(VTC News) – Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú cho hay: “Các siêu thị quảng cáo là khuyến mại tới 50%, nhưng khi tới nơi tôi chỉ mua đúng 1 chiếc chảo với giá giảm 50%, còn các sản phẩm khác chỉ giảm 10 – 15%, thậm chí rất nhiều sản phẩm không giảm giá”.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho biết: Việc các siêu thị khuyến mại ồ ạt trong tháng khuyến mại là tốt, nhưng cách thức khuyến mại thì vẫn đang đánh đố khách hàng.Người dân đang lọt vào “ma trận” hàng khuyến mại mà không biết được đâu là hàng thật, giá gốc, trong khi các cơ quan chức năng thì chưa giám sát chặt chẽ hoạt động này.
“Các siêu thị quảng cáo là khuyến mại tới 50%, nhưng khi tới nơi tôi chỉ mua đúng 1 chiếc chảo với giá giảm 50%, còn các sản phẩm khác chỉ giảm 10 – 15%, thậm chí rất nhiều sản phẩm không giảm giá”, ông Phú cho biết.
Một lần khác, ông Phú cào trúng thưởng một sản phẩm của hãng Ovantine với phần thưởng trị giá 50.000 đồng, nhưng để nhận được quà thì phải gửi thư vào tận TP.HCM.
“Sản phẩm đã phân phối ra ngoài Hà Nội, tại sao lại không có đại lý? Để nhận 50.000 đồng, liệu có ai sẽ cất công gửi thư vào tận TP.HCM không? Đây rõ ràng là đánh đố khách hàng. Tôi đã gặp phải rất nhiều trường hợp khuyến mãi trớ trêu, coi thường và gian dối với người tiêu dùng kiểu như vậy”, ông Phú nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Phú việc giảm sát các doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mại hiện nay vẫn đang bị buông lỏng, thiếu công khai, minh bạch.
Thí dụ, một số siêu thị, cửa hàng hiện nay, thấy nhà kinh doanh cứ trưng bày ôtô, xe máy khuyến mãi rất hoành tráng nhưng không biết ai giám sát việc trúng thưởng cho khách hàng, ai giám sát việc cái xe máy, ôtô đó sẽ có trong nắp bia…?
"Cái này rất nguy hiểm thuộc về yếu tố trung thực của người kinh doanh. Rất có thể cũng là hành vi vi phạm pháp luật", ông Phú nói.
Nghị định quy định về khuyến mại những hàng giá trị lớn từ vài năm nay đã chỉ rõ: Khi khuyến mJi những hàng giá trị lớn, kiểu bốc thăm trúng thưởng ôtô, xe máy, tivi…, trị giá hàng khuyến mãi phải nộp vào kho bạc Nhà nước.
Nếu không có khách hàng trúng giải thì doanh nghiệp chỉ lấy lại được 50% giá trị, 50% còn lại phải để lại quỹ khuyến mại chung của Nhà nước.
“Quy định như vậy, nhưng tôi chưa biết việc kiểm tra vấn đề này hiện như thế nào, chưa có số liệu báo cáo nào. Ngay Sở Công Thương cũng không thấy công bố cho người dân biết chuyện này”, ông Phú nói.
Khuyến mại dùng... "chân gỗ"
Thực tế nhiều trường hợp có “chân gỗ” để làm khuyến mại. Ví dụ tôi chỉ thùng số mấy có xe máy đấy, khui ra đúng luôn bởi chỉ có người trong cuộc mới biết thôi. Cho nên, nếu không công khai minh bạch, không có giám sát của cộng đồng thì sẽ rất khó.
Một vấn đề thứ hai theo ông Phú cũng đang rất mập mờ là giá trị thực của hàng khuyến mại. Rất nhiều các sản phẩm khuyến mại rồi nhưng giá thực tế lại vẫn cao hơn bên ngoài rất nhiều.
Hiện nay, việc kiểm soát về giá, đa phần mới chỉ thực hiện là có theo đúng pháp luật hay không. Ví dụ, theo luật thì sản phẩm khuyến mại không vượt quá 50% trị giá hàng hóa bán ra thì việc nhà kinh doanh bảo mua 1 tặng 2 là sai. Mua 1 tặng 1 là tối đa.
Tức là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động giảm giá khuyến mãi mà cụ thể là Sở Công Thương mới chỉ quản lý được về giá các mặt hàng khuyến mãi với mức khống chế theo quy định không vượt quá 50% giá trị, còn chưa kiểm soát được chất lượng cũng như giá thực các sản phẩm khuyến mãi kèm theo.
Ngay cả trong việc kê khai giá, các cơ quan kiểm soát theo mức giá doanh nghiệp tự kê khai chứ chưa có cơ sở để xác định xem đó có thực sự là giá gốc, giá thật hay đã có hiện tượng nâng giá rồi lợi dụng chiêu trò giảm giá để kích cầu mua sắm.
Điều đáng nói, Hiệp hội siêu thị - một trong những đơn vị nắm rõ nhất về giá thì lại không được tham gia vào ban tổ chức tháng khuyến mại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn đưa ra mức giá bao nhiêu thì cũng khó có thể kiểm soát được. Cũng chưa thấy doanh nghiệp nào bị xử phạt vì không trung thực trong việc đưa ra giá khuyến mại.
“Tôi cho rằng, việc để xảy ra tình trạng doanh nghiệp không trung thực về giá, trách nhiệm trước hết là ở Sở Công Thương đã không quản lý sát sao và không yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai về giá”, ông Phú nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc giảm giá hiện nay mới chỉ chủ yếu đánh vào mặt hàng điện tử, điện máy, còn hàng thiết yếu là thực phẩm và kể cả quần áo mùa thu đông thì số lượng và mức giảm không đáng kể. Đây cũng là một trong những bất cập lớn của tháng khuyến mại.
“Khuyến mãi giảm giá là chuyện doanh nghiệp nên làm. Tuy nhiên, mặt hàng tiêu dùng lại giảm giá chưa nhiều.
Tôi cho rằng, với các mặt hàng thiếu yếu như lương thực, thực phẩm... cần giảm giá nhiều nhất, bởi kể cả trong khó khăn, người tiêu dùng vẫn phải chi tiêu hàng ngày. Nếu phía doanh nghiệp đẩy mạnh khuyến mãi nhóm hàng này, chắc chắn sẽ hút được sức mua hơn nữa”, ông Phú cho hay.
Châu Anh
Một lần khác, ông Phú cào trúng thưởng một sản phẩm của hãng Ovantine với phần thưởng trị giá 50.000 đồng, nhưng để nhận được quà thì phải gửi thư vào tận TP.HCM.
“Sản phẩm đã phân phối ra ngoài Hà Nội, tại sao lại không có đại lý? Để nhận 50.000 đồng, liệu có ai sẽ cất công gửi thư vào tận TP.HCM không? Đây rõ ràng là đánh đố khách hàng. Tôi đã gặp phải rất nhiều trường hợp khuyến mãi trớ trêu, coi thường và gian dối với người tiêu dùng kiểu như vậy”, ông Phú nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Phú việc giảm sát các doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mại hiện nay vẫn đang bị buông lỏng, thiếu công khai, minh bạch.
Ông Vũ Vinh Phú |
"Cái này rất nguy hiểm thuộc về yếu tố trung thực của người kinh doanh. Rất có thể cũng là hành vi vi phạm pháp luật", ông Phú nói.
Nghị định quy định về khuyến mại những hàng giá trị lớn từ vài năm nay đã chỉ rõ: Khi khuyến mJi những hàng giá trị lớn, kiểu bốc thăm trúng thưởng ôtô, xe máy, tivi…, trị giá hàng khuyến mãi phải nộp vào kho bạc Nhà nước.
Nếu không có khách hàng trúng giải thì doanh nghiệp chỉ lấy lại được 50% giá trị, 50% còn lại phải để lại quỹ khuyến mại chung của Nhà nước.
“Quy định như vậy, nhưng tôi chưa biết việc kiểm tra vấn đề này hiện như thế nào, chưa có số liệu báo cáo nào. Ngay Sở Công Thương cũng không thấy công bố cho người dân biết chuyện này”, ông Phú nói.
Khuyến mại dùng... "chân gỗ"
Thực tế nhiều trường hợp có “chân gỗ” để làm khuyến mại. Ví dụ tôi chỉ thùng số mấy có xe máy đấy, khui ra đúng luôn bởi chỉ có người trong cuộc mới biết thôi. Cho nên, nếu không công khai minh bạch, không có giám sát của cộng đồng thì sẽ rất khó.
Một vấn đề thứ hai theo ông Phú cũng đang rất mập mờ là giá trị thực của hàng khuyến mại. Rất nhiều các sản phẩm khuyến mại rồi nhưng giá thực tế lại vẫn cao hơn bên ngoài rất nhiều.
Hiện nay, việc kiểm soát về giá, đa phần mới chỉ thực hiện là có theo đúng pháp luật hay không. Ví dụ, theo luật thì sản phẩm khuyến mại không vượt quá 50% trị giá hàng hóa bán ra thì việc nhà kinh doanh bảo mua 1 tặng 2 là sai. Mua 1 tặng 1 là tối đa.
Tức là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động giảm giá khuyến mãi mà cụ thể là Sở Công Thương mới chỉ quản lý được về giá các mặt hàng khuyến mãi với mức khống chế theo quy định không vượt quá 50% giá trị, còn chưa kiểm soát được chất lượng cũng như giá thực các sản phẩm khuyến mãi kèm theo.
Ngay cả trong việc kê khai giá, các cơ quan kiểm soát theo mức giá doanh nghiệp tự kê khai chứ chưa có cơ sở để xác định xem đó có thực sự là giá gốc, giá thật hay đã có hiện tượng nâng giá rồi lợi dụng chiêu trò giảm giá để kích cầu mua sắm.
Điều đáng nói, Hiệp hội siêu thị - một trong những đơn vị nắm rõ nhất về giá thì lại không được tham gia vào ban tổ chức tháng khuyến mại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn đưa ra mức giá bao nhiêu thì cũng khó có thể kiểm soát được. Cũng chưa thấy doanh nghiệp nào bị xử phạt vì không trung thực trong việc đưa ra giá khuyến mại.
“Tôi cho rằng, việc để xảy ra tình trạng doanh nghiệp không trung thực về giá, trách nhiệm trước hết là ở Sở Công Thương đã không quản lý sát sao và không yêu cầu các doanh nghiệp phải kê khai về giá”, ông Phú nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc giảm giá hiện nay mới chỉ chủ yếu đánh vào mặt hàng điện tử, điện máy, còn hàng thiết yếu là thực phẩm và kể cả quần áo mùa thu đông thì số lượng và mức giảm không đáng kể. Đây cũng là một trong những bất cập lớn của tháng khuyến mại.
“Khuyến mãi giảm giá là chuyện doanh nghiệp nên làm. Tuy nhiên, mặt hàng tiêu dùng lại giảm giá chưa nhiều.
Tôi cho rằng, với các mặt hàng thiếu yếu như lương thực, thực phẩm... cần giảm giá nhiều nhất, bởi kể cả trong khó khăn, người tiêu dùng vẫn phải chi tiêu hàng ngày. Nếu phía doanh nghiệp đẩy mạnh khuyến mãi nhóm hàng này, chắc chắn sẽ hút được sức mua hơn nữa”, ông Phú cho hay.
Châu Anh
Bình luận