Ma cà rồng tồn tại trong tâm thức cộng đồng các dân tộc Tây Bắc và được lưu truyền tận ngày nay.
Ma cà rồng thực hư lẫn lộn, ẩn mình trong hình hài những phụ nữ xinh đẹp mà người ta vẫn nhìn thấy trong cuộc sống hằng ngày, nhưng không thể nhìn thấy khi họ “hóa ma” gieo rắc tai ương cho người dân. Giải mã chuyện ma cà rồng là điều không mấy dễ dàng…
Khi tôi hỏi chuyện ma cà rồng, ông Lò Văn Biến ở bản Cang Nà, phường Trung Tâm, TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái năm nay đã trên 70 tuổi, nghệ nhân sưu tầm, biên dịch chữ Thái cổ im lặng một lúc rồi gật đầu bảo tôi: Người dân Tây Bắc vẫn tin có chuyện ma cà rồng đấy anh ạ, nhất là trong cộng đồng người Thái chúng tôi. Để bắt được ma cà rồng chỉ những thầy mo cao tay với nhiều phép thuật mới bắt nổi. Thung lũng Mường Lò có nhiều thầy mo, nhưng có một người cao tay nhất mà tôi được biết là thầy mo Lò Văn Phong ở bản Cại, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn...
Tôi mấy chục năm sống ở Tây Bắc, đi qua nhiều vùng đất, nhiều khi thức thâu đêm xem các thầy mo cúng, tung các phép thuật bắt tà ma trong các con bệnh nhưng chưa được tận mắt nhìn thấy thầy mo bắt ma cà rồng. Đó là điều bí ẩn mà tôi mong muốn được tận mắt thấy. Vì thế tôi nhờ ông Biến dẫn tôi tới nhà thầy mo Lò Văn Phong để tìm hiểu việc này.
Ông Biến không ngần ngại dẫn tôi tới nhà ông Phong. Nhà ông Phong cũng giống như mọi ngôi nhà sàn của người Thái ở bản Cại, mái lợp bằng fibroximang. Ở nhà lúc này chỉ có bà vợ ông Phong và người con trai Lò Văn Đương vừa đi làm đồng về. Hỏi ra mới biết ông Phong đang đi cúng cho vợ ông Lò Văn Ngân, ở bản Muông Hán xã Phúc Sơn. Sau một hồi trò chuyện, ông Biến quay lại bảo tôi: Cúng ma này chắc nhanh thôi, ông Phong sắp về rồi, ta lên nhà đợi ông ấy đi.
Lò Văn Đương ngồi tiếp chúng tôi. Ông Phong có ba người con trai, Đương được ông Phong nhắm truyền lại nghề thầy mo cho anh. Tôi hỏi Đương đã bao nhiêu lần đi cúng theo ông Phong và thuộc bài cúng nào chưa? Đương vê thuốc cho vào nõ điếu bật lửa hút một hơi dài, sau khi nhả đám khói bay mù mịt mới quay lại: Cháu vài lần theo bố đi cúng cho người ta, thuộc một vài bài không nhiều đâu.
Tôi hỏi: Nếu không thuộc bài thì sau này cúng làm sao được? Đương ngửa mặt lên trời, hai mắt lim dim bảo tôi: Nếu bố cháu truyền lại cho cháu thì khi đó cháu tự biết thôi. Cũng như bố cháu, có học nghề mo đâu mà biết, hồn của các ông mo trước nhập vào bố cháu dạy cho bố cháu tất các bài cúng, cả thổi sáo nữa.
Đợi một lúc thì ông Lò Văn Phong về, sau vài lời thăm hỏi, tôi đứng dậy xin được thắp hương lên bàn thờ nhà ông. Lò Văn Đương đốt hai nén hương đưa cho tôi, sau khi khấn vái thắp hương xong tôi đặt vào chiếc đĩa trên bàn thờ mấy chục ngàn xin được nói chuyện ma với ông Phong. Khi quay lại bàn uống nước, ông Biến bảo tôi: Bây giờ thì anh và ông Phong nói chuyện thoải mái, khi anh đã làm lễ xin phép các ma trên bàn thờ kia rồi…
Trước khi nói chuyện ma, ông Phong tới bên bàn thờ lẩm nhẩm câu gì tựa hồ như xin phép tổ tiên và các ma rồi mới kể cho tôi nghe: Trước đây tôi chỉ học đến lớp hai, lớp ba gì đấy lâu rồi không nhớ nữa, chữ biết chữ không. Năm tôi 35 tuổi thì mơ thấy mình lạc vào một đám cúng, trong đám cúng ấy tôi thấy bác Cầm Ngọc Inh và cậu Lò Văn Lặn là hai người làm nghề mo đã chết khá lâu rồi.
Hai ông bảo: Mày thay chúng tao vào cúng đi. Tôi lắc đầu: Cháu có biết cúng bao giờ đâu. Hai ông dắt tôi vào bàn thờ, lấy ghế cho tôi ngồi bảo: Chúng tao thổi sáo cho mày cúng. Mày cứ cúng, chúng tao sẽ dạy cho. Ông Lặn ngồi thổi sáo, còn ông Inh ngồi phía sau đọc cho tôi từng bài cúng, tôi cứ thế đọc theo.
Tôi nằm mê mệt như thế 3 ngày 3 đêm liền không ăn uống gì cả, cứ như lạc vào những đêm cúng tế liên miên do hai ông mo dắt đi từ nơi này sang nơi khác, qua hết bản người Thái, tới bản người Khơ Mú, rồi lên bản người Mông… Hai ông Cầm Văn Inh và Lò Văn Lặn đưa đi khắp nơi cho đến khi tỉnh dậy tôi không nhớ hai ông đưa mình đi những đâu xa lắm...
Im lặng một lát ông Phong hồi tưởng nhớ lại chuyện cách nay 40 năm: Khi tỉnh dậy tôi như người chẳng ra ốm cũng chẳng ra khỏe, cứ ngẩn ngơ như người mất hồn muốn bỏ nhà ra đi, nhưng cũng chẳng biết mình đi đâu, tay chân buồn bực như người phát phiền, nhìn ai cũng mờ mờ ảo ảo. Rồi chẳng biết vì sao năm 1976 tôi bán ngôi nhà sàn cột to hơn ngôi nhà này được 2.200 đồng, lấy 1.000 đồng trả nợ còn 1.200 đồng mua cây cột và mua một con bò để nuôi rồi dựng một ngôi nhà sàn bé để ở.
Sau đó tôi đi một tuần sang Sơn La đón ông mo Lò Văn Lả bên kia sông Mã về nhà tôi lập bàn thờ. Cũng chỉ để thờ cúng bố mẹ và ma nhà thôi chứ chưa biết cúng cho ai. Lúc đầu tôi chỉ cúng trong nhà, sau các nhà khác mời sang cúng hộ. Từ cúng ma nhà rồi chẳng hiểu sao tôi biết cúng các loại ma: Người chửa chết, người chết ngoài đường, người ăn lá ngón chết… nhiều lắm mấy trăm bài cúng tự dưng mình biết thôi.
Khi ngồi vào bàn cúng, thì tôi thấy hai ông Cầm Ngọc Inh và Lò Văn Lặn đứng ở hai bên, nhắc cho tôi từng bài, cúng một hai lần thì thuộc, chỗ nào quên thì hai ông lại nhắc cho. Có rất nhiều ma: Ma rừng, ma núi, ma nhà… nhưng ma to nhất gọi là Phi Luông ngự ở trên rừng, cúng ma này phải chém chó để bảo vệ người ốm, vì Phi Luông hiện hình trong con chó mà.
Tôi hỏi vì sao hồn hai ông mo Cầm Ngọc Inh và Lò Văn Lặn lại không nhập vào con cái các ông ấy mà lại nhập vào ông? Ông Phong bảo: Cả hai ông ấy đều không có con trai. Cũng chả hiểu sao hồn của hai ông ấy lại nhập vào tôi, bắt tôi làm mo chứ tôi khi lớn lên lấy vợ có bao giờ nghĩ mình làm thầy mo đi cúng cho người ta đâu.
Tôi có ba con trai, khi chết tôi sẽ truyền cho thằng Đương này, bây giờ nó chưa biết cúng vì tôi chưa giao bàn thờ và Quân cả tạo han cho nó. Khi nào sắp chết tôi mới làm lễ xin phép hai ông Cầm Ngọc Inh và Lò Văn Lặn truyền nghề thầy mo cho nó. Khi được giao bàn thờ cùng Quân cả tạo han khi đó nó mới biết cúng. Cũng như tôi thôi, không cần học các bài cúng đâu tự khắc các ông ấy nhắc cho.
Quân cả tạo han gồm 16 người, hiểu nôm na là 16 quân âm binh mỗi khi ông Phong đi cúng ở đâu thì mang theo 16 quân âm binh ấy đi theo vừa làm bảo vệ vừa sắp đồ cúng và bắt các ma do ông sai đi bắt. Trong số đó có các ông: Lò Văn Xết, người Xá Cẩu (khơ Mú), Lò Văn Cột, Vì Văn Đôi, Lò Văn Ồn, Lò Văn Tinh, Lò Văn Lặn, Cầm Ngọc Inh… Đây là những người trước khi chết đều là những thầy mo, khi chết đi thì ông Phong mời các linh hồn họ về làm quân cho mình, trong đó có cả hai ông mo Cầm Ngọc Inh và Lò Văn Lặn. Khi vào bàn cúng nếu ma nào khó bắt thì ông Phong phải mời Inh và ông Lặn giúp mình đi bắt con ma đó về.
Ông Phong lấy một số đồ cúng mang trong chiếc túi vải, bao gồm: Dao để chém ma, sáo, quạt giấy, mũ và quần áo mặc khi làm lễ cúng… tuyệt nhiên không thấy quyển sách cúng nào. Ông bảo: Các bài cúng ở trong đầu tôi rồi, cúng ma nào thì đọc bài ấy, quên thì hai ông Inh, ông Lặn nhắc cho. Tôi hỏi: Còn ma cà rồng thì bắt nó như thế nào? Nghe đến ma cà rồng ông Phong lặng người một lúc rồi rít liền mấy điếu thuốc. Ây dà! Chuyện này dài đấy, kể một lúc chưa hết đâu.
Nguồn: Thái Sinh(Nông nghiệp VN)
Ma cà rồng thực hư lẫn lộn, ẩn mình trong hình hài những phụ nữ xinh đẹp mà người ta vẫn nhìn thấy trong cuộc sống hằng ngày, nhưng không thể nhìn thấy khi họ “hóa ma” gieo rắc tai ương cho người dân. Giải mã chuyện ma cà rồng là điều không mấy dễ dàng…
Khi tôi hỏi chuyện ma cà rồng, ông Lò Văn Biến ở bản Cang Nà, phường Trung Tâm, TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái năm nay đã trên 70 tuổi, nghệ nhân sưu tầm, biên dịch chữ Thái cổ im lặng một lúc rồi gật đầu bảo tôi: Người dân Tây Bắc vẫn tin có chuyện ma cà rồng đấy anh ạ, nhất là trong cộng đồng người Thái chúng tôi. Để bắt được ma cà rồng chỉ những thầy mo cao tay với nhiều phép thuật mới bắt nổi. Thung lũng Mường Lò có nhiều thầy mo, nhưng có một người cao tay nhất mà tôi được biết là thầy mo Lò Văn Phong ở bản Cại, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn...
Một buổi cúng ma ruộng của người Thái Mường Lò |
Tôi mấy chục năm sống ở Tây Bắc, đi qua nhiều vùng đất, nhiều khi thức thâu đêm xem các thầy mo cúng, tung các phép thuật bắt tà ma trong các con bệnh nhưng chưa được tận mắt nhìn thấy thầy mo bắt ma cà rồng. Đó là điều bí ẩn mà tôi mong muốn được tận mắt thấy. Vì thế tôi nhờ ông Biến dẫn tôi tới nhà thầy mo Lò Văn Phong để tìm hiểu việc này.
Ông Biến không ngần ngại dẫn tôi tới nhà ông Phong. Nhà ông Phong cũng giống như mọi ngôi nhà sàn của người Thái ở bản Cại, mái lợp bằng fibroximang. Ở nhà lúc này chỉ có bà vợ ông Phong và người con trai Lò Văn Đương vừa đi làm đồng về. Hỏi ra mới biết ông Phong đang đi cúng cho vợ ông Lò Văn Ngân, ở bản Muông Hán xã Phúc Sơn. Sau một hồi trò chuyện, ông Biến quay lại bảo tôi: Cúng ma này chắc nhanh thôi, ông Phong sắp về rồi, ta lên nhà đợi ông ấy đi.
Nghệ nhân Lò Văn Biến (trái) và thầy mo Lò Văn Phong (phải) |
Lò Văn Đương ngồi tiếp chúng tôi. Ông Phong có ba người con trai, Đương được ông Phong nhắm truyền lại nghề thầy mo cho anh. Tôi hỏi Đương đã bao nhiêu lần đi cúng theo ông Phong và thuộc bài cúng nào chưa? Đương vê thuốc cho vào nõ điếu bật lửa hút một hơi dài, sau khi nhả đám khói bay mù mịt mới quay lại: Cháu vài lần theo bố đi cúng cho người ta, thuộc một vài bài không nhiều đâu.
Tôi hỏi: Nếu không thuộc bài thì sau này cúng làm sao được? Đương ngửa mặt lên trời, hai mắt lim dim bảo tôi: Nếu bố cháu truyền lại cho cháu thì khi đó cháu tự biết thôi. Cũng như bố cháu, có học nghề mo đâu mà biết, hồn của các ông mo trước nhập vào bố cháu dạy cho bố cháu tất các bài cúng, cả thổi sáo nữa.
Đợi một lúc thì ông Lò Văn Phong về, sau vài lời thăm hỏi, tôi đứng dậy xin được thắp hương lên bàn thờ nhà ông. Lò Văn Đương đốt hai nén hương đưa cho tôi, sau khi khấn vái thắp hương xong tôi đặt vào chiếc đĩa trên bàn thờ mấy chục ngàn xin được nói chuyện ma với ông Phong. Khi quay lại bàn uống nước, ông Biến bảo tôi: Bây giờ thì anh và ông Phong nói chuyện thoải mái, khi anh đã làm lễ xin phép các ma trên bàn thờ kia rồi…
Thầy mo Lò Văn Phong xin phép tổ tiên và các ma trước khi kể chuyện cúng ma cho nhà báo nghe |
Trước khi nói chuyện ma, ông Phong tới bên bàn thờ lẩm nhẩm câu gì tựa hồ như xin phép tổ tiên và các ma rồi mới kể cho tôi nghe: Trước đây tôi chỉ học đến lớp hai, lớp ba gì đấy lâu rồi không nhớ nữa, chữ biết chữ không. Năm tôi 35 tuổi thì mơ thấy mình lạc vào một đám cúng, trong đám cúng ấy tôi thấy bác Cầm Ngọc Inh và cậu Lò Văn Lặn là hai người làm nghề mo đã chết khá lâu rồi.
Hai ông bảo: Mày thay chúng tao vào cúng đi. Tôi lắc đầu: Cháu có biết cúng bao giờ đâu. Hai ông dắt tôi vào bàn thờ, lấy ghế cho tôi ngồi bảo: Chúng tao thổi sáo cho mày cúng. Mày cứ cúng, chúng tao sẽ dạy cho. Ông Lặn ngồi thổi sáo, còn ông Inh ngồi phía sau đọc cho tôi từng bài cúng, tôi cứ thế đọc theo.
Tôi nằm mê mệt như thế 3 ngày 3 đêm liền không ăn uống gì cả, cứ như lạc vào những đêm cúng tế liên miên do hai ông mo dắt đi từ nơi này sang nơi khác, qua hết bản người Thái, tới bản người Khơ Mú, rồi lên bản người Mông… Hai ông Cầm Văn Inh và Lò Văn Lặn đưa đi khắp nơi cho đến khi tỉnh dậy tôi không nhớ hai ông đưa mình đi những đâu xa lắm...
Thầy mo giới thiệu các đồ mang đi cúng với tác giả |
Im lặng một lát ông Phong hồi tưởng nhớ lại chuyện cách nay 40 năm: Khi tỉnh dậy tôi như người chẳng ra ốm cũng chẳng ra khỏe, cứ ngẩn ngơ như người mất hồn muốn bỏ nhà ra đi, nhưng cũng chẳng biết mình đi đâu, tay chân buồn bực như người phát phiền, nhìn ai cũng mờ mờ ảo ảo. Rồi chẳng biết vì sao năm 1976 tôi bán ngôi nhà sàn cột to hơn ngôi nhà này được 2.200 đồng, lấy 1.000 đồng trả nợ còn 1.200 đồng mua cây cột và mua một con bò để nuôi rồi dựng một ngôi nhà sàn bé để ở.
Sau đó tôi đi một tuần sang Sơn La đón ông mo Lò Văn Lả bên kia sông Mã về nhà tôi lập bàn thờ. Cũng chỉ để thờ cúng bố mẹ và ma nhà thôi chứ chưa biết cúng cho ai. Lúc đầu tôi chỉ cúng trong nhà, sau các nhà khác mời sang cúng hộ. Từ cúng ma nhà rồi chẳng hiểu sao tôi biết cúng các loại ma: Người chửa chết, người chết ngoài đường, người ăn lá ngón chết… nhiều lắm mấy trăm bài cúng tự dưng mình biết thôi.
Khi ngồi vào bàn cúng, thì tôi thấy hai ông Cầm Ngọc Inh và Lò Văn Lặn đứng ở hai bên, nhắc cho tôi từng bài, cúng một hai lần thì thuộc, chỗ nào quên thì hai ông lại nhắc cho. Có rất nhiều ma: Ma rừng, ma núi, ma nhà… nhưng ma to nhất gọi là Phi Luông ngự ở trên rừng, cúng ma này phải chém chó để bảo vệ người ốm, vì Phi Luông hiện hình trong con chó mà.
Thầy mo thổi một bài sáo cúng cho ông Lò Văn Biến nghe |
Tôi hỏi vì sao hồn hai ông mo Cầm Ngọc Inh và Lò Văn Lặn lại không nhập vào con cái các ông ấy mà lại nhập vào ông? Ông Phong bảo: Cả hai ông ấy đều không có con trai. Cũng chả hiểu sao hồn của hai ông ấy lại nhập vào tôi, bắt tôi làm mo chứ tôi khi lớn lên lấy vợ có bao giờ nghĩ mình làm thầy mo đi cúng cho người ta đâu.
Tôi có ba con trai, khi chết tôi sẽ truyền cho thằng Đương này, bây giờ nó chưa biết cúng vì tôi chưa giao bàn thờ và Quân cả tạo han cho nó. Khi nào sắp chết tôi mới làm lễ xin phép hai ông Cầm Ngọc Inh và Lò Văn Lặn truyền nghề thầy mo cho nó. Khi được giao bàn thờ cùng Quân cả tạo han khi đó nó mới biết cúng. Cũng như tôi thôi, không cần học các bài cúng đâu tự khắc các ông ấy nhắc cho.
Lò Văn Đương, người được bố Lò Văn Phong chọn để truyền nghề mo |
Quân cả tạo han gồm 16 người, hiểu nôm na là 16 quân âm binh mỗi khi ông Phong đi cúng ở đâu thì mang theo 16 quân âm binh ấy đi theo vừa làm bảo vệ vừa sắp đồ cúng và bắt các ma do ông sai đi bắt. Trong số đó có các ông: Lò Văn Xết, người Xá Cẩu (khơ Mú), Lò Văn Cột, Vì Văn Đôi, Lò Văn Ồn, Lò Văn Tinh, Lò Văn Lặn, Cầm Ngọc Inh… Đây là những người trước khi chết đều là những thầy mo, khi chết đi thì ông Phong mời các linh hồn họ về làm quân cho mình, trong đó có cả hai ông mo Cầm Ngọc Inh và Lò Văn Lặn. Khi vào bàn cúng nếu ma nào khó bắt thì ông Phong phải mời Inh và ông Lặn giúp mình đi bắt con ma đó về.
Ông Phong lấy một số đồ cúng mang trong chiếc túi vải, bao gồm: Dao để chém ma, sáo, quạt giấy, mũ và quần áo mặc khi làm lễ cúng… tuyệt nhiên không thấy quyển sách cúng nào. Ông bảo: Các bài cúng ở trong đầu tôi rồi, cúng ma nào thì đọc bài ấy, quên thì hai ông Inh, ông Lặn nhắc cho. Tôi hỏi: Còn ma cà rồng thì bắt nó như thế nào? Nghe đến ma cà rồng ông Phong lặng người một lúc rồi rít liền mấy điếu thuốc. Ây dà! Chuyện này dài đấy, kể một lúc chưa hết đâu.
Nguồn: Thái Sinh(Nông nghiệp VN)
Bình luận