Lúc cả gia đình đang quây quần bên mâm cơm, mùi khét bay vào tởm lợm, nhiều người phải bỏ bữa.
Lần theo địa chỉ phản ánh của bạn đọc, chúng tôi đến nhà CCB, thương binh hạng 2/4, Phạm Văn Quyết, SN 1944, HKTT tại: 236, Yết Kiêu, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương.
Tiết trời cuối thu dịu mát, thoang thoảng hương lúa chín, thì, chúng tôi bỗng ngạt thở, bởi mùi thịt cháy khét lẹt, tanh nồng, theo gió đổi chiều ập tới. Một đồng nghiệp đi cùng ho sặc sụa, vội vàng chạy ra góc vườn nôn thốc, nôn tháo.
Ông Quyết cho biết, đó là khói từ Nhà Hỏa táng của Thành phố Hải Dương, thường xuyên tràn sang. Kinh hoàng nhất là lúc cả gia đình đang quây quần bên mâm cơm, thì lại càng tởm lợm, nhiều người phải bỏ bữa.
Rất nhiều gia đình đã treo biển bán nhà, nhưng đều vô vọng, vì chẳng ai đến cư trú ở một nơi đáng sợ như vậy.
Bà Hoàng Thị Loan, ở khu 4, phường Hải Tân, bức xúc kể: “Mùi két và tanh không thể ngửi được. Sợ nhất là hôm nào đúng hướng gió, chỉ còn cách đóng kín cửa hoặc đi sơ tán. Rất nhiều người đã mắc bệnh về đường hô hấp, tim mạch… Chúng tôi già rồi, ngộ nhỡ mắc bệnh chết sớm thì một lẽ, chỉ thương bọn trẻ”.
Bà Lê Thị Nhẫn, khu 6, phường Hải Tân, đau đớn kể: “Chồng tôi mất cách đây không lâu, do bệnh ung thư phổi… Ông ấy cứ kêu khó thở vì ngửi khói thiêu xác từ Nhà Hỏa táng. Không riêng gì nhà tôi, hàng trăm gia đình ở khu 4, khu 6, Yết Kiêu và thôn Cương Xá, xã Tân Hưng, đều kêu ngạt thở, khó chịu khi ngửi mùi khói tanh nồng, khét lẹt của lò thiêu”.
Ông Phạm Huy Khương, SN 1950, HKTT tại 254, Yết Kiêu, phường Hải Tân, TP.Hải Dương, đưa cho chúng tôi một tập đơn kêu cứu, của 215 hộ dân sống xung quanh lò thiêu. Ông cho biết: “Nhà Hỏa táng được xây dựng, thi công gấp rút, lén lút, phần lớn vào ban đêm, từ tháng 01/2011 đến tháng 9/2012 thì hoàn thành.
Khi đưa vào hoạt động, lò hỏa táng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Nhân dân quanh khu vực đã có nhiều đơn kiến nghị tập thể, gửi đến UBND thành phố, UBND tỉnh Hải Dương và các cơ quan chức năng.
Ngày 24/6/2014, UBND phường Hải Tân cũng đã có báo cáo số: 219/BC – UBND “V/v tình hình nhân dân và hoạt động của nhà hỏa táng Hải Dương gây mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng”, nhưng, UBND thành phố Hải Dương không có ý kiến gì…
Chúng tôi còn được biết, ngày 27/6/2014, Công ty Cổ phần Quản lý đô thị Hải Dương (đơn vị xây lò hỏa táng) đã có báo cáo số: 231/BC – QLCTĐT “Về công tác quản lý vận hành và bảo đảm vệ sinh môi trường tại nhà hỏa táng thành phố Hải Dương”. Nhưng, chúng tôi thấy, báo cáo này không đúng sự thật, Công ty đã làm trái với chủ trương và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương, tại văn bản số: 1769/UBND, ngày 22/9/2010, “V/v xây dựng lò hỏa táng, phải xem xét kỹ về địa điểm, quy mô đầu tư và hình thức đầu tư, phải bảo đảm môi trường văn minh và ổn định lâu dài”.
Khi triển khai dự án, Công ty không thực hiện đúng các quy trình, qui phạm và các quy chế, quy định của pháp luật Nhà nước, không công khai, minh bạch đến UBND phường và người dân; không tổ chức hội thảo với các chuyên gia đầu ngành khi quyết định xây dựng.
Khi hoạt động, Nhà Hỏa táng gây khói, bụi, mùi, làm ô nhiễm môi trường và tiếng kèn trống, tiếng kêu khóc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tinh thần của người dân.
Trong báo cáo, Công ty cố tình né tránh những tồn tại tác động đến môi trường, những việc làm trái Nghị định số: 35/208/NĐ – CP, về xây dựng, quản lý và sử dựng nghĩa trang.
Trong khoản khoản e, điểm 2, Điều 10, của Nghị định này nêu rõ: “Các công trình nhà hỏa táng và các công trình có liên quan, phải được qui hoạch, xây dựng đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường”.
Trong thông tư số: 02/2009/TT – BYT, ngày 26/5/2009, của Bộ Y tế, hướng dẫn vệ sinh trong mai táng và hỏa táng, có viết: “…2/ Công nghệ hỏa táng phải bảo đảm xử lý các chất thải(khí thải, nước thải và chất thải rắn đạt tiêu chuẩn TCVN 5937:2005; TCVN 5938:2005 về chất lượng không khí xung quanh và tiêu chuẩn TCVN 6560:1999 về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế trước khi thải vào môi trường”.
Theo qui chuẩn của Bộ Xây dựng QCVN07:2010/BXD, đối với Nhà hỏa táng quy định: “Nhà hỏa táng được xây dựng thành một khu riêng hay trong khuôn viên nghĩa trang tùy theo điều kiện của địa phương. Khoảng cách ly nhỏ nhất từ nhà hỏa táng hiện đại đến khu dân cư gần nhất là 1.500m”.
Nhưng, thực tế, Nhà Hỏa táng Hải Dương xây sát khu dân cư, nhà gần nhất chỉ khoảng 50m. Công nghệ hỏa táng chưa rõ xuất xứ, không bảo đảm xử lý các chất thải theo tiêu chuẩn quy định, nên, đã thải ra môi trường mùi tanh và khét”.
Như để chứng minh cho lời nói, ông Phấn cùng nhiều bà con cung cấp cho chúng tôi một bộ ảnh và băng video, rõ ràng ngọn lửa và khói từ lò hỏa táng lan tỏa mù mịt.
Ngày 25/8/2014, Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương đã có công văn số cho biết kết quả xác minh: “Vị trí đặt lò hỏa táng hiện nay có khoảng cách đến dân cư gần nhất là 150m, trong khi khoảng cách này theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị” ban hành kèm theo thông tư số 02/TT – BXD, ngày 05/02/2010, của Bộ Xây dựng là 1.500m.
Dự án này, Công ty chưa báo cáo tác động môi trường, chưa trưng cầu, tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư, trước khi xây dựng.
Về khí thải, theo báo cáo của Công ty, Công ty đã đầu tư hệ thống hiện đại, nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Công ty chưa vận hành đúng kỹ thuật, có hiện tượng lửa, mùi khét thoát ra ngoài ống khói, đúng như ý kiến người dân phản ánh”.
Văn bản này kết luận: “Để tiếp tục hoạt động, Nhà Hỏa táng này phải được đầu tư thỏa đáng, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Trường hợp Nhà Hỏa táng không được khắc phục, thường xuyên có sự cố, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, thì, UBND Tỉnh cần có biện pháp xử lý nghiêm, thậm chí, đình chỉ hoạt động”.
Chúng tôi được biết, đến thời điểm này, Nhà hỏa táng của Thành phố Hải Dương, đã sửa chữa chút ít, ống khói được nối thêm “một đoạn ngắn”, nhưng, nhìn bằng mắt thường, chúng tôi vẫn thấy: khói bốc ra đen ngòm, mù mịt, mùi tanh nồng, khét lẹt.
Phải chăng, vì Công ty đầu tư công nghệ lạc hậu, rẻ tiền, nên, đã bất chấp Luật Bảo vệ Môi trường và Sức khỏe – quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân?
Để đi tìm câu trả lời, chúng tôi đã đến Đài Hóa thân An Lạc Viên, tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ông Đỗ Thành Trung, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Tập Đoàn INDEVCO, đơn vị đầu tư, cho biết: “Công ty đã đầu tư 160 tỷ đồng cho 2 dự án Đài Hóa thân An Lạc Viên và Qui hoạch cải tạo nghĩa trang km 15.
Đài Hóa thân An Lạc Viên hoàn thành tháng 01/2007, gồm: 03 nhà tang lễ, diện tích 500m2/ nhà, đầy đủ các trang thiết bị cho việc cử hành lễ tang, theo các nghi thức tôn giáo; 03 lò hỏa táng với thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ Đài Loan, sử dụng công nghệ đốt dầu FO, qua hệ thống kim phun điện tử, cùng hệ thống màng lọc ở buồng thứ cấp, bảo đảm tuyệt đối khí thải không màu, không mùi. Sau đó, khí thải được dẫn xuống các hầm chứa nước vôi, rồi tới đầm trồng hoa súng, hoa sen tỏa ngát hương.
Sau hơn 07 năm hoạt động, Đài Hóa thân An Lạc Viên đã hỏa táng cho trên 10.000 thi hài, được thân chủ và nhân dân Quảng Ninh cùng các tỉnh, thành lân cận khen ngợi”.
Chúng tôi đi một vòng thăm quan Đài Hóa thân An Lạc Viên và nghĩa trang km 15, do Công ty quản lý, như lạc vào một công viên cây xanh đẹp mắt, hài hòa, thân thiện với môi trường; tiếp đó, là những công trình tâm linh như chùa, miếu, vườn tượng, đáp ứng nhu cầu của mọi du khách thăm quan.
Anh bạn đồng nghiệp của tôi tư lự, rồi bâng quơ: Giá như, UBND tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành phố khác, trước khi phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng đài hỏa táng của địa phương mình, đến thăm quan, học tập công nghệ và cách làm của Đài Hóa thân An Lạc viên Quảng Ninh, thì sẽ không còn chuyện, người dân phải đội đơn, đi khiếu kiện, đòi hỏi quyền lợi tối thiểu: được sống trong môi trường bình yên, trong sạch.
Còn chúng tôi, cũng muốn lấy đó, làm lời kết bài báo của mình và cầu mong cho người dân ở xung quanh Nhà Hỏa táng nghĩa trang Cầu Cương, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương, sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh kinh hoàng hiện nay.
TheoÁnh Nguyệt (VHDN)
Lần theo địa chỉ phản ánh của bạn đọc, chúng tôi đến nhà CCB, thương binh hạng 2/4, Phạm Văn Quyết, SN 1944, HKTT tại: 236, Yết Kiêu, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương.
Tiết trời cuối thu dịu mát, thoang thoảng hương lúa chín, thì, chúng tôi bỗng ngạt thở, bởi mùi thịt cháy khét lẹt, tanh nồng, theo gió đổi chiều ập tới. Một đồng nghiệp đi cùng ho sặc sụa, vội vàng chạy ra góc vườn nôn thốc, nôn tháo.
Ông Quyết cho biết, đó là khói từ Nhà Hỏa táng của Thành phố Hải Dương, thường xuyên tràn sang. Kinh hoàng nhất là lúc cả gia đình đang quây quần bên mâm cơm, thì lại càng tởm lợm, nhiều người phải bỏ bữa.
Rất nhiều gia đình đã treo biển bán nhà, nhưng đều vô vọng, vì chẳng ai đến cư trú ở một nơi đáng sợ như vậy.
Bà Hoàng Thị Loan, ở khu 4, phường Hải Tân, bức xúc kể: “Mùi két và tanh không thể ngửi được. Sợ nhất là hôm nào đúng hướng gió, chỉ còn cách đóng kín cửa hoặc đi sơ tán. Rất nhiều người đã mắc bệnh về đường hô hấp, tim mạch… Chúng tôi già rồi, ngộ nhỡ mắc bệnh chết sớm thì một lẽ, chỉ thương bọn trẻ”.
Bà Lê Thị Nhẫn, khu 6, phường Hải Tân, đau đớn kể: “Chồng tôi mất cách đây không lâu, do bệnh ung thư phổi… Ông ấy cứ kêu khó thở vì ngửi khói thiêu xác từ Nhà Hỏa táng. Không riêng gì nhà tôi, hàng trăm gia đình ở khu 4, khu 6, Yết Kiêu và thôn Cương Xá, xã Tân Hưng, đều kêu ngạt thở, khó chịu khi ngửi mùi khói tanh nồng, khét lẹt của lò thiêu”.
Ông Phạm Huy Khương, SN 1950, HKTT tại 254, Yết Kiêu, phường Hải Tân, TP.Hải Dương, đưa cho chúng tôi một tập đơn kêu cứu, của 215 hộ dân sống xung quanh lò thiêu. Ông cho biết: “Nhà Hỏa táng được xây dựng, thi công gấp rút, lén lút, phần lớn vào ban đêm, từ tháng 01/2011 đến tháng 9/2012 thì hoàn thành.
Cột khói lò hỏa táng ở Thành phố Hải Dương |
Ngày 24/6/2014, UBND phường Hải Tân cũng đã có báo cáo số: 219/BC – UBND “V/v tình hình nhân dân và hoạt động của nhà hỏa táng Hải Dương gây mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng”, nhưng, UBND thành phố Hải Dương không có ý kiến gì…
Chúng tôi còn được biết, ngày 27/6/2014, Công ty Cổ phần Quản lý đô thị Hải Dương (đơn vị xây lò hỏa táng) đã có báo cáo số: 231/BC – QLCTĐT “Về công tác quản lý vận hành và bảo đảm vệ sinh môi trường tại nhà hỏa táng thành phố Hải Dương”. Nhưng, chúng tôi thấy, báo cáo này không đúng sự thật, Công ty đã làm trái với chủ trương và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương, tại văn bản số: 1769/UBND, ngày 22/9/2010, “V/v xây dựng lò hỏa táng, phải xem xét kỹ về địa điểm, quy mô đầu tư và hình thức đầu tư, phải bảo đảm môi trường văn minh và ổn định lâu dài”.
Khi triển khai dự án, Công ty không thực hiện đúng các quy trình, qui phạm và các quy chế, quy định của pháp luật Nhà nước, không công khai, minh bạch đến UBND phường và người dân; không tổ chức hội thảo với các chuyên gia đầu ngành khi quyết định xây dựng.
Khi hoạt động, Nhà Hỏa táng gây khói, bụi, mùi, làm ô nhiễm môi trường và tiếng kèn trống, tiếng kêu khóc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tinh thần của người dân.
Trong báo cáo, Công ty cố tình né tránh những tồn tại tác động đến môi trường, những việc làm trái Nghị định số: 35/208/NĐ – CP, về xây dựng, quản lý và sử dựng nghĩa trang.
Trong khoản khoản e, điểm 2, Điều 10, của Nghị định này nêu rõ: “Các công trình nhà hỏa táng và các công trình có liên quan, phải được qui hoạch, xây dựng đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường”.
Trong thông tư số: 02/2009/TT – BYT, ngày 26/5/2009, của Bộ Y tế, hướng dẫn vệ sinh trong mai táng và hỏa táng, có viết: “…2/ Công nghệ hỏa táng phải bảo đảm xử lý các chất thải(khí thải, nước thải và chất thải rắn đạt tiêu chuẩn TCVN 5937:2005; TCVN 5938:2005 về chất lượng không khí xung quanh và tiêu chuẩn TCVN 6560:1999 về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế trước khi thải vào môi trường”.
Theo qui chuẩn của Bộ Xây dựng QCVN07:2010/BXD, đối với Nhà hỏa táng quy định: “Nhà hỏa táng được xây dựng thành một khu riêng hay trong khuôn viên nghĩa trang tùy theo điều kiện của địa phương. Khoảng cách ly nhỏ nhất từ nhà hỏa táng hiện đại đến khu dân cư gần nhất là 1.500m”.
Nhưng, thực tế, Nhà Hỏa táng Hải Dương xây sát khu dân cư, nhà gần nhất chỉ khoảng 50m. Công nghệ hỏa táng chưa rõ xuất xứ, không bảo đảm xử lý các chất thải theo tiêu chuẩn quy định, nên, đã thải ra môi trường mùi tanh và khét”.
Như để chứng minh cho lời nói, ông Phấn cùng nhiều bà con cung cấp cho chúng tôi một bộ ảnh và băng video, rõ ràng ngọn lửa và khói từ lò hỏa táng lan tỏa mù mịt.
Ngày 25/8/2014, Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Dương đã có công văn số cho biết kết quả xác minh: “Vị trí đặt lò hỏa táng hiện nay có khoảng cách đến dân cư gần nhất là 150m, trong khi khoảng cách này theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị” ban hành kèm theo thông tư số 02/TT – BXD, ngày 05/02/2010, của Bộ Xây dựng là 1.500m.
Dự án này, Công ty chưa báo cáo tác động môi trường, chưa trưng cầu, tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư, trước khi xây dựng.
Về khí thải, theo báo cáo của Công ty, Công ty đã đầu tư hệ thống hiện đại, nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Công ty chưa vận hành đúng kỹ thuật, có hiện tượng lửa, mùi khét thoát ra ngoài ống khói, đúng như ý kiến người dân phản ánh”.
Văn bản này kết luận: “Để tiếp tục hoạt động, Nhà Hỏa táng này phải được đầu tư thỏa đáng, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Trường hợp Nhà Hỏa táng không được khắc phục, thường xuyên có sự cố, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, thì, UBND Tỉnh cần có biện pháp xử lý nghiêm, thậm chí, đình chỉ hoạt động”.
Chúng tôi được biết, đến thời điểm này, Nhà hỏa táng của Thành phố Hải Dương, đã sửa chữa chút ít, ống khói được nối thêm “một đoạn ngắn”, nhưng, nhìn bằng mắt thường, chúng tôi vẫn thấy: khói bốc ra đen ngòm, mù mịt, mùi tanh nồng, khét lẹt.
Phải chăng, vì Công ty đầu tư công nghệ lạc hậu, rẻ tiền, nên, đã bất chấp Luật Bảo vệ Môi trường và Sức khỏe – quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân?
Để đi tìm câu trả lời, chúng tôi đã đến Đài Hóa thân An Lạc Viên, tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ông Đỗ Thành Trung, Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Tập Đoàn INDEVCO, đơn vị đầu tư, cho biết: “Công ty đã đầu tư 160 tỷ đồng cho 2 dự án Đài Hóa thân An Lạc Viên và Qui hoạch cải tạo nghĩa trang km 15.
Đài Hóa thân An Lạc Viên hoàn thành tháng 01/2007, gồm: 03 nhà tang lễ, diện tích 500m2/ nhà, đầy đủ các trang thiết bị cho việc cử hành lễ tang, theo các nghi thức tôn giáo; 03 lò hỏa táng với thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ Đài Loan, sử dụng công nghệ đốt dầu FO, qua hệ thống kim phun điện tử, cùng hệ thống màng lọc ở buồng thứ cấp, bảo đảm tuyệt đối khí thải không màu, không mùi. Sau đó, khí thải được dẫn xuống các hầm chứa nước vôi, rồi tới đầm trồng hoa súng, hoa sen tỏa ngát hương.
Sau hơn 07 năm hoạt động, Đài Hóa thân An Lạc Viên đã hỏa táng cho trên 10.000 thi hài, được thân chủ và nhân dân Quảng Ninh cùng các tỉnh, thành lân cận khen ngợi”.
Chúng tôi đi một vòng thăm quan Đài Hóa thân An Lạc Viên và nghĩa trang km 15, do Công ty quản lý, như lạc vào một công viên cây xanh đẹp mắt, hài hòa, thân thiện với môi trường; tiếp đó, là những công trình tâm linh như chùa, miếu, vườn tượng, đáp ứng nhu cầu của mọi du khách thăm quan.
Anh bạn đồng nghiệp của tôi tư lự, rồi bâng quơ: Giá như, UBND tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành phố khác, trước khi phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng đài hỏa táng của địa phương mình, đến thăm quan, học tập công nghệ và cách làm của Đài Hóa thân An Lạc viên Quảng Ninh, thì sẽ không còn chuyện, người dân phải đội đơn, đi khiếu kiện, đòi hỏi quyền lợi tối thiểu: được sống trong môi trường bình yên, trong sạch.
Còn chúng tôi, cũng muốn lấy đó, làm lời kết bài báo của mình và cầu mong cho người dân ở xung quanh Nhà Hỏa táng nghĩa trang Cầu Cương, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương, sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh kinh hoàng hiện nay.
TheoÁnh Nguyệt (VHDN)
Bình luận