• Zalo

Kinh nghiệm dành cho đàn bà

Sức khỏeChủ Nhật, 23/02/2014 06:50:00 +07:00Google News

(VTC News) - Những kinh nghiệm sau dành cho chị em tham khảo.

Người ta thường nói “đau như đau đẻ” để chỉ mức độ của những cơn đau khi bé chào đời.
Đối với những ca sinh thường thì việc đau đớn là không bao giờ tránh khỏi. Nhưng cơn đau thường diễn ra trong thời gian dài cho đến khi bé chào đời và thông thường từ 7 đến 10 tiếng.
Tuy nhiên, có những cách giảm đau mà nếu bạn áp dụng triệt để sẽ có tác dụng hữu hiệu đấy:

Có nhiều cách giúp bà bầu giảm đau đớn trước khi chuyển dạ. Ảnh minh hoạ
Nghe nhạc
Mỗi ngày nên nghe nhạc, dùng âm nhạc êm tai, uyển chuyển nhẹ nhàng, để người phụ nữ mang thai thưởng thức, khi sinh con lại cho nghe âm nhạc này thì tâm lý người phụ nữ mang thai sẽ bình tĩnh, giảm đau được rất nhiều.
Massage
Khi sự có thắt tử cung lên cao trào mạnh, bụng đau đớn nhiều, khi hiệu quả của điều tiết không khí có giới hạn, thì có thể tiến hành xoa bóp; nếu mátxa, sự đau đớn sẽ giảm bớt và dần không đau đớn nữa; hoặc tùy theo quá trình hô hấp mà tiến hành vuốt xoa.
Hai phương pháp này có thể thay thế nhau hoặc cùng tiến hành. Mátxa có thể được thực hiện bởi bản thân, chồng hoặc người khác giúp…
Khi co thắt tử cung, dùng tay xoa ấn vào khu vực cả thấy không thoải mái, như vùng eo lưng, như vùng xương cụt, để giảm đau đớn khi sinh.
Đồng thời, khi cửa tử cung đã mở hoàn toàn và tử cung co thắt, thì lực tay nắm giữ thành giường, hướng nén khí, sẽ giúp cho sinh đẻ.
Đắp nóng trong lúc chuyển dạ
Xả chiếc khăn tay với nước nóng rồi vắt cho khô bớt. Khăn nóng sẽ giúp giảm đau bụng lẫn đau lưng. Bạn có thể dùng túi vải đựng các loại ngũ cốc rồi làm nóng bằng lò vi sóng hoặc dùng túi gel làm nóng cũng là cách giảm đau hiệu quả.
Bạn có thể hỏi xem phòng chờ sinh có lò vi sóng không để có thể áp dụng cách này.
Thay đổi tư thế
Bạn cố gắng đứng lên, đi lại một chút, nên vịn vào tay một người thân để tránh không bị ngã. Có thể xoay người nhẹ, ngồi tựa lưng hay bất kỳ một tư thế nào khiến bạn dễ chịu nhất.
Các nhà khoa học đã chứng minh việc đi lại vừa giúp bạn bớt đau đớn, vừa làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn. Tư thế đứng thẳng sẽ làm cho cổ tử cung nhanh mở, giúp cho máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, không nhất thiết bạn phải đứng thẳng, có thể ngồi xổm, quỳ gối hay dựa lưng vào một điểm tựa nào đó… để luôn dễ chịu.
Tắm nước ấm
Nhớ là bạn chỉ nên tắm nước ấm chứ không phải nước quá nóng hay xông hơi trong thời gian dài. Tắm giúp bạn thư giãn thật hiệu quả và hạn chế tối đa cảm giác khó chịu, bức bối khi chuyển dạ. 
Lưu ý: Hoạt động này chỉ phù hợp với những cơn chuyển dạ nhẹ mới xuất hiện, khi đã quá đau hoặc có cảm giác sắp sinh, bạn không nên tắm một mình để đề phòng những tình huống xấu.
Hãy dùng trí tưởng tượng để giảm đau
Bạn có thể giảm đau hiệu quả bằng cách tự nói chuyện và dùng trí tưởng tượng của bản thân. Nếu bạn có tập yoga hoặc thiền, bạn rất dễ dàng hình dung ra hành trình cho bạn.
Một số bà bầu tưởng tượng những cơn đau như là sóng biển, cứ lớn dần lớn dần và đẩy bạn sát vào bờ để bạn được gặp con. Hoặc có những bà bầu ví cơ thể mình như những nụ hoa sẽ nở ra từ từ. Sự tưởng tượng có mục tiêu cố định và có tính khích lệ sẽ hữu ích cho quá trình chuyển dạ.
Cách thở và tư thế trong quá trình sinh
Những cơn đau chuyển dạ đến dồn dập như sóng. Khả năng chịu đựng sẽ phụ thuộc vào việc cơ thể bạn có “bắt nhịp” được những cơn đau sắp đến hay không. Đồng thời bạn sẽ phải điều chỉnh nhịp thở và tư thế để vượt qua chúng.
Đa số các lớp học tiền sản đều hướng dẫn cách thở bụng sâu dùng trong lúc chuyển dạ. Nếu bạn có thể tìm các lớp yoga đặc biệt cho bà bầu, bạn sẽ có nhiều cơ hội tập các kỹ thuật thở và gồng người để vượt qua quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Thay đổi tư thế là cách hiệu quả để giúp bạn vượt qua đau đớn do các cơn gò gây ra.
Nằm ngửa thường là tư thế đau nhất trong lúc chuyển dạ. Bạn hãy chịu khó đi lại vòng vòng. Tư thế đi vừa là tư thế giảm đau tốt vừa lợi dụng trong lực để bé di chuyển xuống vùng chậu nhanh hơn.
Tư thế lưng thẳng đứng còn giúp bà bầu có thể dựa vào người nhà hoặc gối để giảm đau.
Lắc lư vùng chậu, co gối, ngồi xổm hoặc quỳ gối có chống tay xuống đất đều là những tư thế giúp giảm đau tốt.
Phối hợp nhịp nhàng với cơ thể
Trọng lực giúp bé được sinh ra. Điều này có nghĩa là nếu có thể bạn nên giữ ở tư thế thẳng đứng và di chuyển liên tục. Tư thế thẳng đứng không có nghĩa là bạn phải đứng, bạn có thể ngồi xổm, quỳ hoặc ngồi lên trái bóng hỗ trợ sinh nở.
Không có tư thế nào là lý tưởng cho bạn khi chuyển dạ, hãy sử dụng tư thế hiệu quả nhất đối với mình. Bạn có thể thử lắc hông hoặc thậm chí đi lên đi xuống cầu thang bộ. Bạn thậm chí có thể muốn bò hoặc quỳ gối và dựa lưng vào một vài cái gối.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Thông qua thuốc thì sản phụ sẽ bớt đau đớn hơn hoặc dùng thuốc giảm đau. Dùng thuốc giảm đau, sẽ giảm thiểu đau đớn, đây cũng là phương pháp giảm đau khi sinh mà dân gian hay dùng, nhưng nên cẩn thận khi dùng để đạt hiệu quả tốt, theo sự chỉ định của bác sĩ.
Giảm đau bằng cách… ăn uống
Một số chị em sợ ăn trong khi chuyển dã sẽ khiến bản thận gặp phải những tình huống xấu hổ khi rặn đẻ. Tuy nhiên đối với những mẹ bầu có thời gian chuyển dạ dài trên 10 tiếng, nếu không ăn uống sẽ khiến cơ thể kiệt sức và khó lòng vượt qua cơn đau.
Một nghiên cứu cũng cho thấy những người phụ nữ được cho phép ăn uống trong quá trình chuyển dạ có thời gian đau đẻ ngắn hơn (trung bình 90 phút). Một số món ăn và uống được các bệnh viện khuyến khích cho sản phụ bao gồm:
- Trà
- Nước hoa quả (táo, nho)
- Trứng luộc
- Bánh quy
- Chuối
- Sữa chua
- Canh, cháo loãng
Bình luận
vtcnews.vn