• Zalo

Khu tưởng niệm lay động hàng triệu trái tim người Nhật được xây thế nào?

Thế giớiThứ Năm, 06/08/2015 11:39:00 +07:00Google News

Là công trình duy nhất còn đứng vững ở khu vực tâm vụ nổ bom nguyên tử năm 1945 tại Hiroshima, tòa nhà trở thành khu tưởng niệm về sự kiện đau đớn này.

(VTC News) - Là công trình duy nhất còn đứng vững ở khu vực tâm vụ nổ bom nguyên tử năm 1945 tại Hiroshima, tòa nhà trở thành khu tưởng niệm về sự kiện đau đớn này của người Nhật.

Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima - Mái vòm nguyên tử là công trình duy nhất còn sót lại trong khu vực quả bom nguyên tử đầu tiên phát nổ ngày 6/8/1945. 
Với nỗ lực của nhiều người Nhật, trong đó có các công dân thành phố công trình đã được bảo tồn ngay sau khi thảm họa xảy ra.
Khu tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima là một công trình còn sót lại sau vụ Mỹ thả bom nguyên tử năm 1945
Khu tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima là một công trình còn sót lại sau vụ Mỹ thả bom nguyên tử năm 1945 
Đây không chỉ là biểu tượng rõ ràng và mạnh mẽ về sự tàn phá của vũ khí hạt nhân đối với nhân loại mà còn là công trình thể hiện sự hy vọng vào hòa bình cho toàn thế giới, loại bỏ các nguy cơ từ vũ khí hạt nhân.

Công trình năm trên khu đất rộng 0.4 ha, ở trung tâm của thành phố Hiroshima với một mái vòm và tòa nhà bị phá hủy do bom nguyên tử. 
Vùng đệm xung quanh khu tưởng niệm rộng 42.7ha với nhiều công trình phụ trợ, trong đó có Công viên tưởng niệm Hòa bình.

Video công trình tưởng niệm Hiroshima

Như nhiều những kỉ vật minh chứng lịch sử khác, những nạn nhân của trận đánh bom, 2 bảo tàng Tưởng nhớ Hoà Bình Hiroshima và Khu nhà Tưởng nhớ Hoà Bình của Quốc gia Hiroshima, đều nằm trong công viên này và là những triển lãm nổi tiếng nhất ở nơi đây.

Bảo tàng đã cho chúng ta thấy một Hiroshima trước trận bom và một Hiroshima khác sau cơn bom cùng những hiện vật được tìm thấy trong những đống đổ nát ở thành phố.

Công viên bao gồm những những vật kỷ niệm, trong đó có đài kỷ niệm, trên đó có tên tất cả những nạn nhân của thảm kịch này.

Ngọn lửa được đốt dưới mái hình vòm của đài kỷ niệm không có ý lưu giữ mãi mãi, nó sẽ được dập tắt khi nào vũ khí hạt nhân cuối cùng trên trái đất này được tiêu hủy.
Mái vòm, chụp từ mặt phía Nam
Mái vòm, chụp từ mặt phía Nam 
Kỷ niệm thấm thía nhất trong công viên này là Đài Kỷ niệm Hòa bình của Thiếu niên. Đài kỷ niệm này được lập ra theo cảm xúc từ vụ Sasaki Sakadi, em bị chết vì bệnh bạch tạng do tia phóng xạ năm 12 tuổi.

Ngày nay một không khí hòa bình và thanh thản bao trùm công viên. Khách đến đây sẽ thấy thế hệ già ngồi trầm tư trên những chiếc ghế băng, với tiếng Chuông Hòa Bình âm vang qua những lùm cây.

Được công nhận là di sản thế giới năm 1966, theo UNESCO, giá trị lớn nhất của công trình này là về mặt ý nghĩa chứ không phải vì giá trị thẩm mỹ hay kiến trúc của nó.

Quả bom giáng xuống Hiroshima vào năm 1945 được cho là rơi xuống ngay trên tòa nhà này.

Nhưng ngạc nhiên thay, không giống như những toà nhà khác gần đó đã bị phá huỷ hoàn toàn trong trận bom, bức tường của toà nhà này vẫn đứng kiên cố và được nằm trong danh sách các di tích thế giới.
Những con hạc giấy được trẻ em Nhật Bản gấp để cầu mong cho hòa bình
Những con hạc giấy được trẻ em Nhật Bản gấp để cầu mong cho hòa bình 
Những gì còn sót lại chỉ là bộ khung của công trình mang tên Nhà triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima, do kiến trúc sư Jan Letzel người Séc thiết kế, xây dựng năm 1914 và hoàn thành trong năm 1915.

Hiện nay, những gì còn lại bên trong tòa nhà này là tất cả những gì còn lại ngay sau vụ nổ và được bảo quản trong tình trạng tốt. Công trình này có thể được quan sát từ bên ngoài qua những hàng rào nhỏ để đảm bảo hiện trạng cho khu tưởng niệm.

Để tồn tại đến ngày hôm nay và tiếp tục phục vụ khách tham quan, công trình này đã trải qua 3 lần bảo tồn năm 1967, 1989-1990 và 2002-2003. Quá trình bảo tồn, các kỹ sư sử dụng thép và nhựa tổng hợp để gia cố để cấu trúc mái vòm của tòa nhà.

Tùng Đinh (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn