(VTC News) – Hãy cùng nghe kiều nữ Hồ Thị Tương kể về thú “đi sim” của nam thanh nữ tú Vân Kiều vào đêm giao thừa.
Cô cho hay, tỉnh Quảng Bình có 8 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Kinh, sau đó đến dân tộc Vân Kiều. Ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình chỉ có người Vân Kiều. Cả xã có 4 thôn, với khoảng 300 – 400 hộ gia đình.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi đợt tết đến xuân về, người Vân Kiều lại giết lợn, giết gà để ăn tết. Song cái đặc sắc nhất trong cái tết của người Vân Kiều đó là chúng tôi có thêm loại bánh giầy đen, còn gọi là Ayơh.
Ayơh là loại bánh có màu đen, hình dạng kiểu như bánh giầy, được rắc vừng lên bề mặt và chỉ khách quý mới được mời ăn. Vào dịp tết, bên cạnh bánh chưng, gia đình nào thuộc dân tộc Vân Kiều cũng làm thêm loại bánh đó.
Ngoài Ayơh, người Vân Kiều còn làm thêm bánh đòn (bánh tét) để ăn vào dịp tết. Theo quan niệm từ trước đến nay của người Vân Kiều, bánh chưng có thể ít, nhưng bánh đòn thì phải nhiều.
Vào đêm giao thừa, già làng thường tổ chức “hái hoa dân chủ”. Tất cả mọi người từ già đến trẻ thường tập trung ở một khu vực nào đó chẳng hạn như trường học, nhà văn hóa…vào tối 30 để hái hoa.
Nếu có hoa thật thì thường là hoa mai. Còn nếu không có hoa thật thì thường họ làm hoa giả bằng giấy. Sau đó, mỗi người tặng cho nhau một bài hát.
Người Vân Kiều cũng bắt thăm vào đêm giao thừa. Sau khi hái hoa, họ hát một bài rồi bắt thăm để nhận quà. Quà tặng thường là bánh đòn hoặc bánh giầy. Người Vân Kiều quan niệm nếu trúng thưởng những món quà trên là rất may mắn.
Ngay cả những đôi uyên ương cũng không hẹn hò riêng mà tham gia vào cuộc vui trên.
Dịp tết âm lịch, tôi ấn tượng nhất với việc đi thăm họ hàng. Người Vân Kiều dành hẳn 3 ngày đi chúc tết. Quà biếu của người Vân Kiều thường là chiếc bánh giầy đen có rắc vừng, bánh chưng, gà.
Không biết các dân tộc anh em khác thì thế nào, còn người Vân Kiều thường đến tết già làng, những người lớn tuổi như ông bà của mình trong làng.
Với trẻ con, người Vân Kiều không mừng tuổi mà thường chỉ sắm cho áo quần mới. Trước đây người ta tự may quần áo cho các con, nhưng bây giờ hầu hết người ta đi mua sẵn.
Vào ngày tết, ở chỗ tôi thời tiết cũng rất lạnh, nhưng các cô gái Vân Kiều vẫn mặc những bộ váy mang nét đặc trưng của dân tộc và chỉ khoác thêm chiếc áo khoác như của người Kinh cho ấm. Nhưng đa số, người ta thường chỉ mặc bộ đồ mỏng như của tôi đang mặc đây thôi.
Tôi còn nhớ Tết Nguyên Đán năm ngoái, tôi đã cùng bố mẹ mình tới chúc tết bố mẹ chồng. Vào dịp tết, những cô gái đã lấy chồng khi trở về nhà bố mẹ đẻ của mình thì bố mẹ phải làm cho cô gái đó một chiếc bánh giày đen làm quà biếu bố mẹ chồng.
Nếu cô gái đó có chị, em gái đã lập gia đình thì khi đến nhà họ chơi, chị/em gái cũng sẽ phải làm cho cô gái một chiếc bánh giày đen như thế làm quà.
Tuy nhiên, ngày tết nếu cô gái đã lấy chồng sang nhà anh trai, người anh trai phải tặng cô gái một bộ quần áo “xỉn”, thường là cái váy như mình đang mặc.
Ngày tết người Vân Kiều không tặng tiền cho nhau.
Riêng những đôi nam nữ yêu nhau thường rủ nhau đi sim. Đi sim là kiểu trai gái rủ nhau đi chơi. Trước đây, mỗi làng thường làm một cái nhà riêng cho các cô gái để các chàng trai có thể đến đó chơi.
Theo tục của người Vân Kiều, ngày tết các chàng trai không được đến nhà bố mẹ của các cô gái được. Do vậy, những đôi uyên ương thường rủ nhau đi sim ở đâu đó, kể chuyện, hát vè bằng tiếng Vân Kiều cho nhau nghe. Thường thì người con gái hát rồi người con trai đối đáp.
Những người con đi làm xa tết mới về nhà thường tặng bố mẹ quần áo hoặc những hạt cườm đá. Ngày Tết, con dâu nếu có điều kiện thường phải tặng quà cho bố mẹ.
Kiều nữ Hồ Thị Tương – người Vân Kiều ở Quảng Bình vừa có những chia sẻ đầy thú vị với phóng viên VTC News về tục đón tết cổ truyền của dân tộc mình.
Cô cho hay, tỉnh Quảng Bình có 8 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Kinh, sau đó đến dân tộc Vân Kiều. Ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình chỉ có người Vân Kiều. Cả xã có 4 thôn, với khoảng 300 – 400 hộ gia đình.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi đợt tết đến xuân về, người Vân Kiều lại giết lợn, giết gà để ăn tết. Song cái đặc sắc nhất trong cái tết của người Vân Kiều đó là chúng tôi có thêm loại bánh giầy đen, còn gọi là Ayơh.
Kiều nữ Hồ Thị Tương |
Ngoài Ayơh, người Vân Kiều còn làm thêm bánh đòn (bánh tét) để ăn vào dịp tết. Theo quan niệm từ trước đến nay của người Vân Kiều, bánh chưng có thể ít, nhưng bánh đòn thì phải nhiều.
Vào đêm giao thừa, già làng thường tổ chức “hái hoa dân chủ”. Tất cả mọi người từ già đến trẻ thường tập trung ở một khu vực nào đó chẳng hạn như trường học, nhà văn hóa…vào tối 30 để hái hoa.
Nếu có hoa thật thì thường là hoa mai. Còn nếu không có hoa thật thì thường họ làm hoa giả bằng giấy. Sau đó, mỗi người tặng cho nhau một bài hát.
Người Vân Kiều cũng bắt thăm vào đêm giao thừa. Sau khi hái hoa, họ hát một bài rồi bắt thăm để nhận quà. Quà tặng thường là bánh đòn hoặc bánh giầy. Người Vân Kiều quan niệm nếu trúng thưởng những món quà trên là rất may mắn.
Ngay cả những đôi uyên ương cũng không hẹn hò riêng mà tham gia vào cuộc vui trên.
|
Không biết các dân tộc anh em khác thì thế nào, còn người Vân Kiều thường đến tết già làng, những người lớn tuổi như ông bà của mình trong làng.
Với trẻ con, người Vân Kiều không mừng tuổi mà thường chỉ sắm cho áo quần mới. Trước đây người ta tự may quần áo cho các con, nhưng bây giờ hầu hết người ta đi mua sẵn.
Vào ngày tết, ở chỗ tôi thời tiết cũng rất lạnh, nhưng các cô gái Vân Kiều vẫn mặc những bộ váy mang nét đặc trưng của dân tộc và chỉ khoác thêm chiếc áo khoác như của người Kinh cho ấm. Nhưng đa số, người ta thường chỉ mặc bộ đồ mỏng như của tôi đang mặc đây thôi.
Những đôi nam nữ yêu nhau thường rủ nhau đi sim |
Tôi còn nhớ Tết Nguyên Đán năm ngoái, tôi đã cùng bố mẹ mình tới chúc tết bố mẹ chồng. Vào dịp tết, những cô gái đã lấy chồng khi trở về nhà bố mẹ đẻ của mình thì bố mẹ phải làm cho cô gái đó một chiếc bánh giày đen làm quà biếu bố mẹ chồng.
Nếu cô gái đó có chị, em gái đã lập gia đình thì khi đến nhà họ chơi, chị/em gái cũng sẽ phải làm cho cô gái một chiếc bánh giày đen như thế làm quà.
Tuy nhiên, ngày tết nếu cô gái đã lấy chồng sang nhà anh trai, người anh trai phải tặng cô gái một bộ quần áo “xỉn”, thường là cái váy như mình đang mặc.
Ngày tết người Vân Kiều không tặng tiền cho nhau.
Riêng những đôi nam nữ yêu nhau thường rủ nhau đi sim. Đi sim là kiểu trai gái rủ nhau đi chơi. Trước đây, mỗi làng thường làm một cái nhà riêng cho các cô gái để các chàng trai có thể đến đó chơi.
Theo tục của người Vân Kiều, ngày tết các chàng trai không được đến nhà bố mẹ của các cô gái được. Do vậy, những đôi uyên ương thường rủ nhau đi sim ở đâu đó, kể chuyện, hát vè bằng tiếng Vân Kiều cho nhau nghe. Thường thì người con gái hát rồi người con trai đối đáp.
Những người con đi làm xa tết mới về nhà thường tặng bố mẹ quần áo hoặc những hạt cườm đá. Ngày Tết, con dâu nếu có điều kiện thường phải tặng quà cho bố mẹ.
Minh Quân
Bình luận