du kích và cán bộ thành Đà Nẵng biết có địch trong xóm nên thoát được”, ông Khanh kể.
Có một lần, ông Khanh và một đồng đội núp dưới hầm bí mật ở bụi chuối sau nhà mẹ Trần Thị Môn. 12 giờ, địch kéo vào phục kích ngay trên miệng hầm.
“Trước tình thế nguy cấp, mẹ Môn bày kế đến gặp tên thông dịch viên, bảo cần đốn cây chuối trên miệng hầm để băm cho heo ăn, nhờ nói với 3 lính Mỹ đi chỗ khác. Thế là mẹ Môn vừa đốn chuối vừa dậm lên miệng hầm báo hiệu cho chúng tôi có địch”, ông Khanh nói về sự mưu trí.
Ngày 26/4/2013, người dân thôn Đông Hồ kêu gọi các cơ quan tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và các Mạnh Thường Quân đóng góp hơn 600 triệu đồng khởi công xây dựng Khu di tích xóm Chín Chủ.
Ngày 27/7/2013, khu di tích hoàn thành để ghi nhớ công ơn hi sinh vì độc lập dân tộc của người dân Chín Chủ...
Nguồn: Đắc Thành(NNVN)
Ông Lê Văn Nuôi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đông Hồ cho hay: Xóm có 9 hộ dân nên người ta đặt tên là Chín Chủ, trước đây thuộc xã Điện An. Xóm nằm ngay ngã ba sông, nơi hợp lưu sông La Thọ và Cổ Cò. Trong hai cuộc kháng chiến, người dân Chín Chủ đã anh dũng kiên cường đấu tranh góp phần giải phóng đất nước.
Các hộ dân xóm Chín Chủ gồm: Lê Huynh, Lê Mới, Lê Trọng Lan, Đào Lực, Trần Thị Lưỡng, Lê Rựa, Lê Tặc, Lê Tế và Trần Toán. Họ đùm bọc chở che nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ Huyện ủy Điện Bàn, Tỉnh ủy Quảng Đà, Thành ủy, An ninh quận Nhất, quận Nhì của TP Đà Nẵng, biệt động 91, tiểu đoàn R20, V25... và cán bộ, dân quân du kích các xã lân cận.
Khu di tích lịch sử xóm Chín Chủ |
Vì vậy, bọn ác ôn, ngụy quân, ngụy quyền, lính Mỹ… đánh phá ác liệt ngày đêm, bom cày đạn xới, càn quét, bắt bớ tra tấn, tù đày, gây ra bao cảnh tang thương.
Sau ngày giải phóng, xóm Chín Chủ nằm ven sông thấp trũng nên thường xuyên bị ngập lụt, do đó các hộ dân được di dời đến nơi ở mới và sáp nhập vào thôn Đông Hồ, xã Điện Hòa, cách làng cũ chừng 300 m. Từ 9 hộ ban đầu, Chín Chủ chỉ còn 6 hộ dân sinh sống.
Ông Nguyễn Văn Hoành, nay đã bước sang 81 tuổi, con của Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Lưỡng cho hay, gia đình ông có 9 anh chị em nhưng có 4 liệt sĩ.
Bản thân ông là thương binh, lúc 13 tuổi làm liên lạc cho cán bộ nằm vùng, tiếp đến tham gia du kích rồi nhập ngũ. Sinh ra trong gia đình cách mạng, anh chị em bị hy sinh nhưng ông Hoành không lo sợ.
Theo ông Hoành, ngày đó nếu địch bắt được người dân Chín Chủ là tra tấn, bắn giết không nương tay. Người dân Chín Chủ đi trước ngã xuống thì lớp con cháu lại đứng lên, càng thêm kiên cường.
Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Giao |
Bà con Chín Chủ đã rút ra bài học “hai chung, một riêng” để tồn tại. Đó là ăn cơm chung, đấu tranh chung nhưng ngủ riêng để tránh tổn thất nhiều khi bị địch tấn công.
“Cả vùng đất rộng lớn này bị địch thả bom cày xới trắng xóa, không có làng mạc, chỉ có 9 hộ dân sinh sống được bao bọc bởi hai con sông và những rặng tre, vườn chuối xanh ngút ngàn.
9 Mẹ Việt Nam anh hùng xóm Chín Chủ hiện chỉ mẹ Nguyễn Thị Giao còn sống. Năm nay đã bước sang tuổi 95 nhưng nhắc đến xóm Chín Chủ mẹ vẫn còn nhớ rõ. Mẹ có 10 người con, 5 trai, 5 gái, trong đó có 4 liệt sĩ, 1 thương binh.
Mẹ Giao kể, địch bắt mẹ tra tấn không biết bao nhiều lần, chúng đánh đập, nhưng mẹ không khai cán bộ ở đâu.
Có những lần, bọn chúng bắt cả làng, dùng dây cột thành đoàn người dẫn ra nhà lao Vĩnh Điện tra tấn. Người ít vài hôm, người nhiều vài tháng ở tù nhưng chẳng ai khai, rồi thả về tiếp tục nuôi cán bộ, đưa đón bộ đội, tiếp tế lương thực...
“Chín Chủ chiều dài 1,5km, rộng hơn 500m nhưng bị bao vây bởi 10 đồn địch, ngày đêm bị đánh phá ác liệt. Xóm làng bị bom cày đạn xới, người dân bị bắt bớ tù đày nhưng 9 gia đình vẫn “một tấc không đi, một ly không rời”. Ngay cả bọn trẻ 10-12 tuổi cũng tập hợp thành đội du kích vừa chăn trâu vừa đánh giặc”, mẹ Giao hồi tưởng.
Chín Chủ mưu trí
Hơn 40 năm đã trôi qua nhưng với ông Bùi Hồng Khanh, nguyên Khu đội trưởng Khu phố Hải Châu; Cánh trưởng biệt động Cánh trung quận Nhất, Đà Nẵng; Phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng nhắc về Chín Chủ không bao giờ quên được.
Ông Khanh cho biết: Xóm nằm cheo leo giữa đồng ruộng, tạo thế quan sát chung, nhất là phát hiện địch từ xa. Xóm cũng là nơi tiếp giáp ngã sông, vừa chia cắt địa hình nhưng cũng vừa ngăn địch, và cũng nhờ chia cắt đó mà ta có lợi thế để bám trụ, suốt trong những năm tháng chiến tranh.
Trong quãng thời gian sát cánh cùng người dân Chín Chủ, ông Khanh còn lưu giữ nhiều câu chuyện về sự mưu trí của bà con.
Ông George H. W. Bush về thăm xóm Chín Chủ. |
Ông Khanh nhớ lại: Một hôm, quân ngụy kéo về đánh phá phong trào, chúng đến đóng quân tại xóm Chín Chủ. Sau hai ngày lùng sục, chúng bắt bớ tra tấn đánh đập cũng không phát hiện được gì. Đến ngày thứ 3, chúng cho một bộ phận rút lui, còn bọn ác ôn và lính quận ở lại phục kích.
Lúc này, ở bên kia sông La Thọ, anh em du kích thấy địch rút thì đợi trời tối kéo vào xóm. Để cứu nguy, bà con liền lùa trâu bò ra rồi thắp đuốc đi tìm và lu loa: “Mấy ông mang súng ống lỉnh kỉnh làm trâu bò sợ, sổng chuồng chạy mất rồi, bây giờ biết đâu mà tìm”, lợi dụng thời cơ, người dân ra hiệu là trong xóm có địch.
“Chúng tôi ở bên kia sông gồm cán bộ, du kích và cán bộ thành Đà Nẵng biết có địch trong xóm nên thoát được”, ông Khanh kể.
Có một lần, ông Khanh và một đồng đội núp dưới hầm bí mật ở bụi chuối sau nhà mẹ Trần Thị Môn. 12 giờ, địch kéo vào phục kích ngay trên miệng hầm.
“Trước tình thế nguy cấp, mẹ Môn bày kế đến gặp tên thông dịch viên, bảo cần đốn cây chuối trên miệng hầm để băm cho heo ăn, nhờ nói với 3 lính Mỹ đi chỗ khác. Thế là mẹ Môn vừa đốn chuối vừa dậm lên miệng hầm báo hiệu cho chúng tôi có địch”, ông Khanh nói về sự mưu trí.
Ngày 26/4/2013, người dân thôn Đông Hồ kêu gọi các cơ quan tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và các Mạnh Thường Quân đóng góp hơn 600 triệu đồng khởi công xây dựng Khu di tích xóm Chín Chủ.
Ngày 27/7/2013, khu di tích hoàn thành để ghi nhớ công ơn hi sinh vì độc lập dân tộc của người dân Chín Chủ...
Nguồn: Đắc Thành(NNVN)
Bình luận