(VTC News) – Chuyến thăm lần này của Tổng thống Mỹ Barack Obama được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hai nước cũng như tạo nền tảng cho nền kinh tế Việt Nam có bước tiến mới.
Bill Clinton và chuyến đi lịch sử
Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thực hiện “chuyến viếng thăm lịch sử” sang Việt Nam. Dù chỉ có mặt ở Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi (từ 16-19/11), ông Clinton đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận trong nước cũng như quốc tế vì đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tới Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Chuyến đi lịch sử này của Tổng thống Clinton giúp đẩy mạnh quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Và quan trọng hơn, nó giúp 2 quốc gia hàn gắn “vết thương chiến tranh”.
Sau chuyến đi của ông Clinton, mối quan hệ Việt – Mỹ được cải thiện đáng kể. Hai quốc gia ngày càng gần gũi, thân thiện hơn. Nhờ đó, mối giao thương cũng phát triển mạnh theo năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, nếu năm 1995, thương mại giữa hai nước chỉ đạt 200 triệu USD thì con số này đã vọt lên 43,5 tỷ USD vào năm 2015.
Nếu so sánh với năm 1993 – một năm trước khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam thì thương mại giữa hai nước tăng tới 668 lần. Đây thực sự là con số vô cùng ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng giao dịch sẽ có nhiều bước tiến triển mới. Dự kiến thương mại Việt Mỹ sẽ tăng lên đến 57 tỷ USD vào năm 2020.
Có được thành tích này là do việc hợp tác giữa hai bên ngày càng phát triển. Trong năm 2015, Mỹ hiện là một trong 5 bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Thương mại hai chiều đạt 41,43 tỷ USD, chiếm 12,64% giá trị thương mại của Việt Nam với tất cả các đối tác trên toàn thế giới.
Tại hội thảo về chiến tranh Việt Nam do Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson và trường Đại học Texas tổ chức tại thành phố Austin, bang Texas ngày 29/4/2016, Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định: “Việt Nam và Mỹ là những đối tác quan trọng của nhau. Chỉ trong vòng 2 thập kỷ bình thường hóa, quan hệ 2 nước đã đạt được những tiến bộ lớn, vượt trên cả kỳ vọng. Quan hệ đối tác của chúng ta ngày nay đã trải dài từ hợp tác song phương tới đa phương”.
Sau Tổng thống Bill Clinton, tổng thống George Bush cũng đến thăm Việt Nam từ ngày 17-20/11/2006 để tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC. Chuyến đi này của ông Bush được đánh giá ít quan trọng hơn chuyến đi của ông Bill Clinton.
Barack Obama và chuyến đi “trọng lượng”
Trong những ngày này, mọi con mắt đều đổ dồn vào chuyến thăm của ông Obama. Chuyến công du lần này của ông Obama được cho là sẽ nâng mối quan hệ hai quốc gia lên tầm cao mới.
Trả lời phỏng vấn PV báo điện tử VTC News, TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá rất cao chuyến thăm lần này của Tổng thống Barack Obama.
“Xét về giai đoạn lịch sử, chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton là quan trọng nhất. Nếu không có những nỗ lực của ông Clinton, có thể sẽ không có những lần công du của ông Bush, ông Barack Obama. Có thể thấy, ông Clinton mở ra chương mới cho quan hệ Việt – Mỹ. Đây là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, chuyến thăm của ông Obama có thể có ‘trọng lượng’ hơn vì nó mở ra nhiều bước ngoặt về hợp tác” – TS Hiếu bình luận.
TS Hiếu cho biết trong chuyến thăm lần này của ông Obama, sẽ có nhiều vấn đề quan trọng được đề cập tới nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP chính là yếu tố khiến chuyến thăm của ông Obama có “trọng lượng”.
Đồng quan điểm với TS Hiếu, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cho biết chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama là vô cùng quan trọng, quan trọng ở rất nhiều lĩnh vực như quốc phóng, giáo dục, kinh tế,...
Xét về kinh tế, theo TS Lê Đăng Doanh, Hiệp định TPP là yếu tố quan trọng nhất. Ông Doanh cho biết khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế. Với mức thuế thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh không phải thành viên của TPP, Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh.
Ông Doanh đưa ra ví dụ khi TPP có hiệu lực, thuế suất của gạo Việt Nam vào thị trường Mỹ chỉ còn 0% trong khi các đối thủ khác như Thái Lan, Ấn Độ phải chịu thuế 7%. Đó là khoảng cách xa. Hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ cũng chỉ chịu thuế 0% nhưng nhưng một số đối thủ như Bangladesh phải chịu thuế từ 17-21%.
“Như vậy, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam rất lớn. Dự kiến sau TPP, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng vọt và đạt 57 tỷ USD vào năm 2020. Đây là bước tiến rất quan trọng. Nhờ đó, chúng ta có thể thu hút thêm đầu tư, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP”.
Theo ông Hiếu, TPP đã được ký kết nhưng chưa được Quốc hội các nước thông qua. Điều đó đồng nghĩa với việc chưa biết khi nào TPP đi vào cuộc sống.
“Vì vậy, nếu ông Obama có thể đưa ra lộ trình TPP được Quốc hội Mỹ thông qua thì chuyến đi này sẽ có nhiều ý nghĩa. Còn nếu ông Obama chưa chắc chắn về TPP, thì chuyến đi này sẽ giảm bớt ‘trọng lượng'’’ – TS Hiếu nhận xét.
Nếu Hiệp định TPP được Quốc hội Mỹ nói riêng và Quốc hội các nước phê chuẩn, theo TS Hiếu, Việt Nam sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư Mỹ. TS Hiếu đã chỉ ra một số ngành có khả năng hút vốn Mỹ. Đó là thủy sản, dệt may, da giày,... Trong đó, đặc biệt phải kể đến bất động sản.
“Thời gian qua, thị trường bất động sản đã đón nhận nguồn vốn rất lớn từ các nhà đầu tư Mỹ. Khi TPP có hiệu lực, nhiều công ty Mỹ tới Việt Nam sẽ cần trụ sở làm việc nên họ sẽ đầu tư cho bất động sản” – Ông Hiếu phân tích.
Bảo Linh
Bill Clinton và chuyến đi lịch sử
Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thực hiện “chuyến viếng thăm lịch sử” sang Việt Nam. Dù chỉ có mặt ở Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi (từ 16-19/11), ông Clinton đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận trong nước cũng như quốc tế vì đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tới Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Chuyến đi lịch sử này của Tổng thống Clinton giúp đẩy mạnh quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Và quan trọng hơn, nó giúp 2 quốc gia hàn gắn “vết thương chiến tranh”.
Sau chuyến đi của ông Clinton, mối quan hệ Việt – Mỹ được cải thiện đáng kể. Hai quốc gia ngày càng gần gũi, thân thiện hơn. Nhờ đó, mối giao thương cũng phát triển mạnh theo năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, nếu năm 1995, thương mại giữa hai nước chỉ đạt 200 triệu USD thì con số này đã vọt lên 43,5 tỷ USD vào năm 2015.
Tổng thống Bill Clinton và bức ảnh ấn tượng khi ông sang Việt Nam |
Có được thành tích này là do việc hợp tác giữa hai bên ngày càng phát triển. Trong năm 2015, Mỹ hiện là một trong 5 bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Thương mại hai chiều đạt 41,43 tỷ USD, chiếm 12,64% giá trị thương mại của Việt Nam với tất cả các đối tác trên toàn thế giới.
Tại hội thảo về chiến tranh Việt Nam do Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson và trường Đại học Texas tổ chức tại thành phố Austin, bang Texas ngày 29/4/2016, Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định: “Việt Nam và Mỹ là những đối tác quan trọng của nhau. Chỉ trong vòng 2 thập kỷ bình thường hóa, quan hệ 2 nước đã đạt được những tiến bộ lớn, vượt trên cả kỳ vọng. Quan hệ đối tác của chúng ta ngày nay đã trải dài từ hợp tác song phương tới đa phương”.
Sau Tổng thống Bill Clinton, tổng thống George Bush cũng đến thăm Việt Nam từ ngày 17-20/11/2006 để tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC. Chuyến đi này của ông Bush được đánh giá ít quan trọng hơn chuyến đi của ông Bill Clinton.
Barack Obama và chuyến đi “trọng lượng”
Trong những ngày này, mọi con mắt đều đổ dồn vào chuyến thăm của ông Obama. Chuyến công du lần này của ông Obama được cho là sẽ nâng mối quan hệ hai quốc gia lên tầm cao mới.
Trả lời phỏng vấn PV báo điện tử VTC News, TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá rất cao chuyến thăm lần này của Tổng thống Barack Obama.
Tổng thống Obama ở Việt Nam |
TS Hiếu cho biết trong chuyến thăm lần này của ông Obama, sẽ có nhiều vấn đề quan trọng được đề cập tới nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP chính là yếu tố khiến chuyến thăm của ông Obama có “trọng lượng”.
Đồng quan điểm với TS Hiếu, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cho biết chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama là vô cùng quan trọng, quan trọng ở rất nhiều lĩnh vực như quốc phóng, giáo dục, kinh tế,...
Xét về kinh tế, theo TS Lê Đăng Doanh, Hiệp định TPP là yếu tố quan trọng nhất. Ông Doanh cho biết khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế. Với mức thuế thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh không phải thành viên của TPP, Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh.
|
“Như vậy, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam rất lớn. Dự kiến sau TPP, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng vọt và đạt 57 tỷ USD vào năm 2020. Đây là bước tiến rất quan trọng. Nhờ đó, chúng ta có thể thu hút thêm đầu tư, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP”.
Theo ông Hiếu, TPP đã được ký kết nhưng chưa được Quốc hội các nước thông qua. Điều đó đồng nghĩa với việc chưa biết khi nào TPP đi vào cuộc sống.
“Vì vậy, nếu ông Obama có thể đưa ra lộ trình TPP được Quốc hội Mỹ thông qua thì chuyến đi này sẽ có nhiều ý nghĩa. Còn nếu ông Obama chưa chắc chắn về TPP, thì chuyến đi này sẽ giảm bớt ‘trọng lượng'’’ – TS Hiếu nhận xét.
Nếu Hiệp định TPP được Quốc hội Mỹ nói riêng và Quốc hội các nước phê chuẩn, theo TS Hiếu, Việt Nam sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư Mỹ. TS Hiếu đã chỉ ra một số ngành có khả năng hút vốn Mỹ. Đó là thủy sản, dệt may, da giày,... Trong đó, đặc biệt phải kể đến bất động sản.
“Thời gian qua, thị trường bất động sản đã đón nhận nguồn vốn rất lớn từ các nhà đầu tư Mỹ. Khi TPP có hiệu lực, nhiều công ty Mỹ tới Việt Nam sẽ cần trụ sở làm việc nên họ sẽ đầu tư cho bất động sản” – Ông Hiếu phân tích.
Clip: Tổng thống Obama chào bằng tiếng Việt
Bảo Linh
Bình luận