Theo phân tích của các nhà khảo cổ, trước kia chưa có kem đánh răng, người xưa vẫn có nhiều phương pháp để chăm sóc răng miệng. Ví dụ, trong thời kỳ cổ đại và phong kiến tại Trung Quốc, họ thường dùng ngón tay để chà xát lên răng hoặc sử dụng cành cây như công cụ.
Căn cứ vào các ghi chép của triều đại nhà Tùy và nhà Đường cho thấy, người xưa thường dùng cành liễu thay cho bàn chải đánh răng. Họ sẽ lấy một cành liễu thẳng, tạo thành hình dạng bàn chải, ngâm nước trong miệng, sau đó chà sát từ trong ra ngoài. Đôi khi, họ cũng kết hợp với bột răng để tăng hiệu quả làm sạch.
Theo các tài liệu ghi lại, có thể thấy từ thời Xuân Thu, con người thường sử dụng nước muối, trà, rượu hoặc giấm để súc miệng.
Thế hệ trước đã bắt đầu sử dụng bàn chải - từ thời nhà Tống. Họ sử dụng lông đuôi ngựa gắn trên cành cây để tạo thành “bàn chải” đánh răng.
Tất nhiên, người xưa không chỉ dừng ở việc đánh răng, mà còn sử dụng các loại sản phẩm tự nhiên khác để đảm bảo hơi thở được thơm tho. Vào thời kỳ nhà Minh, tư liệu lịch sử đã ghi chép về việc người xưa sử dụng bột đánh răng. Loại bột này có vai trò kép là làm sạch răng và điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng.
Thành phần chính của loại bột làm sạch răng là tạo giác, sinh khương (gừng tươi), thăng ma, địa hoàng, hạn liên, hòe giác, tế tân, hà diệp và thanh diêm đã được nghiền nhỏ và sử dụng để làm sạch răng.
Các loại thảo dược này mang đến tác dụng hiệu quả hạn chế gây mùi, làm dịu cảm giác nóng trong miệng, loại bỏ vết ố trên răng và bảo vệ răng khỏe mạnh. Tùy từng thời kỳ thì thành phần của bột đánh răng cũng có thay đổi.
Bình luận