Nhiều nhà quản lý ở các đơn vị đào tạo cầu thủ trẻ nổi tiếng trên toàn quốc cho rằng khi kinh phí đào tạo các lớp cầu thủ trẻ của LĐBĐ Việt Nam (VFF) thấp hơn một số địa phương thì khó có thể kỳ vọng vào một đội tuyển có chất lượng cao tại Asiad 2019.
Không chỉ chúng tôi, ngay các trung tâm đào tạo trẻ còn lại cũng không chấp nhận việc đưa cầu thủ mà mình cất công tuyển chọn, sàng lọc, đào tạo cả một thời gian dài cho VFF. Ngoài ra, việc lấy cầu thủ tập trung dài hạn sẽ phá vỡ quy trình huấn luyện căn bản mà chúng tôi đã hoạch định ngay từ lúc tuyển chọn đầu vào...”.
Ông Huỳnh Mau (giám đốc điều hành CLB Hoàng Anh Gia Lai) cho biết: “Vừa qua, VFF gửi văn bản đề nghị CLB chọn một số cầu thủ sinh năm 1998 ra Trung tâm đào tạo trẻ kiểm tra, tập trung dài hạn để chuẩn bị cho Asiad. Nhưng CLB không thể chấp nhận yêu cầu ấy của VFF bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên là chế độ đầu tư cho các em. Cụ thể, tiêu chuẩn ăn uống, dinh dưỡng của mỗi cầu thủ trẻ Hoàng Anh Gia Lai là 250.000 đồng/ngày, mỗi tháng ít nhất 7 triệu đồng và một năm là hơn 80 triệu đồng. Đó là chưa kể đến các khoản chi cho việc học văn hóa, ngoại ngữ, trang thiết bị tập luyện. So với khoản chi của VFF, rõ ràng chi phí của chúng tôi lớn hơn rất nhiều.
Kế đến, đào tạo cầu thủ trẻ bây giờ không chỉ dạy đá bóng mà còn phải hướng các em vào học văn hóa chính quy. Đi tập trung dài hạn ở Hà Nội chuẩn bị cho Asiad, việc học văn hóa không được đề cập đến thì từ cầu thủ đến phụ huynh rồi lãnh đạo của CLB không hề an tâm. Vì vậy, với các lò đào tạo trẻ đã có tiếng, chắc chắn không ai hào hứng với cách làm hiện nay của VFF”.
Một cán bộ quản lý có gần 10 năm làm công tác đào tạo trẻ (đề nghị không nêu tên) đưa ra con số về kinh phí đào tạo cầu thủ trẻ: “10 tuổi, các em được tuyển chọn vào trung tâm để đào tạo đến 18 tuổi mới kết thúc giai đoạn huấn luyện căn bản. Sau đó, mất thêm ba năm để đào tạo nâng cao mới mong xuất hiện ở V-League. Điều này đồng nghĩa phải mất hơn 10 năm mới đào tạo một cầu thủ thành tài. Trung bình chi phí cho mỗi cầu thủ tối thiểu là 200 triệu đồng/năm bao gồm ăn uống, dinh dưỡng, y tế, học văn hóa, trang phục tập luyện, thi đấu và đi học văn hóa, tiền di chuyển thi đấu, tiền tàu xe về phép...
Trong khi đó, kinh phí đào tạo trẻ VFF đưa ra mỗi năm là 8 tỉ đồng cho 60 cầu thủ (U-16 nam và U-19 nữ) đang tập trung ở Trung tâm đào tạo trẻ VFF. Chia ra, mỗi cầu thủ chỉ nhỉnh hơn 100 triệu đồng/năm. Đây là một con số chỉ ở mức trung bình. Với mức chi như thế thì làm sao có được tài năng như mong đợi. Đó là chưa nói đến việc đầu vào của lớp cầu thủ mà VFF đang quản lý chỉ là những cầu thủ bậc trung”.
Từ đây, vị cán bộ quản lý này đề nghị VFF nên sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp đầu tư vào các trung tâm đang còn gặp nhiều khó khăn ở các địa phương, hỗ trợ giáo án tập luyện, giúp HLV ở các trung tâm thường xuyên tham gia các lớp học HLV quốc tế sẽ thiết thực hơn. Khi ấy bóng đá trẻ sẽ có sự phát triển rộng và mạnh trên quy mô cả nước nên điều kiện tuyển chọn nhân tài sẽ rộng hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nam (giám đốc PVF - Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam) nói: “Cách làm của Trung tâm đào tạo trẻ VFF chưa thuyết phục bởi nhìn vào danh sách tập trung sẽ thấy không có mặt những cầu thủ xuất sắc nhất, nổi bật qua Giải vô địch U15 toàn quốc 2013 của các trung tâm đào tạo trẻ nổi tiếng như Sông Lam Nghệ An, SHB Đà Nẵng, Đồng Tháp, PVF hay Hoàng Anh Gia Lai.
HLV Nguyễn Ngọc Thọ thị phạm động tác dẫn bóng bằng mu bàn chân cho lứa cầu thủ U-10 VPF vừa đoạt chức vô địch quốc gia 2013. |
Không chỉ chúng tôi, ngay các trung tâm đào tạo trẻ còn lại cũng không chấp nhận việc đưa cầu thủ mà mình cất công tuyển chọn, sàng lọc, đào tạo cả một thời gian dài cho VFF. Ngoài ra, việc lấy cầu thủ tập trung dài hạn sẽ phá vỡ quy trình huấn luyện căn bản mà chúng tôi đã hoạch định ngay từ lúc tuyển chọn đầu vào...”.
Ông Huỳnh Mau (giám đốc điều hành CLB Hoàng Anh Gia Lai) cho biết: “Vừa qua, VFF gửi văn bản đề nghị CLB chọn một số cầu thủ sinh năm 1998 ra Trung tâm đào tạo trẻ kiểm tra, tập trung dài hạn để chuẩn bị cho Asiad. Nhưng CLB không thể chấp nhận yêu cầu ấy của VFF bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên là chế độ đầu tư cho các em. Cụ thể, tiêu chuẩn ăn uống, dinh dưỡng của mỗi cầu thủ trẻ Hoàng Anh Gia Lai là 250.000 đồng/ngày, mỗi tháng ít nhất 7 triệu đồng và một năm là hơn 80 triệu đồng. Đó là chưa kể đến các khoản chi cho việc học văn hóa, ngoại ngữ, trang thiết bị tập luyện. So với khoản chi của VFF, rõ ràng chi phí của chúng tôi lớn hơn rất nhiều.
Kế đến, đào tạo cầu thủ trẻ bây giờ không chỉ dạy đá bóng mà còn phải hướng các em vào học văn hóa chính quy. Đi tập trung dài hạn ở Hà Nội chuẩn bị cho Asiad, việc học văn hóa không được đề cập đến thì từ cầu thủ đến phụ huynh rồi lãnh đạo của CLB không hề an tâm. Vì vậy, với các lò đào tạo trẻ đã có tiếng, chắc chắn không ai hào hứng với cách làm hiện nay của VFF”.
Một cán bộ quản lý có gần 10 năm làm công tác đào tạo trẻ (đề nghị không nêu tên) đưa ra con số về kinh phí đào tạo cầu thủ trẻ: “10 tuổi, các em được tuyển chọn vào trung tâm để đào tạo đến 18 tuổi mới kết thúc giai đoạn huấn luyện căn bản. Sau đó, mất thêm ba năm để đào tạo nâng cao mới mong xuất hiện ở V-League. Điều này đồng nghĩa phải mất hơn 10 năm mới đào tạo một cầu thủ thành tài. Trung bình chi phí cho mỗi cầu thủ tối thiểu là 200 triệu đồng/năm bao gồm ăn uống, dinh dưỡng, y tế, học văn hóa, trang phục tập luyện, thi đấu và đi học văn hóa, tiền di chuyển thi đấu, tiền tàu xe về phép...
Trong khi đó, kinh phí đào tạo trẻ VFF đưa ra mỗi năm là 8 tỉ đồng cho 60 cầu thủ (U-16 nam và U-19 nữ) đang tập trung ở Trung tâm đào tạo trẻ VFF. Chia ra, mỗi cầu thủ chỉ nhỉnh hơn 100 triệu đồng/năm. Đây là một con số chỉ ở mức trung bình. Với mức chi như thế thì làm sao có được tài năng như mong đợi. Đó là chưa nói đến việc đầu vào của lớp cầu thủ mà VFF đang quản lý chỉ là những cầu thủ bậc trung”.
Từ đây, vị cán bộ quản lý này đề nghị VFF nên sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp đầu tư vào các trung tâm đang còn gặp nhiều khó khăn ở các địa phương, hỗ trợ giáo án tập luyện, giúp HLV ở các trung tâm thường xuyên tham gia các lớp học HLV quốc tế sẽ thiết thực hơn. Khi ấy bóng đá trẻ sẽ có sự phát triển rộng và mạnh trên quy mô cả nước nên điều kiện tuyển chọn nhân tài sẽ rộng hơn.
Theo Tuổi Trẻ
Bình luận