(VTC News) - Mùa hè nhiều lúc đã trở thành khoảng thời gian ác mộng đối với các chủ cửa hàng chỉ bởi những kiểu hành xử "có một không hai" của các "thượng đế".
"Mọc rễ" trong cửa hàng để tránh nóng
Quán bánh tráng cuốn thịt heo của chị Dung trên đường Duy Tân, Cầu Giấy cứ vào thời điểm 12h trưa là không còn nhận thêm khách bởi vì trong quán đã không còn nổi một chỗ trống để ngồi. Khách khứa cứ từng tốp từng tốp ùn ùn đi vào mà chị vẫn phải xua tay từ chối: "Hết bàn rồi em ạ".
Hỏi ra mới biết quán đông người ăn là một chuyện nhưng bên cạnh đó vẫn còn khoảng 5 - 6 bàn dù đã "tàn tiệc" được gần 30 phút nhưng vẫn chưa thấy gọi thanh toán.
Chị Dung cho biết một ngày gặp phải chục tốp khách như vậy không còn là chuyện hiếm. Họ hay ngồi lại rất lâu để "buôn" thêm dăm ba câu chuyện, thậm chí có thể ngồi nguyên cả một buổi trưa trong quán mà theo chị nếu như không vướng giờ vào làm ca chiều chắc họ vẫn có thể ngồi tiếp.
Đồ ăn của quán khá chất lượng, mùa hè còn có trà đá miễn phí, điều hòa mát rượi và đặc biệt, nhân viên không được phép dọn bàn khi khách chưa về nên có thể từ đó cũng mới nảy sinh ra những trường hợp "mọc rễ" trong quán như vậy.
Chị Dung thở dài: "Khổ lắm em ạ, cứ tầm này nhiều khách ăn xong là vẫn cứ nấn ná ngồi lại, bao nhiêu khách mới vào không có chỗ ngồi lại phải đi ra mà họ cũng không biết ý..."
Hay tại một số cửa hàng fast-food (đồ ăn nhanh) trên địa bàn Hà Nội, dù là những cửa hàng mang tính chất "nhanh - gọn - nhẹ" nhưng nhiều khách hàng vẫn xem đây như một nơi "tạm trú" để tránh nóng.
Theo ghi nhận của PV tại cửa hàng đồ ăn nhanh trên đường Xã Đàn, Đống Đa vào một buổi trưa nhiệt độ ngoài trời lên tới 37 - 3 độ C, nhiều khách hàng ngồi lại dùng laptop, máy tính bảng và thậm chí là... tranh thủ "chợp mắt" luôn tại bàn. Nhiều người đem theo con nhỏ đến rất đông, nô đùa nghịch phá ầm ĩ suốt cả một buổi trưa. Hai chiếc máy tính kết nối Internet phục vụ khách miễn phí cũng hiếm khi được nghỉ.
Theo lời một nhân viên tại tại đây thì nhân viên không thể "can thiệp" vào trong chuyện khách đến hay khách đi vì khách hàng luôn là "thượng đế". Kể cả khi khách tới chỉ để mua một chiếc kem giá 3.000 đồng nhưng vẫn có thể ngồi lại bao lâu tùy ý. Tuy nhiên vướng mắc một chỗ là nhiều lúc không còn chỗ ngồi nên có khách mua đồ xong phải đứng chờ bàn rất lâu hoặc thậm chí phải bỏ túi mang về.
Mang đến tận nhà nhưng phải được... freeship
Mùa hè là mùa ai cũng chỉ muốn được ở trong nhà để tránh cái nóng, cái nắng lên tới 38 - 39 độ C nên khi mua hàng, ai cũng muốn hàng được mang tới tận nhà là điều dễ hiểu. Chính vì vậy mà nghề "shipper" - có nghĩa là người vậng chuyển hàng từ nơi người bán tới tận nhà người mua hay dễ hiểu hơn là người đi mua hàng hộ - là nghề đắt khách nhất vào những giờ nắng nóng cao điểm.
Tuy nhiên, dù shipper đã được gọi là một nghề nhưng nhiều khách hàng vẫn muốn được free, tức là miễn phí, khiến cho những người bán hàng không khỏi bức xúc hộ những "người vận chuyển" của mình.
Chủ một cửa hàng bán cháo tại Khâm Thiên và bán online trên Facebook chia sẻ: "Các bạn ngồi không nghĩ người ship chắc chỉ có việc đi đến mang hàng cho các bạn là xong hay sao. Người ta cũng là con người, cũng phải lao động để kiếm tiền. Thuận mua vừa bán mà, có đi ăn xin, ăn không, ăn hỏng của ai đâu. Chưa nói đến những đoạn đường nguy hiểm đến tính mạng con người.
Giữa cái nắng 30 - 40 độ, có ai muốn lao ra ngoài đường bất đắc dĩ và công việc bắt buộc không, hay chỉ thích ngồi mát?".
Bạn gái không ngần ngại bày tỏ quan điểm và thậm chí còn từ chối thẳng thừng với những khách hàng "khó đỡ": "Khi người ta đi ship cho bạn được có 20-30-40-50-60 thậm chí nhà tớ có đơn 70k khách còn tha thiết nhờ ship hộ, mà có những đoạn phải nói là quá nguy hiểm.
Họ cũng là trụ cột gia đình, người kiếm kinh tế trong gia đình mà bạn. Thế nên bạn nào thấy mất tiền ship là QUÁ PHI LÝ thì các bạn tự thân vận động giúp tớ nhé".
Trường hợp khác như trường hợp của bạn Uyên - chuyên bán đồ giải khát online trên mạng xã hội Facebook và cũng kiêm luôn shipper còn "thê thảm" hơn.
Những ngày nóng đỉnh điểm này dù nhiều người gọi đặt hàng nhưng bao giờ cũng kèm theo câu: "Có freeship không?" tức "Có miễn phí tiền vận chuyển đến nhà không?"
Uyên buồn rầu kể: "Khách chỉ việc ngồi nhà đợi mình bấm chuông xuống mở cửa lấy hàng thôi, thế nhưng oái oăm là khách toàn yêu cầu mang hàng tới tầm 12 rưỡi, 1 giờ trưa xong lại đòi freeship, nếu mình trả lời là không freeship được thì họ cũng không mua nữa".
Uyên cho biết nhiều hôm còn phải đợi khách giữa trưa nắng, khi đến nơi gọi điện lại cho khách thì "tò te tí", không thể liên lạc được. Có lần bạn còn bị say nắng ốm gần nửa tháng, trong khi đó tiền ship chỉ dám lấy nhiều nhất là 30.000 đồng dù có khi phải đi từ đầu bên này sang đầu bên kia thành phố.
"Lấy nhiều không được mà lấy ít cũng không bõ tiền xăng. Nếu bây giờ có tăng giá đồ uống lên thì có khi mất khách không chừng. Thế nên là nhiều khi mình cứ phải cắn răng lấy công làm lãi là vì vậy", Uyên ngậm ngùi.
Huyền Trân
"Mọc rễ" trong cửa hàng để tránh nóng
Quán bánh tráng cuốn thịt heo của chị Dung trên đường Duy Tân, Cầu Giấy cứ vào thời điểm 12h trưa là không còn nhận thêm khách bởi vì trong quán đã không còn nổi một chỗ trống để ngồi. Khách khứa cứ từng tốp từng tốp ùn ùn đi vào mà chị vẫn phải xua tay từ chối: "Hết bàn rồi em ạ".
Hỏi ra mới biết quán đông người ăn là một chuyện nhưng bên cạnh đó vẫn còn khoảng 5 - 6 bàn dù đã "tàn tiệc" được gần 30 phút nhưng vẫn chưa thấy gọi thanh toán.
Chị Dung cho biết một ngày gặp phải chục tốp khách như vậy không còn là chuyện hiếm. Họ hay ngồi lại rất lâu để "buôn" thêm dăm ba câu chuyện, thậm chí có thể ngồi nguyên cả một buổi trưa trong quán mà theo chị nếu như không vướng giờ vào làm ca chiều chắc họ vẫn có thể ngồi tiếp.
Đồ ăn của quán khá chất lượng, mùa hè còn có trà đá miễn phí, điều hòa mát rượi và đặc biệt, nhân viên không được phép dọn bàn khi khách chưa về nên có thể từ đó cũng mới nảy sinh ra những trường hợp "mọc rễ" trong quán như vậy.
Chị Dung thở dài: "Khổ lắm em ạ, cứ tầm này nhiều khách ăn xong là vẫn cứ nấn ná ngồi lại, bao nhiêu khách mới vào không có chỗ ngồi lại phải đi ra mà họ cũng không biết ý..."
Hay tại một số cửa hàng fast-food (đồ ăn nhanh) trên địa bàn Hà Nội, dù là những cửa hàng mang tính chất "nhanh - gọn - nhẹ" nhưng nhiều khách hàng vẫn xem đây như một nơi "tạm trú" để tránh nóng.
Một khách hàng ung dung sử dụng máy tính bảng, laptop sau khi đã dùng xong bữa trưa tại cửa hàng đồ ăn nhanh - Ảnh: Huyền Trân |
Theo lời một nhân viên tại tại đây thì nhân viên không thể "can thiệp" vào trong chuyện khách đến hay khách đi vì khách hàng luôn là "thượng đế". Kể cả khi khách tới chỉ để mua một chiếc kem giá 3.000 đồng nhưng vẫn có thể ngồi lại bao lâu tùy ý. Tuy nhiên vướng mắc một chỗ là nhiều lúc không còn chỗ ngồi nên có khách mua đồ xong phải đứng chờ bàn rất lâu hoặc thậm chí phải bỏ túi mang về.
Mang đến tận nhà nhưng phải được... freeship
Mùa hè là mùa ai cũng chỉ muốn được ở trong nhà để tránh cái nóng, cái nắng lên tới 38 - 39 độ C nên khi mua hàng, ai cũng muốn hàng được mang tới tận nhà là điều dễ hiểu. Chính vì vậy mà nghề "shipper" - có nghĩa là người vậng chuyển hàng từ nơi người bán tới tận nhà người mua hay dễ hiểu hơn là người đi mua hàng hộ - là nghề đắt khách nhất vào những giờ nắng nóng cao điểm.
Tuy nhiên, dù shipper đã được gọi là một nghề nhưng nhiều khách hàng vẫn muốn được free, tức là miễn phí, khiến cho những người bán hàng không khỏi bức xúc hộ những "người vận chuyển" của mình.
Chủ một cửa hàng bán cháo tại Khâm Thiên và bán online trên Facebook chia sẻ: "Các bạn ngồi không nghĩ người ship chắc chỉ có việc đi đến mang hàng cho các bạn là xong hay sao. Người ta cũng là con người, cũng phải lao động để kiếm tiền. Thuận mua vừa bán mà, có đi ăn xin, ăn không, ăn hỏng của ai đâu. Chưa nói đến những đoạn đường nguy hiểm đến tính mạng con người.
Giữa cái nắng 30 - 40 độ, có ai muốn lao ra ngoài đường bất đắc dĩ và công việc bắt buộc không, hay chỉ thích ngồi mát?".
Chia sẻ của chủ cửa hàng bán cháo online trên Facebook - Ảnh: Huyền Trân |
Họ cũng là trụ cột gia đình, người kiếm kinh tế trong gia đình mà bạn. Thế nên bạn nào thấy mất tiền ship là QUÁ PHI LÝ thì các bạn tự thân vận động giúp tớ nhé".
Trường hợp khác như trường hợp của bạn Uyên - chuyên bán đồ giải khát online trên mạng xã hội Facebook và cũng kiêm luôn shipper còn "thê thảm" hơn.
Những ngày nóng đỉnh điểm này dù nhiều người gọi đặt hàng nhưng bao giờ cũng kèm theo câu: "Có freeship không?" tức "Có miễn phí tiền vận chuyển đến nhà không?"
Uyên buồn rầu kể: "Khách chỉ việc ngồi nhà đợi mình bấm chuông xuống mở cửa lấy hàng thôi, thế nhưng oái oăm là khách toàn yêu cầu mang hàng tới tầm 12 rưỡi, 1 giờ trưa xong lại đòi freeship, nếu mình trả lời là không freeship được thì họ cũng không mua nữa".
Uyên cho biết nhiều hôm còn phải đợi khách giữa trưa nắng, khi đến nơi gọi điện lại cho khách thì "tò te tí", không thể liên lạc được. Có lần bạn còn bị say nắng ốm gần nửa tháng, trong khi đó tiền ship chỉ dám lấy nhiều nhất là 30.000 đồng dù có khi phải đi từ đầu bên này sang đầu bên kia thành phố.
"Lấy nhiều không được mà lấy ít cũng không bõ tiền xăng. Nếu bây giờ có tăng giá đồ uống lên thì có khi mất khách không chừng. Thế nên là nhiều khi mình cứ phải cắn răng lấy công làm lãi là vì vậy", Uyên ngậm ngùi.
Huyền Trân
Bình luận