(VTC News)- Đại biểu Trần Du Lịch thẳng thắn bày tỏ quan điểm không nên điều chỉnh luật thuế chỉ vì 20% doanh nghiệp chấp hành không tốt để làm khổ cho 80% doanh nghiệp chấp hành tốt.
Ngày 22/3, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế
Góp ý cho dự thảo luận, đại biểu Trần Du Lịch - TP HCM cho rằng các ý kiến đề nghị cho nhiệm kỳ tới nên sửa cơ bản lại luật về quản lý thuế.
“Đây là luật theo quan điểm quản lý thu thuế tạo điều kiện tốt nhất cho những người chấp hành tốt, người ta cho rằng, 80% doanh nghiệp chấp hành tốt thì thông thoáng cho họ, còn 20% có thể là những người không chấp hành tốt thì không bao giờ làm luật để điều chỉnh 20% không tốt đó để làm khổ cho 80% chấp hành tốt”, đại biểu Trần Du Lịch nói.
Vị đại biểu này cho rằng quan điểm về thu thuế, phải sửa luật theo hướng đó.
“Tức là, tôi suy đoán anh tốt nhưng nếu tôi phát hiện thì dùng các biện pháp khác. Chúng ta biết các nước xử lý bằng cách tôi phát hiện anh trốn thuế, tôi phạt đến mức độ anh sạt nghiệp thì những biện pháp đó để xử lý 20% kia, còn làm sao chúng ta làm tốt cho 80% tự giác đóng thuế thì đó là một luật quản lý thuế tốt”, đại biểu Trần Du Lịch dẫn chứng.
Vì vậy, ông Lịch cho rằng nhiệm kỳ tới nên sửa căn bản về Luật quản lý thuế theo quan điểm khác hơn.
Bên cạnh đó, qua lấy ý kiến của các đối tượng là các cơ quan thuế, các đối tượng chịu thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh đã tổng hợp gửi cho Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách báo cáo 7 trang những vấn đề cần phải hoàn thiện.
Vấn đề thứ nhất, các ý kiến đóng góp cho rằng một trong những vướng mắc nhất của Luật thuế khi thực thi là từ ngữ mập mờ từng câu chữ, ý tưởng.
“Ví dụ, nói rằng sản phẩm qua sơ chế, thế nào là sơ chế? Cách hiểu không giống nhau và nhiều vấn đề là cơ quan thuế cũng không biết áp dụng kiểu gì. Phát văn bản xin ý kiến cấp trên mất mấy tháng phải chờ đợi. Do đó, kiến nghị đầu tiên trong luật phải làm rõ tất cả những khái niệm không để hiểu khác nhau và mập mờ”, đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị.
Ngoài ra, đại biểu Trần Du Lịch cũng đề nghị ban soạn thảo xem lại biểu thuế giá trị đặc biệt đối với ô tô chạy bằng xăng kết hợp với năng lượng điện và năng lượng sinh học. Trong đó tỷ lệ xăng sử dụng không quá 70%.
“Từ ngày có luật đến giờ không áp dụng được ai cả. Bởi vì 70% này xe chạy tùy địa hình. Nếu chạy thành phố thì giá điện và xăng khác nhau, ra bên ngoài khác nhau. Do đó tới bây giờ không ai ứng dụng trong khi đó khuyến khích năng lượng sạch chạy điện. Nhưng luật không áp dụng được. Đề nghị xem cái này. Người ta lấy cái gì xác định 70% xăng hay điện. Bởi vì chạy địa hình khác nhau dùng khác nhau”, ông Lịch dẫn chứng.
Ông Lịch cũng nêu trường hợp doanh nghiệp trây lỳ, có tiền không đóng thuế thì áp dụng biện pháp khác, tức là sẽ thu hồi.
“Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban soạn thảo giữ nguyên, trước đây đưa ra thế nào thì bây giờ giữ nguyên, không nên dung hòa lấy chia đôi như lần này sửa đổi”, đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị.
Phạm Thịnh
Ngày 22/3, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế
Đại biểu Trần Du Lịch |
Góp ý cho dự thảo luận, đại biểu Trần Du Lịch - TP HCM cho rằng các ý kiến đề nghị cho nhiệm kỳ tới nên sửa cơ bản lại luật về quản lý thuế.
“Đây là luật theo quan điểm quản lý thu thuế tạo điều kiện tốt nhất cho những người chấp hành tốt, người ta cho rằng, 80% doanh nghiệp chấp hành tốt thì thông thoáng cho họ, còn 20% có thể là những người không chấp hành tốt thì không bao giờ làm luật để điều chỉnh 20% không tốt đó để làm khổ cho 80% chấp hành tốt”, đại biểu Trần Du Lịch nói.
Vị đại biểu này cho rằng quan điểm về thu thuế, phải sửa luật theo hướng đó.
“Tức là, tôi suy đoán anh tốt nhưng nếu tôi phát hiện thì dùng các biện pháp khác. Chúng ta biết các nước xử lý bằng cách tôi phát hiện anh trốn thuế, tôi phạt đến mức độ anh sạt nghiệp thì những biện pháp đó để xử lý 20% kia, còn làm sao chúng ta làm tốt cho 80% tự giác đóng thuế thì đó là một luật quản lý thuế tốt”, đại biểu Trần Du Lịch dẫn chứng.
Vì vậy, ông Lịch cho rằng nhiệm kỳ tới nên sửa căn bản về Luật quản lý thuế theo quan điểm khác hơn.
Phát ngôn ấn tượng của các đại biểu Quốc hội
Bên cạnh đó, qua lấy ý kiến của các đối tượng là các cơ quan thuế, các đối tượng chịu thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh đã tổng hợp gửi cho Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách báo cáo 7 trang những vấn đề cần phải hoàn thiện.
Vấn đề thứ nhất, các ý kiến đóng góp cho rằng một trong những vướng mắc nhất của Luật thuế khi thực thi là từ ngữ mập mờ từng câu chữ, ý tưởng.
“Ví dụ, nói rằng sản phẩm qua sơ chế, thế nào là sơ chế? Cách hiểu không giống nhau và nhiều vấn đề là cơ quan thuế cũng không biết áp dụng kiểu gì. Phát văn bản xin ý kiến cấp trên mất mấy tháng phải chờ đợi. Do đó, kiến nghị đầu tiên trong luật phải làm rõ tất cả những khái niệm không để hiểu khác nhau và mập mờ”, đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị.
Ngoài ra, đại biểu Trần Du Lịch cũng đề nghị ban soạn thảo xem lại biểu thuế giá trị đặc biệt đối với ô tô chạy bằng xăng kết hợp với năng lượng điện và năng lượng sinh học. Trong đó tỷ lệ xăng sử dụng không quá 70%.
“Từ ngày có luật đến giờ không áp dụng được ai cả. Bởi vì 70% này xe chạy tùy địa hình. Nếu chạy thành phố thì giá điện và xăng khác nhau, ra bên ngoài khác nhau. Do đó tới bây giờ không ai ứng dụng trong khi đó khuyến khích năng lượng sạch chạy điện. Nhưng luật không áp dụng được. Đề nghị xem cái này. Người ta lấy cái gì xác định 70% xăng hay điện. Bởi vì chạy địa hình khác nhau dùng khác nhau”, ông Lịch dẫn chứng.
Ông Lịch cũng nêu trường hợp doanh nghiệp trây lỳ, có tiền không đóng thuế thì áp dụng biện pháp khác, tức là sẽ thu hồi.
“Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban soạn thảo giữ nguyên, trước đây đưa ra thế nào thì bây giờ giữ nguyên, không nên dung hòa lấy chia đôi như lần này sửa đổi”, đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị.
Phạm Thịnh
Bình luận