Tờ The Economist trích dẫn một số dữ liệu gần đây để minh chứng cho sự phục hồi của kinh tế Nga. Theo đó, được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn và lãi suất cao, đồng rúp hiện có giá trị như trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine hồi cuối tháng 2. Trong khi đó, Nga dường như dần hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trái phiếu bằng ngoại tệ.
Đồng rúp Nga mất gần một nửa giá trị vào tháng 3 do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhưng sau đó phục hồi bất thường, bật tăng lên mức chưa từng thấy trong hơn 2 năm. Tỉ giá đồng rúp Nga ngày 6/5 được giao dịch ở mức 69 rúp cho mỗi USD.
Giá tiêu dùng của Nga đã tăng hơn 10% kể từ đầu năm khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn và nhiều công ty phương Tây rút khỏi nước này - khiến nguồn cung bị giảm. Số các công ty chậm trả lương dường như cũng gia tăng.
Tuy nhiên, các biện pháp ứng phó nhanh chóng với hoạt động kinh tế của Nga phần lớn vẫn đang được duy trì. Tổng lượng điện tiêu thụ chỉ giảm nhẹ. Theo công cụ theo dõi chi tiêu do Sberbank - ngân hàng lớn nhất của Nga điều hành, sau thời gian chi tiêu trầm xuống hồi tháng 3, người Nga dường như đang chi tiêu mạnh tay hơi vào các dịch vụ quán cà phê, quán bar và nhà hàng.
Vào ngày 29/4, ngân hàng trung ương Nga đã hạ lãi suất cơ bản từ 17% xuống 14% - dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 2 đã giảm nhẹ. Theo The Economist, dự đoán của một số nhà kinh tế về sự sụt giảm GDP của Nga lên tới 15% trong năm nay khó xảy ra.
Ngay cả trước khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga là nền kinh tế tương đối khép kín, vốn bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt. Thế nhưng, lý do lớn nhất dẫn đến khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga xuất phát từ nguồn nhiên liệu hóa thạch của nước này.
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, một tổ chức nghiên cứu ở Phần Lan cho biết, kể từ khi tấn công Ukraine, Nga đã xuất khẩu ít nhất 65 tỷ USD nhiên liệu hóa thạch thông qua vận dịch vụ chuyến hàng và qua đường ống.
Trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh thu của Chính phủ Nga từ hydrocacbon đã tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào ngày 4/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất lệnh cấm nhập khẩu tất cả dầu của Nga sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.
Bình luận