Sau khi cứu được con khỏi tay thần chết, bà Dung mừng quá, không nghĩ đến chuyện giữ quyển sổ ghi bài thuốc quí chữa bệnh thận làm “bảo bối”. Rồi cơ duyên lại cho bà gặp lương y Đinh Công Bảy - vị ân nhân đã giúp bà được hành nghề bán thuốc cứu người.
Lâu nay, người dân ở thôn Hội Khánh đã quá quen với việc ngày nào cũng có nhiều người từ xa đến hỏi thăm “nhà bà Dung bán thuốc chữa bệnh thận”. Sự săn đón đặc biệt của người bệnh đã khiến bà Dung, từ một nông dân quanh bán mặt cho đất, chật vật mưu sinh - trở thành chủ Công ty TNHH Dược liệu Hưng Dung.
Mới 7 giờ sáng đã có một người đàn ông lặn lội phi xe máy từ huyện Đăk-Pơ (tỉnh Gia Lai) tìm đến nhà bà Dung mua thuốc. Ông cho biết: “Vợ tôi là Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 45 tuổi, bị suy thận mãn tính. Nghe nói cô Dung có bài thuốc chữa bệnh thận nên tôi qua đây mua mỗi lần 30 thang, giá 1.650.000 đồng. Vợ tôi uống thuốc này được bốn, năm tháng thì thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt”.
Người đàn ông từ Gia Lai vừa rời khỏi thì có một chiếc ô tô 7 chỗ đỗ xịch trước cổng nhà bà Dung. Hai thanh niên từ trên xe bước xuống, cho biết họ từ Hà Nội vào để mua thuốc chữa bệnh thận cho người nhà… Trong khi bà Dung vui vẻ tiếp khách thì chồng bà - ông Trần Xuân Hưng - tất bật trả lời điện thoại của những người từ xa gọi tới.
Sự bận rộn của đôi vợ chồng này đến từ cơ duyên bà Dung tình cờ tìm thấy bài thuốc chữa bệnh thận do ông nội chồng để lại (trước đây các báo đều đưa thông tin nhầm là bài thuốc đó do bố chồng chị Dung để lại) và cứu sống cô con gái 3 tuổi hư thận giai đoạn cuối bị bệnh viện trả về lo hậu sự.
Trước khi trả lời phỏng vấn, bà Dung cẩn thận “rào” trước: “Tôi không phải thầy lang mà là nông dân, lớn lên từ gốc rạ nên có sao nói vậy. Mong nhà báo thông cảm…”.
Tìm được bài thuốc khi đang chuẩn bị lo hậu sự cho con
- PV: Bà có thể kể lại việc tình cờ tìm thấy bài thuốc chữa bệnh thận như thế nào?
- Bà Đoàn Thị Dung: Con gái út của tôi - Trần Thị Thanh Tuyền - từ khi sinh ra đã không được khỏe. Cháu thỉnh thoảng lại bị phù. Lên 3 tuổi, cháu bị phù thường xuyên rồi nôn mửa, bú cũng nôn. Tôi đưa cháu xuống TP. Quy Nhơn, vào bệnh viện tỉnh khám thì mới biết cháu bị sỏi thận, thận hư, không điều trị được nữa.
Sau khi bệnh viện “trả” về, tôi lần lượt đưa cháu tới nhà hai bác sĩ tư, đến khi cháu trở bệnh nặng, trợn mắt, nằm xụi lơ thì bác sĩ mới hối tôi ẵm cháu về. Con bé bị phù đến nứt da, không đi tiểu được, bụng căng như cái trống, nằm thở thoi thóp, không cựa quậy được nữa.
Chiều hôm đó, mẹ ruột tôi đến thăm, nói chắc con bé không qua khỏi đêm nay. Tôi cũng nghĩ vậy nên nhờ người quen báo tin cho chồng đang làm rẫy trên An Khê, còn mình thì chuẩn bị lo hậu sự. Trong khi má ngồi xếp quần áo, tôi chạy sang nhà cha chồng, tìm trong lẫm lúa mấy món đồ chơi của con bé, nghĩ khi nào con “đi” thì mang chôn theo.
Thò tay vô lẫm lúa, tôi đụng phải một tập giấy mềm mềm, cầm lên thì thấy mối đã ăn bở một số chỗ. Tôi lật ra, thấy tập giấy có ghi dòng chữ “Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc”. Tìm trong đó, tôi thấy có bài thuốc chữa bệnh thận.
Vì không biết mấy cây thuốc ghi trong đó nên tôi đã nhờ má lên rừng hái hộ, mang về sao lên, sắc nước cho con uống. Lúc đó con bé rất yếu, phải 5 phút mới uống được một muỗng cà phê. Má tôi nói kiểu này thì biết chừng nào mới xong. Tôi đành bóp miệng con, trầy trật đổ thuốc vào. Gần 3 tiếng đồng hồ, con bé mới uống xong chén thuốc.
- Kết quả ra sao thưa bà?
Gần một tiếng đồng hồ sau, con bé đi tiểu được, tiểu cả bô, tiểu ra cả các hột trắng, sau này tôi mới biết đó là sỏi thận… Mấy ngày sau, con bé đỡ hơn. Tôi rang gạo, nấu cháo cho con ăn. Rồi tôi bán một con heo, mua lon sữa to cho con bé uống. Sau trận bệnh đó, nó khỏe mạnh cho tới nay. Và giờ thì đã 23 tuổi rồi.
- Sau khi con gái bình phục, bà có đưa cháu đến bệnh viện để kiểm tra lại không?
Nó hết bệnh, tôi mừng quá, lo đi làm ruộng, làm mướn chớ lặn lội tới bệnh viện làm chi? Hồi đó nhà nghèo, vợ chồng tôi cực lắm, ai mướn gì thì làm nấy. Gần tới ngày sinh, tôi vẫn còn đi lượm phế liệu về bán mà.
- Sau khi con gái khỏi bệnh, ai là người đầu tiên được bà chia sẻ bài thuốc này?
Đó là bà Giàu (nhân vật chúng tôi đã nhắc đến ở kỳ trước) ở thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa. Bà Giàu cũng bị bệnh thận. Sau khi uống thuốc, bà Giàu khỏe mạnh, đi làm, đi chợ bình thường và sau đó thì qua đời vì bệnh tim khi gần 80 tuổi. Rồi người này, người kia hay tin, tới nhà xin thuốc, tôi đều hái cho.
Cơ duyên gặp được ân nhân giúp mở công ty
- Thời gian đầu bán thuốc, hẳn bà cũng gặp nhiều rắc rối vì không có chứng chỉ hành nghề dược?
Đúng đó. Bên y tế tới kiểm tra, tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện. Họ biểu phải đình chỉ. Tôi nói: “Nghe luật của Nhà nước là em muốn rớt tim ra ngoài. Em mới học tới lớp 7 nên không biết thế nào là thủ tục, giấy tờ. Nói sao em nghe vậy, cho làm thì em làm, biểu nghỉ thì em nghỉ”.
Sau đó, những người đang chạy thận gọi điện tới, tiếp tục hỏi mua thuốc chữa bệnh thận. Tôi nói bên y tế đã đình chỉ rồi, anh chị thông cảm nghen. Nhưng nhiều người vặn lại: “Bệnh nhân đang “theo” thuốc của bà, bây giờ bà nói không bán nữa, chẳng lẽ để người ta chết à?”.
Rồi sau đó, tôi được hướng dẫn làm đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề dược, trầy trật đủ đường bởi mình không biết, không rành rẽ.
- Rốt cuộc, làm sao bà mở được công ty dược?
Đó là nhờ lương y Đinh Công Bảy - Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM. Ổng hay tin về bài thuốc, tìm tới nhà tôi trong lúc tôi đang lên rừng hái thuốc. Con tôi dẫn ổng lên rừng. Ổng xin 5 thang thuốc đem về Sài Gòn tìm hiểu, sau đó ổng lấy thuốc trong vòng một tháng cho bệnh nhân uống và đạt kết quả. Rồi ổng hướng dẫn tôi mở công ty.
Tôi nói: “Cha mẹ em từ gốc rạ đi lên, sáng em ra ruộng làm, trưa về ăn hột cơm rồi nghỉ, em đâu có biết chuyện giấy tờ, thủ tục liên quan”. Ổng nói: “Cứu người là việc quan trọng, chớ không phải là chuyện kinh doanh”.
Ổng khuyên tôi dữ lắm. Rồi ổng đích thân ra Bình Định lần nữa, dẫn vợ chồng tôi đi làm thủ tục. Có ổng, công việc trôi chảy, mau lẹ. Ổng giúp vợ chồng tôi xong xuôi đâu đó rồi mới trở về Sài Gòn. Nói thiệt, nếu không có ổng nhiệt tình giúp đỡ thì tôi đã bỏ cuộc rồi. Ổng nói có được bài thuốc hay là cơ duyên của mỗi người. Sống trên đời, giúp được ai thì cố gắng giúp cho họ.
Mắc bệnh thận có kẻ giàu người nghèo. Vì thế, thuốc này tôi không thể cho không hết, nhưng không phải ai tôi cũng lấy tiền.
- Bà có thể nói về quy trình chế biến thuốc nam của mình và hướng dẫn cho bạn đọc cách sắc thuốc uống thế nào cho hiệu quả?
Thuốc hái về, đưa vô máy cắt, sau đó đem phơi nắng. Đến trưa cào lại, ủ, sau hai tiếng đồng hồ phơi tiếp, tới chiều thì đưa vô máy sấy, sấy trong ba tiếng đồng hồ, chờ thuốc nguội thì cho vô bì. Thuốc này uống mỗi ngày một thang. Lần đầu cho 6 chén nước sắc còn một chén để uống, lần thứ hai thì nấu uống thay nước.
- Cô con gái mắc bệnh thận suýt chết năm đó của bà giờ thế nào rồi?
Nó khỏe mạnh từ đó tới giờ và đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Kế toán. Hồi học ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nó cũng đi kiểm tra sức khỏe nhưng thận không bị làm sao cả.
- Bà có nghĩ rằng cuộc đời mình và gia đình đã lật sang trang mới nhờ bài thuốc của ông nội chồng để lại?
Tôi nghĩ mình may mắn khi tình cờ tìm thấy bài thuốc của ông nội chồng và cứu được con, rồi mình có duyên gặp được ông Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM và được ổng nhiệt tình giúp đỡ.
Bởi vậy, vợ chồng tôi ráng giữ bài thuốc gia truyền này. Coi vậy chớ làm thuốc cực lắm, vợ chồng tôi bận rộn suốt từ sáng tới 9, 10 giờ đêm mới được ăn cơm. Con cái (bà Dung có 3 người con, con gái lớn có thời gian làm việc bên Nga, con trai thứ 2 đã tốt nghiệp chuyên ngành y và hiện đang theo ngành này, còn con gái út chính là Trần Thị Thanh Truyền) thấy tôi cực quá, nói thôi mẹ nghỉ đi. Tôi nói đây là cái duyên trời định. Mình có bài thuốc cứu được nhiều người thì mình phải giữ gìn.
- Xin cảm ơn bà!
Nguồn: Nguyệt Vân(Tuổi trẻ & đời sống)
Lâu nay, người dân ở thôn Hội Khánh đã quá quen với việc ngày nào cũng có nhiều người từ xa đến hỏi thăm “nhà bà Dung bán thuốc chữa bệnh thận”. Sự săn đón đặc biệt của người bệnh đã khiến bà Dung, từ một nông dân quanh bán mặt cho đất, chật vật mưu sinh - trở thành chủ Công ty TNHH Dược liệu Hưng Dung.
Mới 7 giờ sáng đã có một người đàn ông lặn lội phi xe máy từ huyện Đăk-Pơ (tỉnh Gia Lai) tìm đến nhà bà Dung mua thuốc. Ông cho biết: “Vợ tôi là Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 45 tuổi, bị suy thận mãn tính. Nghe nói cô Dung có bài thuốc chữa bệnh thận nên tôi qua đây mua mỗi lần 30 thang, giá 1.650.000 đồng. Vợ tôi uống thuốc này được bốn, năm tháng thì thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt”.
Người đàn ông từ Gia Lai vừa rời khỏi thì có một chiếc ô tô 7 chỗ đỗ xịch trước cổng nhà bà Dung. Hai thanh niên từ trên xe bước xuống, cho biết họ từ Hà Nội vào để mua thuốc chữa bệnh thận cho người nhà… Trong khi bà Dung vui vẻ tiếp khách thì chồng bà - ông Trần Xuân Hưng - tất bật trả lời điện thoại của những người từ xa gọi tới.
Bà Dung đang chuẩn bị sấy thuốc |
Sự bận rộn của đôi vợ chồng này đến từ cơ duyên bà Dung tình cờ tìm thấy bài thuốc chữa bệnh thận do ông nội chồng để lại (trước đây các báo đều đưa thông tin nhầm là bài thuốc đó do bố chồng chị Dung để lại) và cứu sống cô con gái 3 tuổi hư thận giai đoạn cuối bị bệnh viện trả về lo hậu sự.
Trước khi trả lời phỏng vấn, bà Dung cẩn thận “rào” trước: “Tôi không phải thầy lang mà là nông dân, lớn lên từ gốc rạ nên có sao nói vậy. Mong nhà báo thông cảm…”.
Tìm được bài thuốc khi đang chuẩn bị lo hậu sự cho con
- PV: Bà có thể kể lại việc tình cờ tìm thấy bài thuốc chữa bệnh thận như thế nào?
- Bà Đoàn Thị Dung: Con gái út của tôi - Trần Thị Thanh Tuyền - từ khi sinh ra đã không được khỏe. Cháu thỉnh thoảng lại bị phù. Lên 3 tuổi, cháu bị phù thường xuyên rồi nôn mửa, bú cũng nôn. Tôi đưa cháu xuống TP. Quy Nhơn, vào bệnh viện tỉnh khám thì mới biết cháu bị sỏi thận, thận hư, không điều trị được nữa.
Sau khi bệnh viện “trả” về, tôi lần lượt đưa cháu tới nhà hai bác sĩ tư, đến khi cháu trở bệnh nặng, trợn mắt, nằm xụi lơ thì bác sĩ mới hối tôi ẵm cháu về. Con bé bị phù đến nứt da, không đi tiểu được, bụng căng như cái trống, nằm thở thoi thóp, không cựa quậy được nữa.
Bệnh nhân (bên phải) đến mua thuốc của bà Dung |
Chiều hôm đó, mẹ ruột tôi đến thăm, nói chắc con bé không qua khỏi đêm nay. Tôi cũng nghĩ vậy nên nhờ người quen báo tin cho chồng đang làm rẫy trên An Khê, còn mình thì chuẩn bị lo hậu sự. Trong khi má ngồi xếp quần áo, tôi chạy sang nhà cha chồng, tìm trong lẫm lúa mấy món đồ chơi của con bé, nghĩ khi nào con “đi” thì mang chôn theo.
Thò tay vô lẫm lúa, tôi đụng phải một tập giấy mềm mềm, cầm lên thì thấy mối đã ăn bở một số chỗ. Tôi lật ra, thấy tập giấy có ghi dòng chữ “Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc”. Tìm trong đó, tôi thấy có bài thuốc chữa bệnh thận.
Vì không biết mấy cây thuốc ghi trong đó nên tôi đã nhờ má lên rừng hái hộ, mang về sao lên, sắc nước cho con uống. Lúc đó con bé rất yếu, phải 5 phút mới uống được một muỗng cà phê. Má tôi nói kiểu này thì biết chừng nào mới xong. Tôi đành bóp miệng con, trầy trật đổ thuốc vào. Gần 3 tiếng đồng hồ, con bé mới uống xong chén thuốc.
Trần Thị Thanh Tuyền - con gái bà Dung |
- Kết quả ra sao thưa bà?
Gần một tiếng đồng hồ sau, con bé đi tiểu được, tiểu cả bô, tiểu ra cả các hột trắng, sau này tôi mới biết đó là sỏi thận… Mấy ngày sau, con bé đỡ hơn. Tôi rang gạo, nấu cháo cho con ăn. Rồi tôi bán một con heo, mua lon sữa to cho con bé uống. Sau trận bệnh đó, nó khỏe mạnh cho tới nay. Và giờ thì đã 23 tuổi rồi.
- Sau khi con gái bình phục, bà có đưa cháu đến bệnh viện để kiểm tra lại không?
Nó hết bệnh, tôi mừng quá, lo đi làm ruộng, làm mướn chớ lặn lội tới bệnh viện làm chi? Hồi đó nhà nghèo, vợ chồng tôi cực lắm, ai mướn gì thì làm nấy. Gần tới ngày sinh, tôi vẫn còn đi lượm phế liệu về bán mà.
- Sau khi con gái khỏi bệnh, ai là người đầu tiên được bà chia sẻ bài thuốc này?
Đó là bà Giàu (nhân vật chúng tôi đã nhắc đến ở kỳ trước) ở thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa. Bà Giàu cũng bị bệnh thận. Sau khi uống thuốc, bà Giàu khỏe mạnh, đi làm, đi chợ bình thường và sau đó thì qua đời vì bệnh tim khi gần 80 tuổi. Rồi người này, người kia hay tin, tới nhà xin thuốc, tôi đều hái cho.
Cơ duyên gặp được ân nhân giúp mở công ty
- Thời gian đầu bán thuốc, hẳn bà cũng gặp nhiều rắc rối vì không có chứng chỉ hành nghề dược?
Đúng đó. Bên y tế tới kiểm tra, tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện. Họ biểu phải đình chỉ. Tôi nói: “Nghe luật của Nhà nước là em muốn rớt tim ra ngoài. Em mới học tới lớp 7 nên không biết thế nào là thủ tục, giấy tờ. Nói sao em nghe vậy, cho làm thì em làm, biểu nghỉ thì em nghỉ”.
Sau đó, những người đang chạy thận gọi điện tới, tiếp tục hỏi mua thuốc chữa bệnh thận. Tôi nói bên y tế đã đình chỉ rồi, anh chị thông cảm nghen. Nhưng nhiều người vặn lại: “Bệnh nhân đang “theo” thuốc của bà, bây giờ bà nói không bán nữa, chẳng lẽ để người ta chết à?”.
Rồi sau đó, tôi được hướng dẫn làm đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề dược, trầy trật đủ đường bởi mình không biết, không rành rẽ.
Bà Dung đang rửa mớ cây thuốc Nam vừa hái về |
- Rốt cuộc, làm sao bà mở được công ty dược?
Đó là nhờ lương y Đinh Công Bảy - Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM. Ổng hay tin về bài thuốc, tìm tới nhà tôi trong lúc tôi đang lên rừng hái thuốc. Con tôi dẫn ổng lên rừng. Ổng xin 5 thang thuốc đem về Sài Gòn tìm hiểu, sau đó ổng lấy thuốc trong vòng một tháng cho bệnh nhân uống và đạt kết quả. Rồi ổng hướng dẫn tôi mở công ty.
Tôi nói: “Cha mẹ em từ gốc rạ đi lên, sáng em ra ruộng làm, trưa về ăn hột cơm rồi nghỉ, em đâu có biết chuyện giấy tờ, thủ tục liên quan”. Ổng nói: “Cứu người là việc quan trọng, chớ không phải là chuyện kinh doanh”.
Ổng khuyên tôi dữ lắm. Rồi ổng đích thân ra Bình Định lần nữa, dẫn vợ chồng tôi đi làm thủ tục. Có ổng, công việc trôi chảy, mau lẹ. Ổng giúp vợ chồng tôi xong xuôi đâu đó rồi mới trở về Sài Gòn. Nói thiệt, nếu không có ổng nhiệt tình giúp đỡ thì tôi đã bỏ cuộc rồi. Ổng nói có được bài thuốc hay là cơ duyên của mỗi người. Sống trên đời, giúp được ai thì cố gắng giúp cho họ.
Mắc bệnh thận có kẻ giàu người nghèo. Vì thế, thuốc này tôi không thể cho không hết, nhưng không phải ai tôi cũng lấy tiền.
Thang thuốc hoàn chỉnh của bà Dung |
- Bà có thể nói về quy trình chế biến thuốc nam của mình và hướng dẫn cho bạn đọc cách sắc thuốc uống thế nào cho hiệu quả?
Thuốc hái về, đưa vô máy cắt, sau đó đem phơi nắng. Đến trưa cào lại, ủ, sau hai tiếng đồng hồ phơi tiếp, tới chiều thì đưa vô máy sấy, sấy trong ba tiếng đồng hồ, chờ thuốc nguội thì cho vô bì. Thuốc này uống mỗi ngày một thang. Lần đầu cho 6 chén nước sắc còn một chén để uống, lần thứ hai thì nấu uống thay nước.
- Cô con gái mắc bệnh thận suýt chết năm đó của bà giờ thế nào rồi?
Nó khỏe mạnh từ đó tới giờ và đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Kế toán. Hồi học ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nó cũng đi kiểm tra sức khỏe nhưng thận không bị làm sao cả.
- Bà có nghĩ rằng cuộc đời mình và gia đình đã lật sang trang mới nhờ bài thuốc của ông nội chồng để lại?
Tôi nghĩ mình may mắn khi tình cờ tìm thấy bài thuốc của ông nội chồng và cứu được con, rồi mình có duyên gặp được ông Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM và được ổng nhiệt tình giúp đỡ.
Bởi vậy, vợ chồng tôi ráng giữ bài thuốc gia truyền này. Coi vậy chớ làm thuốc cực lắm, vợ chồng tôi bận rộn suốt từ sáng tới 9, 10 giờ đêm mới được ăn cơm. Con cái (bà Dung có 3 người con, con gái lớn có thời gian làm việc bên Nga, con trai thứ 2 đã tốt nghiệp chuyên ngành y và hiện đang theo ngành này, còn con gái út chính là Trần Thị Thanh Truyền) thấy tôi cực quá, nói thôi mẹ nghỉ đi. Tôi nói đây là cái duyên trời định. Mình có bài thuốc cứu được nhiều người thì mình phải giữ gìn.
- Xin cảm ơn bà!
Nguồn: Nguyệt Vân(Tuổi trẻ & đời sống)
Bình luận