Lo sợ khi khuất núi, lăng mộ của mình sẽ bị kẻ xấu đột nhập, ông đã quyết định xây thêm nhiều lăng mộ ở các tỉnh khác nhau để tạo “ma trận”(?!).
Xây nhiều lăng mộ để tránh trộm xác
Trở lại miền ký ức hơn 15 năm về trước, ông Đức có vẻ tự hào lắm vì cho rằng mình đã làm được điều mà cực kỳ ít người làm được, đó là xây thành công lăng mộ độc nhất vô nhị để chuẩn bị hậu sự cho chính mình.
Ông Đức tâm sự rằng, vì cái công sức, tâm huyết và tiền bạc ông đầu tư cho việc lo hậu sự cho mình rất lớn, nên ông luôn sợ sau khi mình “nằm xuống” sẽ bị “mộ tặc” đột nhập vào trộm cắp. Thêm một lần nữa ông có ý tưởng táo bạo: Xây 3 lăng mộ ở 3 quả đồi núi nằm ở 3 tỉnh khác nhau trên cả nước. “Sau này tôi chết đi, con cái tôi sẽ đặt quan tài ở 1 trong 3 nơi đó. Và sẽ chẳng ai có thể biết được thi thể của tôi được đặt ở đâu”, ông tiết lộ.
Việc xây lăng mộ khiến ông hao tâm, tổn trí. Đầu tiên là chọn vị trí, hướng đất để xây lăng mộ. Ông đến Huế để tìm hiểu về các kiểu lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn như thế nào. Chưa ưng ý, đầu năm 2001, ông quyết định một mình sang tận Côn Minh (Vân Nam -Trung Quốc) để tham quan và tìm hiểu thêm về các lăng tẩm, mộ phần, thành quách... của các đời xưa Trung Quốc.
Ở đây, ông thuê hẳn một phiên dịch để tìm hiểu kỹ hơn về các kỹ thuật xây lăng mộ thời phong kiến Trung Quốc. Từ những lần quan sát, tìm hiểu ông nhận ra rằng, hầu hết các ngôi mộ, lăng tẩm... ở vùng này đều tuân thủ khá nghiêm ngặt luật phong thủy, hướng đất. Nắm bắt được điều đó ông liền tìm cách dò hỏi các hướng dẫn viên du lịch và dân sở tại về tung tích các ông thầy địa lý giỏi ở đây. Sau nhiều lần dò tìm cuối cùng ông cũng gặp được một thầy địa lý nổi tiếng nhất nhì Trung Quốc về kiến thức phong thủy, thiên văn.
Sau khi đã diện kiến và trình bày nguyện vọng với vị thầy cao tay này, ông Đức được thầy giảng giải khá tường tận về những bí quyết xây lăng mộ của các vua chúa thời phong kiến Trung Quốc ngày xưa. Với số thù lao lớn, thầy cũng nhận lời sang tận Việt Nam để giúp ông lấy hướng, trấn trạch các long mạch.
Cẩn thận hơn, ông còn mời thêm nhiều thầy địa lý giỏi trong và ngoài nước cùng đến xem phong thủy, hướng đất và nơi đặt lăng mộ chứa xác ướp. “Mỗi một vị trí, tôi mời tới 3 thầy địa lý khác nhau xem cho chắc. Trừ khi ở mỗi vị trí mà ý kiến của cả 3 thầy địa lý trùng khớp 100% thì tôi mới dám chọn hướng để động thổ và khởi công xây dựng lăng mộ. Hoặc không thì phải ít nhất 2 trong số 3 ông thầy này có chung ý kiến thì mình mới tin tưởng được vị trí nào là nên đặt gạch xây”, ông Đức khoe.
Trong suốt quá trình xây mộ, ông từng phải ăn ngủ ngoài trời với cánh thợ thuyền lên tới 25 người để chỉ đạo theo đúng ý đồ xây dựng của mình. Nơi ông chọn xây lăng mộ nằm ở giữa quả núi nhưng ông yêu cầu thợ không được dùng mìn nổ vì nguy cơ mất an toàn rất cao. Thay vào đó, ông yêu cầu tốp thợ chỉ được dùng máy khoan để khoan đục từng miếng, từng miếng một lớp đá núi rồi di chuyển ra bên ngoài. Ông bảo, làm như thế tuy công phu, tốn kém nhưng sẽ an toàn hơn.
Sau 5 năm ròng rã ông Đức đã hoàn thành một khu lăng mộ ưng ý tại Lương Sơn, Hòa Bình. Sau đó ông tiếp tục thuê 20 nhân công đến làm tiếp ở 2 trang trại còn lại. Vậy là, mất ít nhất 15 năm ròng rã, ông mới hoàn thành 3 lăng mộ hoành tráng nằm ở các trang trại trên cả 3 tỉnh thành của mình.
Mua 600 lít tinh dầu làm nước hoa để ướp xác
Sau khi đã xây được lăng mộ như ý, ông tiếp tục hành trình đi tìm nguyên liệu để ướp xác mình. Có trong tay những tập tài liệu quý báu về ướp xác, ông lại tiếp tục lặn lội sang tận Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc để tìm hiểu các thông tin về việc ướp xác các vua chúa thời xưa như thế nào.
Từ việc nắm bắt các thông tin về mộ chứa xác ướp của các Pharaon ở Ai Cập cho tới các pho tượng táng của một số vị Thiền sư bên Ấn Độ, ông đều phải thuê phiên dịch sau đó ghi chép tỉ mỉ từng chi tiết một. Ông học hỏi các cách tiến hành ướp xác và chọn lọc ra những loại nguyên liệu tốt nhất, đắt nhất để ướp xác cho bản thân mình. Với ông, chỉ cần một chút thông tin đắt giá và chính xác thì ông sẵn sàng đầu tư với số tiền lớn.
Một lần khác, ông còn cất công vào tận Tây Ninh, dưới chân Núi Bà Đen - nơi được cho là có nhiều lăng mộ chứa đựng xác ướp với niên đại hàng mấy trăm năm nay mà vẫn còn nguyên vẹn để mục sở thị. Rồi ông vẫn chưa chịu yên khi nghe nói ở vùng Thái Bình, Bắc Ninh từng có nhiều nhục thân của một số vị cao tăng sau bao nhiêu năm mà vẫn vẹn nguyên không hề hấn gì. Ông liền tìm đến các chùa và cũng lân la hỏi thăm để có kinh nghiệm.
Qua những lần đi và dò hỏi như thế, ông Đức kết luận rằng: “Kể cả các vị vua chúa ngày xưa cũng đều ướp xác bằng hương liệu từ tinh dầu cổ am, gù hương hoặc dầu quế. Ngay cả thân xác của vua Lý Huệ Tông (ở đây ông Đức có nhầm lẫn, đây là nói về xác ướp của vua Lê Dụ Tông, vị vua thứ 11 của nhà Lê Trung Hưng, ở ngôi từ năm 1705-1729) cũng được ướp bằng hai loại tinh dầu này”.
Thế là ông Đức bắt tay vào việc tìm mua thứ nguyên liệu quý hiếm này. Vào thời điểm những năm 1980, chỉ 3 tỉnh mới có tinh dầu của cây gỗ cổ am gồm Hà Giang, Thanh Hóa và Quảng Bình. Giá tuy đắt đỏ nhưng ông vẫn quyết tâm tìm mua. Bên cạnh đó, ông còn cố công tìm mua cho được cả dầu gù hương đắt tiền được thế giới chuyên dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất nước hoa. Sau nhiều năm, ngoài việc có số lượng 600 lít tinh dầu gù hương, ông cũng sở hữu được ngần ấy tinh dầu cổ am.
Những cuộc thử nghiệm công phu
Ban đầu ông thử nghiệm ướp xác lợn. Sau khi giết thịt, ông chọn ra 4 con lợn, mỗi con nặng 15kg rồi cho vào 4 cái chum sành cỡ lớn khác nhau đặt ngay tại hang trong trang trại ở Lâm Sơn. Mỗi con lợn được ướp với 30 lít tinh dầu khác nhau.
Một năm sau, ông lần lượt mở từng chiếc chum ra để kiểm tra tình trạng của vật “thí nghiệm”. Đúng như dự đoán, con lợn thứ nhất được ướp bằng tinh dầu cổ am tuy có bị hao hụt đi một chút nhưng vẫn giữ được hình dạng ban đầu như trước. Hai con tiếp theo lần lượt được ướp bằng thứ tinh dầu của Ấn Độ thì kết quả không được tốt lắm. Tới con thứ tư, được ướp bằng tinh dầu gù hương quý hiếm, khi mở ra, con lợn vẫn còn nguyên vẹn và còn tỏa mùi hương. Ông Đức lúc ấy vui như mở cờ trong lòng.
Ngoài ra, ông Đức còn biết đến một phương pháp ướp xác đó là phía dưới trải vôi bột, sau đó đặt thi thể lên và đắp than trai lên trên. Cách làm này giúp xác ướp giữ nguyên vẹn và không bị biến dạng. Do đó, ông tìm đến khu vực núi Bà Đen ở Tây Ninh thu mua 6 tấn than trai - một loại than rất hiếm đốt từ thân cây trai, loài cây chỉ mọc ở vùng nắng gió Ninh Thuận, trồng cả chục năm nhưng thân cây chỉ bằng cổ chân.
“Nhưng sau khi thử nghiệm tôi thấy than chai chỉ có tác dụng giữ khô được xác ướp một thời gian đầu thôi. Tôi muốn xác ướp của mình phải lưu giữ được vĩnh viễn”, ông Đức cho hay.
Sau 20 năm đầu tư số tiền bạc khổng lồ để tìm mua các loại nguyên liệu quý hiếm để phục vụ việc ướp xác hai vợ chồng mình khi qua đời, ông Đức đã tìm ra một nguyên liệu ướp xác mới. Ông khẳng định: “Ở Việt Nam, tôi là người đầu tiên nghĩ ra phương pháp ướp xác ít chi phí và hiệu quả như vậy”. Đây cũng là nguyên liệu cuối cùng ông đã chuẩn bị sẵn cho việc lo hậu sự của mình.
Còn tiếp...
Nguồn: C.Tuân – Đ.Tuệ(Gia đình & Xã hội)
Xây nhiều lăng mộ để tránh trộm xác
Trở lại miền ký ức hơn 15 năm về trước, ông Đức có vẻ tự hào lắm vì cho rằng mình đã làm được điều mà cực kỳ ít người làm được, đó là xây thành công lăng mộ độc nhất vô nhị để chuẩn bị hậu sự cho chính mình.
Ông Đức tâm sự rằng, vì cái công sức, tâm huyết và tiền bạc ông đầu tư cho việc lo hậu sự cho mình rất lớn, nên ông luôn sợ sau khi mình “nằm xuống” sẽ bị “mộ tặc” đột nhập vào trộm cắp. Thêm một lần nữa ông có ý tưởng táo bạo: Xây 3 lăng mộ ở 3 quả đồi núi nằm ở 3 tỉnh khác nhau trên cả nước. “Sau này tôi chết đi, con cái tôi sẽ đặt quan tài ở 1 trong 3 nơi đó. Và sẽ chẳng ai có thể biết được thi thể của tôi được đặt ở đâu”, ông tiết lộ.
Việc xây lăng mộ khiến ông hao tâm, tổn trí. Đầu tiên là chọn vị trí, hướng đất để xây lăng mộ. Ông đến Huế để tìm hiểu về các kiểu lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn như thế nào. Chưa ưng ý, đầu năm 2001, ông quyết định một mình sang tận Côn Minh (Vân Nam -Trung Quốc) để tham quan và tìm hiểu thêm về các lăng tẩm, mộ phần, thành quách... của các đời xưa Trung Quốc.
Sau những cuộc thử nghiệm ướp xác bằng các nguyên liệu quý hiếm, người đàn ông này vẫn chưa hài lòng. Ảnh: T.G |
Ở đây, ông thuê hẳn một phiên dịch để tìm hiểu kỹ hơn về các kỹ thuật xây lăng mộ thời phong kiến Trung Quốc. Từ những lần quan sát, tìm hiểu ông nhận ra rằng, hầu hết các ngôi mộ, lăng tẩm... ở vùng này đều tuân thủ khá nghiêm ngặt luật phong thủy, hướng đất. Nắm bắt được điều đó ông liền tìm cách dò hỏi các hướng dẫn viên du lịch và dân sở tại về tung tích các ông thầy địa lý giỏi ở đây. Sau nhiều lần dò tìm cuối cùng ông cũng gặp được một thầy địa lý nổi tiếng nhất nhì Trung Quốc về kiến thức phong thủy, thiên văn.
Sau khi đã diện kiến và trình bày nguyện vọng với vị thầy cao tay này, ông Đức được thầy giảng giải khá tường tận về những bí quyết xây lăng mộ của các vua chúa thời phong kiến Trung Quốc ngày xưa. Với số thù lao lớn, thầy cũng nhận lời sang tận Việt Nam để giúp ông lấy hướng, trấn trạch các long mạch.
Cẩn thận hơn, ông còn mời thêm nhiều thầy địa lý giỏi trong và ngoài nước cùng đến xem phong thủy, hướng đất và nơi đặt lăng mộ chứa xác ướp. “Mỗi một vị trí, tôi mời tới 3 thầy địa lý khác nhau xem cho chắc. Trừ khi ở mỗi vị trí mà ý kiến của cả 3 thầy địa lý trùng khớp 100% thì tôi mới dám chọn hướng để động thổ và khởi công xây dựng lăng mộ. Hoặc không thì phải ít nhất 2 trong số 3 ông thầy này có chung ý kiến thì mình mới tin tưởng được vị trí nào là nên đặt gạch xây”, ông Đức khoe.
Để có được 600 lít tinh dầu cổ am quý hiếm phục vụ cho việc ướp xác, ông phải đi nhiều tỉnh để thu mua từng ít một. |
Trong suốt quá trình xây mộ, ông từng phải ăn ngủ ngoài trời với cánh thợ thuyền lên tới 25 người để chỉ đạo theo đúng ý đồ xây dựng của mình. Nơi ông chọn xây lăng mộ nằm ở giữa quả núi nhưng ông yêu cầu thợ không được dùng mìn nổ vì nguy cơ mất an toàn rất cao. Thay vào đó, ông yêu cầu tốp thợ chỉ được dùng máy khoan để khoan đục từng miếng, từng miếng một lớp đá núi rồi di chuyển ra bên ngoài. Ông bảo, làm như thế tuy công phu, tốn kém nhưng sẽ an toàn hơn.
Sau 5 năm ròng rã ông Đức đã hoàn thành một khu lăng mộ ưng ý tại Lương Sơn, Hòa Bình. Sau đó ông tiếp tục thuê 20 nhân công đến làm tiếp ở 2 trang trại còn lại. Vậy là, mất ít nhất 15 năm ròng rã, ông mới hoàn thành 3 lăng mộ hoành tráng nằm ở các trang trại trên cả 3 tỉnh thành của mình.
Mua 600 lít tinh dầu làm nước hoa để ướp xác
Sau khi đã xây được lăng mộ như ý, ông tiếp tục hành trình đi tìm nguyên liệu để ướp xác mình. Có trong tay những tập tài liệu quý báu về ướp xác, ông lại tiếp tục lặn lội sang tận Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc để tìm hiểu các thông tin về việc ướp xác các vua chúa thời xưa như thế nào.
Từ việc nắm bắt các thông tin về mộ chứa xác ướp của các Pharaon ở Ai Cập cho tới các pho tượng táng của một số vị Thiền sư bên Ấn Độ, ông đều phải thuê phiên dịch sau đó ghi chép tỉ mỉ từng chi tiết một. Ông học hỏi các cách tiến hành ướp xác và chọn lọc ra những loại nguyên liệu tốt nhất, đắt nhất để ướp xác cho bản thân mình. Với ông, chỉ cần một chút thông tin đắt giá và chính xác thì ông sẵn sàng đầu tư với số tiền lớn.
Vì lo sợ bị “mộ tặc” viếng thăm nên ông Đức còn tạo “ma trận” với nhiều lối dẫn đến lăng mộ. |
Một lần khác, ông còn cất công vào tận Tây Ninh, dưới chân Núi Bà Đen - nơi được cho là có nhiều lăng mộ chứa đựng xác ướp với niên đại hàng mấy trăm năm nay mà vẫn còn nguyên vẹn để mục sở thị. Rồi ông vẫn chưa chịu yên khi nghe nói ở vùng Thái Bình, Bắc Ninh từng có nhiều nhục thân của một số vị cao tăng sau bao nhiêu năm mà vẫn vẹn nguyên không hề hấn gì. Ông liền tìm đến các chùa và cũng lân la hỏi thăm để có kinh nghiệm.
Qua những lần đi và dò hỏi như thế, ông Đức kết luận rằng: “Kể cả các vị vua chúa ngày xưa cũng đều ướp xác bằng hương liệu từ tinh dầu cổ am, gù hương hoặc dầu quế. Ngay cả thân xác của vua Lý Huệ Tông (ở đây ông Đức có nhầm lẫn, đây là nói về xác ướp của vua Lê Dụ Tông, vị vua thứ 11 của nhà Lê Trung Hưng, ở ngôi từ năm 1705-1729) cũng được ướp bằng hai loại tinh dầu này”.
Thế là ông Đức bắt tay vào việc tìm mua thứ nguyên liệu quý hiếm này. Vào thời điểm những năm 1980, chỉ 3 tỉnh mới có tinh dầu của cây gỗ cổ am gồm Hà Giang, Thanh Hóa và Quảng Bình. Giá tuy đắt đỏ nhưng ông vẫn quyết tâm tìm mua. Bên cạnh đó, ông còn cố công tìm mua cho được cả dầu gù hương đắt tiền được thế giới chuyên dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất nước hoa. Sau nhiều năm, ngoài việc có số lượng 600 lít tinh dầu gù hương, ông cũng sở hữu được ngần ấy tinh dầu cổ am.
Những cuộc thử nghiệm công phu
Ban đầu ông thử nghiệm ướp xác lợn. Sau khi giết thịt, ông chọn ra 4 con lợn, mỗi con nặng 15kg rồi cho vào 4 cái chum sành cỡ lớn khác nhau đặt ngay tại hang trong trang trại ở Lâm Sơn. Mỗi con lợn được ướp với 30 lít tinh dầu khác nhau.
Một năm sau, ông lần lượt mở từng chiếc chum ra để kiểm tra tình trạng của vật “thí nghiệm”. Đúng như dự đoán, con lợn thứ nhất được ướp bằng tinh dầu cổ am tuy có bị hao hụt đi một chút nhưng vẫn giữ được hình dạng ban đầu như trước. Hai con tiếp theo lần lượt được ướp bằng thứ tinh dầu của Ấn Độ thì kết quả không được tốt lắm. Tới con thứ tư, được ướp bằng tinh dầu gù hương quý hiếm, khi mở ra, con lợn vẫn còn nguyên vẹn và còn tỏa mùi hương. Ông Đức lúc ấy vui như mở cờ trong lòng.
Video bí ẩn đá đỏ trong Lăng Bác
Ngoài ra, ông Đức còn biết đến một phương pháp ướp xác đó là phía dưới trải vôi bột, sau đó đặt thi thể lên và đắp than trai lên trên. Cách làm này giúp xác ướp giữ nguyên vẹn và không bị biến dạng. Do đó, ông tìm đến khu vực núi Bà Đen ở Tây Ninh thu mua 6 tấn than trai - một loại than rất hiếm đốt từ thân cây trai, loài cây chỉ mọc ở vùng nắng gió Ninh Thuận, trồng cả chục năm nhưng thân cây chỉ bằng cổ chân.
“Nhưng sau khi thử nghiệm tôi thấy than chai chỉ có tác dụng giữ khô được xác ướp một thời gian đầu thôi. Tôi muốn xác ướp của mình phải lưu giữ được vĩnh viễn”, ông Đức cho hay.
Sau 20 năm đầu tư số tiền bạc khổng lồ để tìm mua các loại nguyên liệu quý hiếm để phục vụ việc ướp xác hai vợ chồng mình khi qua đời, ông Đức đã tìm ra một nguyên liệu ướp xác mới. Ông khẳng định: “Ở Việt Nam, tôi là người đầu tiên nghĩ ra phương pháp ướp xác ít chi phí và hiệu quả như vậy”. Đây cũng là nguyên liệu cuối cùng ông đã chuẩn bị sẵn cho việc lo hậu sự của mình.
Còn tiếp...
Nguồn: C.Tuân – Đ.Tuệ(Gia đình & Xã hội)
Bình luận