Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với loại xe hơi dung tích xilanh từ 1.500 cm3 trở xuống áp dụng thuế suất 40% từ ngày 1/7/2016 (giảm 5%) và 35% từ ngày 1/1/2018.
Loại có dung tích trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 áp dụng thuế suất 40% từ ngày 1/1/2018 (giảm 5%). Loại có dung tích trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 áp dụng thuế suất 55% từ ngày 1/7/2016 (tăng 5%) và 60% từ ngày 1/1/2018.
Đó là đề xuất của Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội góp ý cho dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế.
Trước đó, trong dự thảo chính thức trình Quốc hội, Chính phủ đưa ra lộ trình thuế TTĐB đối với dòng xe dung tích nhỏ như sau: Từ ngày 1/7/2016, thuế suất đối với loại xe đến 1.500 cm3 trở xuống giảm 5% so với hiện hành còn 40%.
Từ ngày 1/1/2018, thuế suất đối với loại xe dưới 1.000 cm3 giảm còn 30%; loại từ 1.000 cm3 đến 1.500 cm3 trở xuống còn 35%; loại trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 giảm 5% còn 40%.
Từ ngày 1/1/2019, thuế suất đối với loại xe dưới 1.000 cm3 giảm còn 20%; loại từ 1.000 cm3 đến 1.500 cm3 trở xuống còn 25%; loại trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 còn 30%; loại trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 tăng lên 60%.
Tuy nhiên, mới đây, nội dung trên khi đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, nhiều đại biểu đề nghị không chia loại xe có dung tích xilanh từ 1.500 cm3 trở xuống thành các nhóm có dung tích xilanh nhỏ hơn (1.000 cm3).
Đặc biệt không giảm thuế suất thuế TTĐB xuống mức 20% từ năm 2019. Bởi, với mức này sẽ khuyến khích xe nhập khẩu, ảnh hưởng nhất định đến sản xuất ôtô trong nước, công ăn việc làm của người lao động trong ngành công nghiệp ôtô.
Về việc này, Bộ Tài chính xin tiếp thu vì qua thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm 2015 của cơ quan hải quan, số lượng xe có dung tích xilanh từ 1.000 cm3 trở xuống nhập khẩu khoảng 8.650 chiếc, chiếm khoảng 89% tổng lượng xe này tiêu thụ trên thị trường, xe sản xuất trong nước khoảng 1.100 chiếc chiếm tỉ trọng 11%.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro xe sản xuất lắp ráp trong nước (phổ biến có dung tích xilanh từ trên 1.000 cm3) chịu tác động kép trước xe nhập khẩu do cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% từ năm 2018, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho tiếp thu, bỏ phân nhóm đối với loại xe nhỏ có dung tích xilanh từ 1.000 cm3 trở xuống.
Như vậy, đối với ôtô có dung tích xilanh từ 1.000 cm3 trở xuống sẽ không có cơ hội hưởng thuế TTĐB ở mức thấp là 20 - 30% từ năm 2018 và 2019 như đề xuất trước đó của Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình ra Quốc hội.
Loại có dung tích trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 áp dụng thuế suất 40% từ ngày 1/1/2018 (giảm 5%). Loại có dung tích trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 áp dụng thuế suất 55% từ ngày 1/7/2016 (tăng 5%) và 60% từ ngày 1/1/2018.
Đó là đề xuất của Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội góp ý cho dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế.
Xe hơi dung tích xilanh từ 1.500 cm3 trở xuống áp dụng thuế suất 40% từ ngày 1/7/2016 (giảm 5%) - Ảnh minh họa |
Từ ngày 1/1/2018, thuế suất đối với loại xe dưới 1.000 cm3 giảm còn 30%; loại từ 1.000 cm3 đến 1.500 cm3 trở xuống còn 35%; loại trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 giảm 5% còn 40%.
Từ ngày 1/1/2019, thuế suất đối với loại xe dưới 1.000 cm3 giảm còn 20%; loại từ 1.000 cm3 đến 1.500 cm3 trở xuống còn 25%; loại trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 còn 30%; loại trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 tăng lên 60%.
Tuy nhiên, mới đây, nội dung trên khi đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, nhiều đại biểu đề nghị không chia loại xe có dung tích xilanh từ 1.500 cm3 trở xuống thành các nhóm có dung tích xilanh nhỏ hơn (1.000 cm3).
Đặc biệt không giảm thuế suất thuế TTĐB xuống mức 20% từ năm 2019. Bởi, với mức này sẽ khuyến khích xe nhập khẩu, ảnh hưởng nhất định đến sản xuất ôtô trong nước, công ăn việc làm của người lao động trong ngành công nghiệp ôtô.
Về việc này, Bộ Tài chính xin tiếp thu vì qua thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm 2015 của cơ quan hải quan, số lượng xe có dung tích xilanh từ 1.000 cm3 trở xuống nhập khẩu khoảng 8.650 chiếc, chiếm khoảng 89% tổng lượng xe này tiêu thụ trên thị trường, xe sản xuất trong nước khoảng 1.100 chiếc chiếm tỉ trọng 11%.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro xe sản xuất lắp ráp trong nước (phổ biến có dung tích xilanh từ trên 1.000 cm3) chịu tác động kép trước xe nhập khẩu do cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% từ năm 2018, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho tiếp thu, bỏ phân nhóm đối với loại xe nhỏ có dung tích xilanh từ 1.000 cm3 trở xuống.
Như vậy, đối với ôtô có dung tích xilanh từ 1.000 cm3 trở xuống sẽ không có cơ hội hưởng thuế TTĐB ở mức thấp là 20 - 30% từ năm 2018 và 2019 như đề xuất trước đó của Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình ra Quốc hội.
Nguồn: Tuoitre.vn
Bình luận