(VTC News) - Quá trình hun xác diễn ra trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Lúc này, xác tù trưởng đã quắt lại như một cục gỗ, lên màu đen bóng.
Có thể nói, bộ tộc Dani, ở thung lũng Baliem, Indonesia, là một trong số những bộ tộc vẫn giữ được cách sống hoang dã nhất hành tinh.
Đàn ông của bộ tộc này chỉ biết săn bắn kiếm sống, đàn bà hái lượm và sinh đẻ. Xưa kia, họ là những kẻ khát máu, chuyên săn đầu người các bộ tộc khác. Sự cấm đoán nghiêm ngặt của chính quyền mới khiến phong tục tàn bạo này mất đi.
Những năm gần đây, du lịch phát triển, dân phượt khắp thế giới kéo đến thung lũng Baliem, song cuộc sống của họ vẫn không hề bị xáo trộn nhiều, họ vẫn giữ nguyên vẹn những hủ tục lạc hậu cũng như nền văn hóa cổ xưa, độc đáo.
Đàn ông của bộ tộc này chỉ dùng quả bầu hoặc vật hình ống để che dương vật và phụ nữ dùng cỏ che phần thân dưới.
Phụ nữ của bộ tộc này rất thiệt thòi. Họ phải lo toàn bộ cuộc sống gia đình. Đàn ông chỉ vui thú với săn bắn, hát hò, nhảy múa.
Có một tục lệ đau lòng vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, là mỗi khi người thân mất đi, phụ nữ phải vào rừng, dùng rìu đá chặt đứt 1 ngón tay của mình. Hành động đó được coi là sự chia sẻ nỗi đau với người đã khuất. Những người phụ nữ lớn tuổi ở bộ tộc Dani thường chẳng còn ngón tay nào nguyên vẹn.
Điều lý thú nhất ở bộ tộc này với các nhà khoa học, những người mê khám phá, chính là những xác ướp của các vị tù trưởng.
Những xác ướp kỳ dị kia được người Dani coi như báu vật, thứ rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Những xác ướp đó cũng cuốn hút sự tò mò của khách du lịch.
Xác tù trưởng được đặt trong một ngôi nhà, mà họ gọi là nhà thiêng, dưới sự cai quản của một tù trưởng. Không ai được bước vào ngôi nhà đó khi chưa có sự cho phép của vị tù trưởng. Ai trái lời, sẽ bị bộ tộc này cắt đầu.
Tù trưởng của bộ tộc Dani như một ông vua con, có quyền lực rất lớn. Xưa kia, tù trưởng là những chiến binh dũng cảm nhất, lãnh đạo bộ tộc trong các cuộc chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ.
Tù trưởng cũng là một chuyên gia săn đầu người và lãnh đạo các cuộc săn đầu người đẫm máu.
Biết mình sắp chết, vị tù trưởng lừng lẫy sẽ chọn cho mình 1 người thay thế. Khi tù trưởng chết đi, người thay thế sẽ ướp xác vị tù trưởng.
Mục đích của việc ướp xác, một là để tưởng nhớ công lao vĩ đại của tù trưởng, hai là để bộ lạc được may mắn, được linh hồn tù trưởng bảo vệ.
Người Dani có nhiều cách an táng, hầu hết là đem thiêu, rồi chôn tro cốt xuống đất. Chỗ chôn tro cốt được đắp cao hơn mặt đất một chút để đánh dấu.
Chỉ có những tù trưởng vĩ đại, có công lao cực lớn với bộ lạc và khi sắp chết được bộ lạc đề nghị, mới đồng ý cho bộ lạc ướp xác. Chính vì vậy, trải qua hàng ngàn năm nay, chỉ có khoảng 10 xác ướp tù trưởng được tìm thấy ở thung lũng Baliem của bộ tộc Dani này.
Nói là ướp xác, nhưng sự thực đây là cuộc hun xác bằng khói bếp. Việc hun xác diễn ra ở trong chính ngôi nhà của tù trưởng. Những ngày hun xác, không ai ngoài người kế vị được vào ngôi nhà này.
Đây là nhiệm vụ cao cả. Người kế vị sẽ khoét hông để moi hết nội tạng của tù trưởng ra. Đặt tù trưởng ở tư thế ngồi bó gối, buộc dây cố định vị trí và đưa tù trưởng lên gác bếp.
Gác bếp cao hơn bếp khoảng 1 đến 1,5m. Lửa được nhóm phía dưới. Lửa cháy ngày đêm, phả hơi nóng và khói lên xác tù trưởng. Nước sẽ bốc hơi, mỡ sẽ chảy từ toàn bộ cơ thể qua lỗ khoét ở hông. Chỗ nào đọng mỡ, thì người hun xác dùng kim nhọn chọc thủng để mỡ chảy ra.
Quá trình hun xác diễn ra trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Lúc này, xác tù trưởng đã quắt lại như một cục gỗ, lên màu đen bóng.
Không rõ quá trình bảo quản diễn ra như thế nào, nhưng có những xác ướp đã tồn tại 500 năm. Xác ướp ít tuổi cùng hơn 200 năm rồi. Ngôi nhà chứa thi hài tù trưởng đã được làm lại cả chục lần, song xác ướp thì vẫn giữ hình dáng y như cũ.
Người Dani tin rằng, tù trưởng của họ là bất tử, sẽ tồn tại mãi mãi, cùng với sự tồn tại của bộ lạc, để che chở cho bộ lạc.
Vào các dịp lễ lớn, vị tù trưởng sau khi làm các lễ cúng theo truyền thống, gồm có lợn, gà, thì mới được mang thi hài tù trưởng ra ngoài để cả bộ lạc chiêm ngưỡng. Người ta sẽ đeo các vòng trang sức lên cổ tù trưởng để cầu xin may mắn.
Chỉ những người có uy tín lớn nhất bộ lạc mới được trông coi, bảo quản xác ướp. Người đó chính là các tù trưởng. Có xác ướp ở cùng, vị tù trưởng càng có quyền lực ghê gớm. Cộng đồng người Dani nào có xác ướp, thì cộng đồng đó có sự tự hào và có sức mạnh.
Kính mời độc giả xem những tấm hình hấp dẫn về xác ướp tù trưởng Dani trong slideshow:
Trần Bình Thủy (Brommel, Bakubo, Moreindonesia)
Có thể nói, bộ tộc Dani, ở thung lũng Baliem, Indonesia, là một trong số những bộ tộc vẫn giữ được cách sống hoang dã nhất hành tinh.
Đàn ông của bộ tộc này chỉ biết săn bắn kiếm sống, đàn bà hái lượm và sinh đẻ. Xưa kia, họ là những kẻ khát máu, chuyên săn đầu người các bộ tộc khác. Sự cấm đoán nghiêm ngặt của chính quyền mới khiến phong tục tàn bạo này mất đi.
Xác ướp được cất giữ trong một ngôi nhà thiêng. |
Những năm gần đây, du lịch phát triển, dân phượt khắp thế giới kéo đến thung lũng Baliem, song cuộc sống của họ vẫn không hề bị xáo trộn nhiều, họ vẫn giữ nguyên vẹn những hủ tục lạc hậu cũng như nền văn hóa cổ xưa, độc đáo.
Đàn ông của bộ tộc này chỉ dùng quả bầu hoặc vật hình ống để che dương vật và phụ nữ dùng cỏ che phần thân dưới.
Phụ nữ của bộ tộc này rất thiệt thòi. Họ phải lo toàn bộ cuộc sống gia đình. Đàn ông chỉ vui thú với săn bắn, hát hò, nhảy múa.
Có một tục lệ đau lòng vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, là mỗi khi người thân mất đi, phụ nữ phải vào rừng, dùng rìu đá chặt đứt 1 ngón tay của mình. Hành động đó được coi là sự chia sẻ nỗi đau với người đã khuất. Những người phụ nữ lớn tuổi ở bộ tộc Dani thường chẳng còn ngón tay nào nguyên vẹn.
Điều lý thú nhất ở bộ tộc này với các nhà khoa học, những người mê khám phá, chính là những xác ướp của các vị tù trưởng.
Những xác ướp kỳ dị kia được người Dani coi như báu vật, thứ rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Những xác ướp đó cũng cuốn hút sự tò mò của khách du lịch.
Xác tù trưởng được đặt trong một ngôi nhà, mà họ gọi là nhà thiêng, dưới sự cai quản của một tù trưởng. Không ai được bước vào ngôi nhà đó khi chưa có sự cho phép của vị tù trưởng. Ai trái lời, sẽ bị bộ tộc này cắt đầu.
Tù trưởng của bộ tộc Dani như một ông vua con, có quyền lực rất lớn. Xưa kia, tù trưởng là những chiến binh dũng cảm nhất, lãnh đạo bộ tộc trong các cuộc chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ.
Tù trưởng cũng là một chuyên gia săn đầu người và lãnh đạo các cuộc săn đầu người đẫm máu.
Biết mình sắp chết, vị tù trưởng lừng lẫy sẽ chọn cho mình 1 người thay thế. Khi tù trưởng chết đi, người thay thế sẽ ướp xác vị tù trưởng.
Mục đích của việc ướp xác, một là để tưởng nhớ công lao vĩ đại của tù trưởng, hai là để bộ lạc được may mắn, được linh hồn tù trưởng bảo vệ.
Người Dani có nhiều cách an táng, hầu hết là đem thiêu, rồi chôn tro cốt xuống đất. Chỗ chôn tro cốt được đắp cao hơn mặt đất một chút để đánh dấu.
Chỉ có những tù trưởng vĩ đại, có công lao cực lớn với bộ lạc và khi sắp chết được bộ lạc đề nghị, mới đồng ý cho bộ lạc ướp xác. Chính vì vậy, trải qua hàng ngàn năm nay, chỉ có khoảng 10 xác ướp tù trưởng được tìm thấy ở thung lũng Baliem của bộ tộc Dani này.
Nói là ướp xác, nhưng sự thực đây là cuộc hun xác bằng khói bếp. Việc hun xác diễn ra ở trong chính ngôi nhà của tù trưởng. Những ngày hun xác, không ai ngoài người kế vị được vào ngôi nhà này.
Đây là nhiệm vụ cao cả. Người kế vị sẽ khoét hông để moi hết nội tạng của tù trưởng ra. Đặt tù trưởng ở tư thế ngồi bó gối, buộc dây cố định vị trí và đưa tù trưởng lên gác bếp.
Gác bếp cao hơn bếp khoảng 1 đến 1,5m. Lửa được nhóm phía dưới. Lửa cháy ngày đêm, phả hơi nóng và khói lên xác tù trưởng. Nước sẽ bốc hơi, mỡ sẽ chảy từ toàn bộ cơ thể qua lỗ khoét ở hông. Chỗ nào đọng mỡ, thì người hun xác dùng kim nhọn chọc thủng để mỡ chảy ra.
Quá trình hun xác diễn ra trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Lúc này, xác tù trưởng đã quắt lại như một cục gỗ, lên màu đen bóng.
Không rõ quá trình bảo quản diễn ra như thế nào, nhưng có những xác ướp đã tồn tại 500 năm. Xác ướp ít tuổi cùng hơn 200 năm rồi. Ngôi nhà chứa thi hài tù trưởng đã được làm lại cả chục lần, song xác ướp thì vẫn giữ hình dáng y như cũ.
Người Dani tin rằng, tù trưởng của họ là bất tử, sẽ tồn tại mãi mãi, cùng với sự tồn tại của bộ lạc, để che chở cho bộ lạc.
Vào các dịp lễ lớn, vị tù trưởng sau khi làm các lễ cúng theo truyền thống, gồm có lợn, gà, thì mới được mang thi hài tù trưởng ra ngoài để cả bộ lạc chiêm ngưỡng. Người ta sẽ đeo các vòng trang sức lên cổ tù trưởng để cầu xin may mắn.
Chỉ những người có uy tín lớn nhất bộ lạc mới được trông coi, bảo quản xác ướp. Người đó chính là các tù trưởng. Có xác ướp ở cùng, vị tù trưởng càng có quyền lực ghê gớm. Cộng đồng người Dani nào có xác ướp, thì cộng đồng đó có sự tự hào và có sức mạnh.
Kính mời độc giả xem những tấm hình hấp dẫn về xác ướp tù trưởng Dani trong slideshow:
Trần Bình Thủy (Brommel, Bakubo, Moreindonesia)
Bình luận