Việc VKS ký ban hành cáo trạng vào Chủ nhật có đúng luật? Quy định hiện hành về chuyện này ra sao?
Trong vụ Mai Xuân Nhân (chủ một cơ sở sản xuất nước đá) trộm cắp điện mà TAND tỉnh Khánh Hòa vừa xử phúc thẩm, có một tình tiết đáng chú ý về tố tụng: Cáo trạng của VKSND huyện Diên Khánh được ký ban hành vào Chủ nhật (10/11/2013).
Hai quan điểm trái ngược
Dù bản án sơ thẩm của TAND huyện Diên Khánh (phạt Nhân hai năm tù treo) đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa hủy vì chưa làm rõ thiệt hại mà bị cáo gây ra nhưng việc cáo trạng được ký ban hành vào Chủ nhật chưa được tòa xem xét, kết luận. Hiện trong giới luật sư, luật gia đang có hai luồng quan điểm trái ngược.
Theo luồng quan điểm thứ nhất, việc ký cáo trạng vào Chủ nhật đúng là khá hi hữu nhưng không vi phạm luật. Bởi lẽ BLTTHS chỉ quy định cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng và chữ ký của người lập cáo trạng, không hề nói VKS không được ký ban hành cáo trạng vào ngày nghỉ, ngày lễ.
Trong khi đó, luồng quan điểm thứ hai cho rằng việc ký quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng phải thực hiện đúng theo BLTTHS và các quy định khác của pháp luật. Chủ nhật là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động, công chức... Mọi hành vi, quyết định tố tụng hình sự phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN. Do đó, nếu BLTTHS chưa quy định là có được ký cáo trạng vào ngày nghỉ, ngày lễ hay không thì những người tiến hành tố tụng cũng không được tự làm, tự đặt ra cơ chế giải quyết không đúng với các quy định khác của pháp luật về lao động, công chức…
Không có căn cứ pháp lý
Theo chúng tôi, việc VKS các cấp làm việc 24/24 giờ trong ngày và làm việc trong cả ngày nghỉ, ngày lễ chỉ áp dụng cho hoạt động tiếp công dân, theo dõi, quản lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khám nghiệm, xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp...
Cụ thể, theo Quyết định số 59 ngày 6-2-2006 của viện trưởng VKSND Tối cao (về việc ban hành quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo… của VKS), việc tiếp công dân tại VKS được thực hiện 24/24 giờ trong ngày. Ngoài giờ làm việc hành chính, VKS các cấp chỉ tiếp công dân, cơ quan, tổ chức đến tố giác, báo tin về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, tiếp người phạm tội đến tự thú, đầu thú. Viện trưởng VKS các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân ngoài giờ hành chính (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ) theo ca trực nghiệp vụ…
Bên cạnh đó, theo Chỉ thị số 06 ngày 6-12-2013 của viện trưởng VKSND Tối cao, VKS các cấp phân công kiểm sát viên chuyên trách theo dõi, quản lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trực 24/24 giờ trong ngày để kiểm sát việc khám nghiệm, xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp...
Như vậy, theo quy định của ngành kiểm sát thì chế độ làm việc 24/24 giờ trong ngày, làm việc cả ngày nghỉ, ngày lễ không áp dụng cho hoạt động ký ban hành cáo trạng truy tố bị can. Từ đó có thể kết luận việc người có thẩm quyền của VKS ký ban hành cáo trạng vào Chủ nhật là không có căn cứ pháp lý.
Điều đáng nói là BLTTHS chưa quy định cụ thể về vấn đề này (tương tự là việc ký kết luận điều tra hay phát hành bản án chính thức vào ngày nghỉ, ngày lễ). Để áp dụng thống nhất, rất cần các cơ quan tố tụng trung ương có hướng dẫn chính thức.
NGUYỄN HỒNG HÀ, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa
Theo Pháp luật TPHCM
Hai quan điểm trái ngược
Dù bản án sơ thẩm của TAND huyện Diên Khánh (phạt Nhân hai năm tù treo) đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa hủy vì chưa làm rõ thiệt hại mà bị cáo gây ra nhưng việc cáo trạng được ký ban hành vào Chủ nhật chưa được tòa xem xét, kết luận. Hiện trong giới luật sư, luật gia đang có hai luồng quan điểm trái ngược.
Theo luồng quan điểm thứ nhất, việc ký cáo trạng vào Chủ nhật đúng là khá hi hữu nhưng không vi phạm luật. Bởi lẽ BLTTHS chỉ quy định cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng và chữ ký của người lập cáo trạng, không hề nói VKS không được ký ban hành cáo trạng vào ngày nghỉ, ngày lễ.
Trong khi đó, luồng quan điểm thứ hai cho rằng việc ký quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng phải thực hiện đúng theo BLTTHS và các quy định khác của pháp luật. Chủ nhật là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động, công chức... Mọi hành vi, quyết định tố tụng hình sự phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN. Do đó, nếu BLTTHS chưa quy định là có được ký cáo trạng vào ngày nghỉ, ngày lễ hay không thì những người tiến hành tố tụng cũng không được tự làm, tự đặt ra cơ chế giải quyết không đúng với các quy định khác của pháp luật về lao động, công chức…
Không có căn cứ pháp lý
Theo chúng tôi, việc VKS các cấp làm việc 24/24 giờ trong ngày và làm việc trong cả ngày nghỉ, ngày lễ chỉ áp dụng cho hoạt động tiếp công dân, theo dõi, quản lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiểm sát việc khám nghiệm, xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp...
Cụ thể, theo Quyết định số 59 ngày 6-2-2006 của viện trưởng VKSND Tối cao (về việc ban hành quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo… của VKS), việc tiếp công dân tại VKS được thực hiện 24/24 giờ trong ngày. Ngoài giờ làm việc hành chính, VKS các cấp chỉ tiếp công dân, cơ quan, tổ chức đến tố giác, báo tin về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, tiếp người phạm tội đến tự thú, đầu thú. Viện trưởng VKS các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân ngoài giờ hành chính (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ) theo ca trực nghiệp vụ…
Bên cạnh đó, theo Chỉ thị số 06 ngày 6-12-2013 của viện trưởng VKSND Tối cao, VKS các cấp phân công kiểm sát viên chuyên trách theo dõi, quản lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trực 24/24 giờ trong ngày để kiểm sát việc khám nghiệm, xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp...
Như vậy, theo quy định của ngành kiểm sát thì chế độ làm việc 24/24 giờ trong ngày, làm việc cả ngày nghỉ, ngày lễ không áp dụng cho hoạt động ký ban hành cáo trạng truy tố bị can. Từ đó có thể kết luận việc người có thẩm quyền của VKS ký ban hành cáo trạng vào Chủ nhật là không có căn cứ pháp lý.
Điều đáng nói là BLTTHS chưa quy định cụ thể về vấn đề này (tương tự là việc ký kết luận điều tra hay phát hành bản án chính thức vào ngày nghỉ, ngày lễ). Để áp dụng thống nhất, rất cần các cơ quan tố tụng trung ương có hướng dẫn chính thức.
NGUYỄN HỒNG HÀ, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa
Bình luận