(VTC News) - Ở vùng đất địa đầu Hà Giang, chúng tôi được chiêm ngưỡng một cách rừng đẹp kỳ lạ, với những thân cây vô cùng vĩ đại.
Để vào bản này, lại phải chạy tít tận lên huyện Quản Bạ, rồi tìm vào xã Minh Tân, chạy quanh co trên sườn dãy núi Răng Cưa. Dãy núi Răng cưa hùng vĩ, đứng ở thị xã Hà Giang nhìn rõ mồn như một lưỡi cưa khổng lồ với những cái răng sắc nhọn ẩn hiện trong mây mờ.
Nhắc đến rừng nghiến, người ta thường nghĩ đến đại ngàn nghiến Ba Bể, rồi rừng nghiến Kim Hỷ ở Bắc Kạn, Trùng Khánh (Cao Bằng), rừng nghiến Na Hang (Tuyên Quang), Tủa Chùa (Lai Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La)… với những thân nghiến ngàn tuổi, chu vi gốc vài người ôm.
Ở Hà Giang, tôi cũng đã từng vào rừng nghiến Du Già – Du Tiến và cũng từng được chiêm ngưỡng những cây nghiến khổng lồ. Rừng đặc dụng Phong Quang bao trùm dãy Răng Cưa, cũng là một rừng nghiến khổng lồ.
Dù đã được tận mắt đủ loại hình thù “nghiến cụ”, nhưng tôi vẫn phải kinh ngạc khi lạc vào đại ngàn nghiến Phong Quang.
Con đường dốc dác, gập ghềnh cheo leo trên dãy núi đá tai mèo như gần thêm lại, bởi thi thoảng lại được chiêm ngưỡng những “cụ nghiến”, như tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa, sừng sững bên đường.
Trong tiếng Mông, nghiến là túng thá. Nó là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, sự già nua, sự hiểu biết, và trụ cột. Người Mông thường ví ông vua, hay những già bản đáng kính là những cây túng thá, che chở cho mọi người. Cây túng thá là cột chống trời, là chỗ để thần linh từ trên trời ngự xuống và nó cũng đưa linh hồn của người Mông lên trời.
Những thân nghiến to sù sụ, to bằng cả ngôi nhà sừng sững vươn lên trời, với lớp áo nứt nẻ, bong toác, bám vào những khối đá mà sống, thực sự là kiệt tác của tạo hóa.
Dãy núi Răng Cưa là một khối đá tai mèo khổng lồ sắc nhọn, trên ấy, nghiến sinh sôi nảy nở hàng triệu năm nay. Dưới thung lũng tụ đất, tụ nước là lát, sến, táu, trai sinh sống, nhưng từ sườn núi lên đến tận đỉnh chỉ có nghiến trụ được.
Giới chơi cây cảnh trồng cây trên đá, tuổi cả trăm năm thân bằng cái phích, vậy mà những “cụ nghiến” với bộ rễ vằn vện ôm đá, thân to cả chục người ôm thế này, tính tuổi thế nào đây?
Các nhà khoa học tính toán rằng, với loài nghiến, thứ cây lớn chậm, gỗ cứng như đá này, mỗi năm thân nó chỉ lớn thêm được 1-2mm, tùy vào địa hình, dinh dưỡng.
Đi khắp bạt ngàn Phong Quang, trèo ngang dọc dãy núi Răng Cưa, tịnh chẳng thấy mẩu đất nào, chỉ thấy đá tai mèo sắc nhọn như dao cạo, mà nghiến vẫn sừng sững mọc lên, đủ biết nghiến ở đây lớn chậm thế nào.
Cứ như cái công thức mà các nhà khoa học áp vào, thì việc tìm thấy một cây nghiến ngàn tuổi ở đại ngàn Phong Quang, quả dễ như lấy một món đồ trong túi. Tôi trộm nghĩ, nhiều cây nghiến ở đại ngàn Phong Quang đã mọc nghễu nghện trên đá từ khi Vua Hùng bắt đầu công cuộc dựng nước!
Tôi đã vào cả chục rừng nghiến khắp miền Bắc và từng chắp tay vái một “cụ nghiến” có đường kính tới 3m, tuổi phải tính bằng cả ngàn ở VQG Ba Bể. Nhưng già bản người Mông, là cụ Giàng Mí Vâng, người sống ở bản Hoàng Lỳ Pả đã 80 năm và có tới 65 năm dọc ngang trên dãy Phong Quang săn thú, thì những cây nghiến có đường kính 3m, chu vi thân 10 người ôm, nhiều như… cây rừng!
Cụ Vâng kể rằng, có một cây nghiến lớn lắm, to như… quả núi. Cây nghiến đó nằm trên mỏm của dãy Răng Cưa. Khi trời về chiều, bóng cây nghiến tỏa xuống che nắng cho cả mấy thung lũng, mấy bản làng dưới chân núi.
Theo lời cụ, nếu cưa đổ cây nghiến ấy, thì có thể làm một ngôi nhà 5 gian, với đủ cả bếp, mấy phòng ngủ, phòng khách, trên cái mặt gốc bị cưa ấy. Còn lượng gỗ thu từ cây nghiến này, đủ làm nhà ở cho nửa dân cư bản Hoàng Lỳ Pả.
Lời của cụ Vâng, già bản uy tín, quả thực không thể không tin, nhưng cây nghiến như cụ kể, tôi có cảm giác như mang tính huyền thoại, sự tích nhiều hơn.
Cụ Vâng bảo, từ 10 đời trước, cây nghiến khổng lồ đó đã nằm trong tâm thức của dân bản. Nó là nơi thần ngự, mà nơi ma trú, nên không ai dám xâm phạm.
Người Mông đi săn con thú, đi hái cây thuốc, hễ qua đỉnh núi, ghé bóng cây nghiến mà họ gọi là “nghiến tổ” này, đều phải chắp tay vái các hồn ma và thần linh ngự trên cây.
Dưới gốc cây “nghiến tổ” có nhiều tấm bia gỗ nhỏ bằng bàn tay xòe, được cắm chi chít quanh gốc cây, do người Mông đẽo gọt để làm chỗ thờ tự.
Tôi rất muốn được chiêm ngưỡng tổ nghiến này, nhưng cụ Vâng lắc đầu xua tay, bảo không đi được. Hơn 30 năm nay, ít người dám mò lên tận đỉnh Răng Cưa, bởi vì giờ đây, toàn bộ dãy núi là một bãi mìn khổng lồ, các con đường trong rừng bị gài mìn khắp ngả.
Sở dĩ, nhiều chỗ còn nghiến, là vì nghiến nằm trong bãi mìn. Ngoài ra, nhiều cây nghiến khổng lồ vẫn còn đó, vì cưa máy của lâm tặc không thể đốn hạ được những gốc cây to bằng cả ngôi nhà. Để lên được đỉnh núi có cây nghiến đó, phải mất một ngày đi bộ, leo núi đá tai mèo sắc nhọn như dao.
Thế hệ trẻ ở Hoàng Lỳ Pả cũng không biết đến cây nghiến này, ngoài những lời kể của người già. Chỉ những người ở độ tuổi trên 50, từng vào rừng săn thú khi chưa có xung đột biên giới, mới được tận mắt nó.
Cụ Vâng dẫn tôi ra hiên nhà, chỉ đỉnh núi xa xăm nhú lên khỏi dãy Răng Cưa huyền thoại. Một lùm xanh trồi cao vọt khỏi tán rừng, ẩn hiện trong mây xanh. Nhìn từ khoảng cách quá xa, không thể thấy được sự hùng vĩ của “đại tổ nghiến”.
Tuy nhiên, cụ Giàng Mí Vâng không để chúng tôi thất vọng. Cụ bảo, cách bản Hoàng Lỳ Pả chẳng xa lắm, cũng có một cây nghiến, mà cả tuổi đời lẫn độ lớn của nó cũng sẽ khiến chúng tôi phải kinh ngạc, dù nó chỉ là hạng con cháu của “đại tổ nghiến” trên đỉnh núi.
Cụ sai cậu chắt Giàng Mí Pâng, 20 tuổi, từng có mấy năm làm lâm tặc vác thớt nghiến sang Trung Quốc bán, dẫn tôi đi xem cụ nghiến này.
Còn tiếp…
Kỳ 1: Chuyện “tổ nghiến” trên đỉnh Răng Cưa
Những ai từng xem bộ phim bom tấn mang tên Avatar, ngoài tộc người kỳ lạ da xanh, thì ấn tượng nhất có lẽ là khu rừng đẹp như cổ tích với những thân cây khổng lồ, ngọn vươn đến tận mây xanh. Trên thân cây ấy, có lẽ cả ngàn người sống được.
Đó là hình cảnh viễn tưởng chỉ có trong phim, nhưng ở vùng đất địa đầu Hà Giang, chúng tôi được chiêm ngưỡng một cách rừng đẹp kỳ lạ, với những thân cây vô cùng vĩ đại.
Đại ngàn nghiến trên dãy Răng Cưa có vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ chả kém gì cảnh tượng của bộ phim bom tấn Avatar.
Dù được các cán bộ Đồn biên phòng Thanh Thủy “dọa nạt” về những bãi mìn rải rác dọc biên giới, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tìm vào bản Mã Hoàng Phìn.
Một cây nghiến khổng lồ cao vọt khỏi tán rừng |
Đại ngàn nghiến Phong Quang trên dãy Răng Cưa |
Nhắc đến rừng nghiến, người ta thường nghĩ đến đại ngàn nghiến Ba Bể, rồi rừng nghiến Kim Hỷ ở Bắc Kạn, Trùng Khánh (Cao Bằng), rừng nghiến Na Hang (Tuyên Quang), Tủa Chùa (Lai Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La)… với những thân nghiến ngàn tuổi, chu vi gốc vài người ôm.
Ở Hà Giang, tôi cũng đã từng vào rừng nghiến Du Già – Du Tiến và cũng từng được chiêm ngưỡng những cây nghiến khổng lồ. Rừng đặc dụng Phong Quang bao trùm dãy Răng Cưa, cũng là một rừng nghiến khổng lồ.
Dù đã được tận mắt đủ loại hình thù “nghiến cụ”, nhưng tôi vẫn phải kinh ngạc khi lạc vào đại ngàn nghiến Phong Quang.
Con đường dốc dác, gập ghềnh cheo leo trên dãy núi đá tai mèo như gần thêm lại, bởi thi thoảng lại được chiêm ngưỡng những “cụ nghiến”, như tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa, sừng sững bên đường.
Một cây nghiến khổng lồ, cả chục người ôm mới xuể |
Những thân nghiến to sù sụ, to bằng cả ngôi nhà sừng sững vươn lên trời, với lớp áo nứt nẻ, bong toác, bám vào những khối đá mà sống, thực sự là kiệt tác của tạo hóa.
Dãy núi Răng Cưa là một khối đá tai mèo khổng lồ sắc nhọn, trên ấy, nghiến sinh sôi nảy nở hàng triệu năm nay. Dưới thung lũng tụ đất, tụ nước là lát, sến, táu, trai sinh sống, nhưng từ sườn núi lên đến tận đỉnh chỉ có nghiến trụ được.
Giới chơi cây cảnh trồng cây trên đá, tuổi cả trăm năm thân bằng cái phích, vậy mà những “cụ nghiến” với bộ rễ vằn vện ôm đá, thân to cả chục người ôm thế này, tính tuổi thế nào đây?
Các nhà khoa học tính toán rằng, với loài nghiến, thứ cây lớn chậm, gỗ cứng như đá này, mỗi năm thân nó chỉ lớn thêm được 1-2mm, tùy vào địa hình, dinh dưỡng.
Cây nghiến có đường kính khoảng 3m |
Cứ như cái công thức mà các nhà khoa học áp vào, thì việc tìm thấy một cây nghiến ngàn tuổi ở đại ngàn Phong Quang, quả dễ như lấy một món đồ trong túi. Tôi trộm nghĩ, nhiều cây nghiến ở đại ngàn Phong Quang đã mọc nghễu nghện trên đá từ khi Vua Hùng bắt đầu công cuộc dựng nước!
Tôi đã vào cả chục rừng nghiến khắp miền Bắc và từng chắp tay vái một “cụ nghiến” có đường kính tới 3m, tuổi phải tính bằng cả ngàn ở VQG Ba Bể. Nhưng già bản người Mông, là cụ Giàng Mí Vâng, người sống ở bản Hoàng Lỳ Pả đã 80 năm và có tới 65 năm dọc ngang trên dãy Phong Quang săn thú, thì những cây nghiến có đường kính 3m, chu vi thân 10 người ôm, nhiều như… cây rừng!
Cụ Vâng kể rằng, có một cây nghiến lớn lắm, to như… quả núi. Cây nghiến đó nằm trên mỏm của dãy Răng Cưa. Khi trời về chiều, bóng cây nghiến tỏa xuống che nắng cho cả mấy thung lũng, mấy bản làng dưới chân núi.
Tác giả bên một cây nghiến khá lớn |
Lời của cụ Vâng, già bản uy tín, quả thực không thể không tin, nhưng cây nghiến như cụ kể, tôi có cảm giác như mang tính huyền thoại, sự tích nhiều hơn.
Cụ Vâng bảo, từ 10 đời trước, cây nghiến khổng lồ đó đã nằm trong tâm thức của dân bản. Nó là nơi thần ngự, mà nơi ma trú, nên không ai dám xâm phạm.
Người Mông đi săn con thú, đi hái cây thuốc, hễ qua đỉnh núi, ghé bóng cây nghiến mà họ gọi là “nghiến tổ” này, đều phải chắp tay vái các hồn ma và thần linh ngự trên cây.
Dưới gốc cây “nghiến tổ” có nhiều tấm bia gỗ nhỏ bằng bàn tay xòe, được cắm chi chít quanh gốc cây, do người Mông đẽo gọt để làm chỗ thờ tự.
Tôi rất muốn được chiêm ngưỡng tổ nghiến này, nhưng cụ Vâng lắc đầu xua tay, bảo không đi được. Hơn 30 năm nay, ít người dám mò lên tận đỉnh Răng Cưa, bởi vì giờ đây, toàn bộ dãy núi là một bãi mìn khổng lồ, các con đường trong rừng bị gài mìn khắp ngả.
Thế hệ trẻ ở Hoàng Lỳ Pả cũng không biết đến cây nghiến này, ngoài những lời kể của người già. Chỉ những người ở độ tuổi trên 50, từng vào rừng săn thú khi chưa có xung đột biên giới, mới được tận mắt nó.
Cụ Vâng dẫn tôi ra hiên nhà, chỉ đỉnh núi xa xăm nhú lên khỏi dãy Răng Cưa huyền thoại. Một lùm xanh trồi cao vọt khỏi tán rừng, ẩn hiện trong mây xanh. Nhìn từ khoảng cách quá xa, không thể thấy được sự hùng vĩ của “đại tổ nghiến”.
Tuy nhiên, cụ Giàng Mí Vâng không để chúng tôi thất vọng. Cụ bảo, cách bản Hoàng Lỳ Pả chẳng xa lắm, cũng có một cây nghiến, mà cả tuổi đời lẫn độ lớn của nó cũng sẽ khiến chúng tôi phải kinh ngạc, dù nó chỉ là hạng con cháu của “đại tổ nghiến” trên đỉnh núi.
Cụ sai cậu chắt Giàng Mí Pâng, 20 tuổi, từng có mấy năm làm lâm tặc vác thớt nghiến sang Trung Quốc bán, dẫn tôi đi xem cụ nghiến này.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận