• Zalo

Kịch bản xấu nhất TPP sẽ ra sao?

Kinh tếThứ Tư, 16/11/2016 08:36:00 +07:00Google News

Đại biểu Quốc hội - chuyên gia kinh tế đánh giá thế nào về kịch bản TPP không được thông qua khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Trả lời VTC News, TS Trần Anh Tuấn (đại biểu Quốc hội TP.HCM), quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đã đưa ra những phân tích về số phận của TPP sau ông Trump đắc cử Tổng thống mới của Mỹ.

tran-anh-tuan

TS Trần Anh Tuấn (đại biểu Quốc hội TP.HCM), quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM  

- Đối với các hiệp định thương mại tự do, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump từng đề xuất rút khỏi TPP và đàm phán lại các hiệp định khác. Dự đoán của ông về số phận của TPP sẽ như thế nào?

Quan điểm của ông Donald Trump ủng hộ TPP rất thấp và ông này cũng cho rằng cần xem xét lại toàn bộ quá trình đàm phán trước đây.

Nếu như thuận lợi, việc thông qua TPP cũng sẽ có độ trễ.

Nếu bà Hillary Clinton chiến thắng sẽ thuận lợi hơn trong việc thông qua TPP vì đó là sự tiếp nối chính sách dưới chính quyền Obama. Với kinh nghiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao, bà Hillary sẽ hiểu những tác động của TPP đối với kinh tế thế giới nói chung và 12 nước cam kết tham gia TPP nói riêng.

TS Trần Anh Tuấn: Tỉnh nghèo phải nỗ lực lớn hơn để phát triển kinh tế

- Có chuyên gia cho rằng việc ông Trump từng tuyên bố rút khỏi TPP chỉ là “chiêu bài chính trị” và số phận TPP không bi đát như dự báo?

Đó là điều chúng ta kỳ vọng và hy vọng. Trong bối cảnh hội nhập của kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì chúng ta hy vọng ông Trump lên làm tổng thống sẽ có quan điểm thay đổi so với trước khi ông ấy trúng cử.

Hy vọng quan điểm của ông ấy sẽ tích cực theo hướng hội nhập và thông qua TPP một cách thuận lợi.

Nhưng tới bây giờ, có thể nói do thay đổi người lãnh đạo nước Mỹ là người thuộc Đảng Cộng hòa, cũng đã có độ trễ khi sang đầu năm sau mới hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực.

 
Chúng ta hy vọng rằng có 1 hiệp định chung cho 12 nước sẽ được thông qua và ký kết chậm nhất trong năm 2018.

Đại biểu Trần Anh Tuấn

Nhưng theo quan điểm của tôi, TPP vẫn sẽ được thông qua nhưng sẽ có độ trễ. Chúng ta hy vọng rằng có 1 hiệp định chung cho 12 nước sẽ được thông qua và ký kết chậm nhất trong năm 2018.

Việc thông qua TPP sẽ tạo cho Việt Nam hội nhập ở một thị trường lớn. Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường và sẽ học hỏi nhiều từ sự hội nhập TPP.

- Các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ TPP như dệt may, da giày, thủy sản... sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, thưa ông?

Khi hội nhập thì chúng ta phải thực hiện theo cam kết. Nếu chúng ta đủ điều kiện về tỷ lệ nội địa hóa trong nội khối TPP thì sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi khi chúng ta xuất khẩu. Trừ khi chúng ta không đạt được điều đó.

Đó là quy tắc xuất xứ, quy chuẩn tiêu chuẩn về sản xuất, về môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu chúng ta đạt sẽ được hưởng rất nhiều lợi thế từ TPP và thế mạnh của chúng ta sẽ được phát huy.

Nếu hàng hóa của Việt Nam không đạt được những tiêu chuẩn ấy thì việc cạnh tranh sẽ gặp khó khăn trong nội khối TPP.

Đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp thì phải nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn. Ví dụ, bây giờ chúng ta đang có tiêu chuẩn VietGAP, sắp tới phải tiến tới tiêu chuẩn GlobalGAP hay TPPGAP.

Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn đó, hàng hóa Việt Nam sẽ được hưởng nhiều thuận lợi với mức thuế ưu đãi tối đa.

Phải thấy rằng Việt Nam là nền kinh tế yếu nhất trong số các nước tham gia TPP, vì vậy, nếu chúng ta tận dụng được thế mạnh các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thì có thể mở rộng thị trường, phát triển sản xuất. Khi đó, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển.

TPP

Nhiều ý kiến khác nhau về số phận của TPP vào thời điểm này

- Trong trường hợp TPP không được thông qua thì sao, thưa ông?

Trong trường hợp xấu nhất TPP không được thông qua, chúng ta vẫn phát triển sản xuất khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA).

 
Trong trường hợp xấu nhất TPP không được thông qua, chúng ta vẫn phát triển sản xuất khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA). Chúng ta không phụ thuộc vào mỗi TPP.

TS. Nguyễn Tuấn Anh

Chúng ta không phụ thuộc vào mỗi TPP. Bây giờ thị trường các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng. Thị trường mà sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã có từ lâu như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…

Chúng ta có các hiệp định thương mại song phương Việt Nam - EU, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc, khối ASEAN…Đã có những thị trường này thì Việt Nam phải tiếp tục phát triển.

Ngoài ra, nếu có TPP thì có thể tận dụng hiệp định thương mại đa phương thế hệ mới thì Việt Nam sẽ có ưu đãi thêm trong nội khối.

Kịch bản xấu nhất nếu TPP không được thông qua, Việt Nam vẫn phải phát huy các thế mạnh trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương đã ký kết.

- Ông có đánh giá gì về thị trường Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam?

Mỹ là thị trường tiềm năng lớn. Tiêu dùng của thị trường Mỹ rất mạnh. Đó là nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế Mỹ có sức bật. Do thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ lớn.

Trong bối cảnh chúng ta giữ được quan hệ về đối ngoại, thương mại, kinh tế với Mỹ, các nhà đầu tư Mỹ cũng nhìn nhận sự đổi mới, chuyển đổi nhanh của Việt Nam thì việc thu hút các tập đoàn lớn của Mỹ vào Việt Nam ngày càng mở rộng.

Nếu TPP được thông qua, điều đó sẽ là cam kết chính thức về sự hợp tác, về thị trường, về đầu tư, sản xuất sẽ càng tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc thu hút đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, có các nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam.

TPP-2

 

- Ông có dự báo gì về khả năng thu hút các dòng vốn FDI mới hoặc mở rộng quy mô của các dự án FDI đã đầu tư vào Việt Nam trong các năm gần đây để đón đầu TPP khi mà cơ hội để TPP được thực đang gặp khó?

Hiện nay, TPP cũng chưa thông qua nên nếu nói là giảm vốn FDI vào Việt Nam thì cũng chỉ là dự báo.

Hiên nay, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn tăng ở mức độ khá ổn định. Nếu có TPP, sẽ mở ra sự đầu tư mạnh hơn, có tốc độ tăng lớn hơn.

Môi trường cạnh tranh của Việt Nam đang được cải thiện. Chính phủ cũng đang rất quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo. Chính quyền địa phương các cấp đang nỗ lực xây dựng chính quyền phục vụ.

Trong đó, môi trường kinh doanh đang cần phải cải thiện mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, tiếp cận nguồn lực đất đai, vốn, thủ tục hải quan.

Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang được tạo thông thoáng tiến tới bằng các nước hàng đầu trong khu vực ASEAN và Việt Nam mong muốn thủ tục sẽ thông thoáng hơn nữa.

Môi trường đầu tư được cải thiện mạnh thì sẽ thu hút đầu tư từ các quốc gia phát triển trên thế giới.

TPP cũng là một cơ hội, nhưng nếu tự cải thiện môi trường đầu tư tốt, sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài, bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

- Sản phẩm Việt Nam đang có thế mạnh sẽ phải đáp ứng yêu cầu như thế nào trong môi trường cạnh tranh mới?

Trong trường hợp TPP không được thông qua, sản phẩm của Việt Nam vẫn phải nâng cao quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo an toàn từ đầu vào đến đầu ra để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, không chứa chất cấm trong sản phẩm.

Các sản phẩm của Việt Nam cần tiến tới theo tiêu chuẩn GlobalGAP, để hàng hóa có thể xuất khẩu đi tất cả các nước trên toàn thế giới.

- Liệu đã đến lúc chúng ta cần tính đến các chính sách chuyển trọng tâm sang các thị trường khác ngoài các thị trường truyền thống?

Hiện nay chúng ta đang có thị trường rất đa dạng. Khu vực Đông Nam Á, khu vực Nam Mỹ, khu vực Bắc Á cũng là những thị trường tốt.

Vì vậy, chúng ta vẫn phải giữ được các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, Nhật, Châu Âu và mở rộng các thị trường tiềm năng, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.

Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn