• Zalo

Khủng bố nước Mỹ trùng ngày chìm Titanic

Thể thaoThứ Ba, 16/04/2013 01:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Ngày 15/4/2013, cả nước Mỹ và thế giới rúng động vì nổ bom tại Boston, nhưng ít ai ngờ hơn 100 năm trước, đã từng có một tai nạn tương tự xảy ra

(VTC News) - Ngày 15/4/2013, cả nước Mỹ và thế giới rúng động vì nổ bom tại Boston, nhưng ít ai ngờ hơn 100 năm trước, đã từng có một tai nạn tương tự xảy ra ở gần biên giới xứ cờ hoa.


Tại cuộc thi chạy m
arathon ở Boston, tiểu bang Massachussets, Hoa Kỳ ngày hôm qua, 3 vụ nổ lớn tại gần vạch đích đã cướp đi sinh mạng của 2 người và làm hàng trăm người bị thương.

Có quá nhiều thảm họa đã cùng diễn ra vào ngày 15/4 

Sự kiện này khiến cả nước Mỹ cũng như toàn thế giới rúng động. Dù Tổng thống Obama đã tránh dùng 2 chữ "khủng bố" để nói về những gì đã xảy ra cách đây chừng nửa ngày, nhưng những lo lắng của người dân nước xứ cờ hoa có xu hướng ngày càng gia tăng.

Tiếp sau vụ tấn công ngày 11/9 thì vụ nổ tại Boston được cho là khiến nhân dân Mỹ kinh hoàng nhất. Điều đặc biệt, nó diễn ra đúng vào ngày 15/4, một ngày mà trong quá khứ, đã có quá nhiều thảm họa từng xảy ra.

Đầu tiên là thảm họa Hillsborough tại Sheffield, Vương quốc Anh. Tại trận chung kết FA Cup năm 1989 giữa Liverpool và Nottingham Forest, vì lí do tắc nghẽn giao thông nên rất nhiều Liverpuldian đã đến muộn giờ. Tuy nhiên ai cũng có một chỗ ngồi trong sân để cổ vũ cho đội bóng con cưng.

Vì vậy, hàng nghìn người đã đứng trước cổng sân gào thét, và cảnh sát Hillsborough đã mở cổng thoát như một lối hầm nhỏ để đưa các cổ động viên bên ngoài vào sân. Chính sự "nương tay" này đã khiến dòng người trở nên hỗn loạn và chen chúc giẫm đạp lên nhau để tiến vào bên trong.

96 cổ động viên Liverpool đã thiệt mạng trong thảm họa Hillsborough ngày 15/4/1989 

Bất chấp cảnh sát đã ra sức ngăn cản dòng người dừng lại nhưng trước hàng ngàn cổ động viên, nỗ lực ấy chỉ như muối bỏ bể. Rất nhiều cổ động viên đã bị đẩy dần về phía hàng rào thép ngăn cách giữa khán giả và cầu thủ trên sân, và họ không biết làm gì hơn ngoài việc kêu cứu trong tuyệt vọng.

Chỉ có một số ít cổ động viên thoát khỏi được thảm họa khi cố gắng trèo lên hàng rào thép, nhưng chừng đó là không đủ để ngăn thảm họa xảy ra. 96 Liverpuldian đã mãi mãi ra đi sau ngày 15/4/1989 đáng nhớ ấy.

Tuy nhiên, đó không phải là thảm họa lớn nhất diễn ra trùng đúng ngày vụ nổ hôm qua ở Boston. Có một thảm họa khác lớn hơn thế rất nhiều, cũng diễn ra ở gần biên giới nước Mỹ. Đó là vụ chìm con tàu huyền thoại Titanic.

Khi đang trên hải trình từ thành phố Southampton (Anh) tới New York (Mỹ), tàu Titanic đã đâm phải một tảng băng trôi ở Grand Banks, Newfoundland
, gần Canada. Mạn phải tàu đâm vào núi băng, cong oằn nhiều chỗ. Nước tràn vào khoang tàu và khiến con tàu bị nghiên sang một bên, trước khi gãy làm đôi rồi chìm dần xuống Đại Tây Dương.

1500 hành khách trên tàu Titanic đã vĩnh viễn nằm lại Đại Tây Dương vào ngày 15/4/1912 

Với số thuyền cứu sinh chỉ bằng phân nửa số lượng hành khách trên tàu, thảm họa hàng hải lớn nhất trong thời bình đã xảy ra, và nó khiến 1500 người bị thiệt mạng. Chỉ 1/10 số thi thể được tìm thấy sau đó và an táng ở Halifax (Canada), còn tất cả mãi mãi chìm xuống đáy đại dương.

Ngày 15/4/1912 được ghi nhớ như là một trong những ngày đen tối nhất của lịch sử hàng hải thế giới. Bởi trong ngày đấy, con tàu được mệnh danh là "không thể chìm" đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy Đại Tây Dương.

101 năm sau, nước Mỹ, một trong những quốc gia thắt chặt an ninh cũng như giới nghiêm vào bậc nhất trên thế giới đã bị tấn công thêm lần nữa. Nó cũng được đánh dấu như một trong những ngày tháng tăm tối nhất trong lịch sử hơn 200 năm tồn tại của đất nước này.


Phạm Giang

Bình luận
vtcnews.vn