Có ngày thầy gặp chuyện bực bội, đến lớp xả thẳng vào học sinh những câu nói tiêu cực, chê bai những thói hư, tật xấu ngoài đời…
Chị P.C. có con đang học lớp 5 tại quận Tân Bình phản ánh: “Thầy giáo của con tôi không chỉ hút thuốc trong giờ dạy học, tạo hình ảnh phản cảm mà còn phát ngôn những câu có nội dung phản giáo dục.
Cụ thể như có ngày thầy gặp chuyện bực bội hoặc có điều gì đó không vui, đến lớp xả thẳng vào học sinh những câu nói tiêu cực, chê bai những thói hư, tật xấu ngoài đời hoặc lên án tệ nạn xã hội với cái nhìn thiếu tính nhân văn.
Vẫn biết đó là sự thật nhưng thái độ, nhận xét thiếu tính xây dựng của thầy khiến không ít học sinh cảm thấy ở thầy có điều gì không bình thường”.
Chị P.C. phân trần, gia đình luôn gần gũi dạy dỗ từng ly từng tí nên cháu lĩnh hội được nhiều điều hay ý tốt. Trong khi ở nhà cha mẹ luôn khuyến khích con cái phải sống có nghị lực, khi vấp ngã phải tự tin đứng lên và phân tích bài học sâu sắc của câu ngạn ngữ “Thất bại là mẹ thành công” thì thầy giáo lại nói rằng “đã thất bại thì không bao giờ đứng dậy nổi”.
Không những thế thầy còn răn đe học sinh là không chịu học thì chỉ làm những công việc thấp hèn…Tuy mới học lớp 5 nhưng nhiều trẻ đã có nhận thức sâu sắc, vì thế cách nhìn đời thiếu màu sáng, mang tính hằn học sẽ làm thui chột niềm tin, sự phấn đấu của học sinh.
Ngành giáo dục TP.HCM đang thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và đã thu được những kết quả khích lệ. Vượt qua khó khăn, thử thách của nghề, nhiều giáo viên vẫn hết lòng yêu nghề, không ngừng sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thiết kế bài giảng, làm đồ dùng học tập… để tạo hứng khởi cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn đứng ngoài cuộc, không tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phẩm chất và có những hành vi, thái độ chưa đúng với học trò.
Rất mong, những câu chuyện buồn về giáo dục như nêu trên sẽ bị loại bỏ trong ngành giáo dục để học sinh lưu giữ hình ảnh trong sáng, thanh cao của người thầy.
Cụ thể như có ngày thầy gặp chuyện bực bội hoặc có điều gì đó không vui, đến lớp xả thẳng vào học sinh những câu nói tiêu cực, chê bai những thói hư, tật xấu ngoài đời hoặc lên án tệ nạn xã hội với cái nhìn thiếu tính nhân văn.
Vẫn biết đó là sự thật nhưng thái độ, nhận xét thiếu tính xây dựng của thầy khiến không ít học sinh cảm thấy ở thầy có điều gì không bình thường”.
Chị P.C. phân trần, gia đình luôn gần gũi dạy dỗ từng ly từng tí nên cháu lĩnh hội được nhiều điều hay ý tốt. Trong khi ở nhà cha mẹ luôn khuyến khích con cái phải sống có nghị lực, khi vấp ngã phải tự tin đứng lên và phân tích bài học sâu sắc của câu ngạn ngữ “Thất bại là mẹ thành công” thì thầy giáo lại nói rằng “đã thất bại thì không bao giờ đứng dậy nổi”.
Không những thế thầy còn răn đe học sinh là không chịu học thì chỉ làm những công việc thấp hèn…Tuy mới học lớp 5 nhưng nhiều trẻ đã có nhận thức sâu sắc, vì thế cách nhìn đời thiếu màu sáng, mang tính hằn học sẽ làm thui chột niềm tin, sự phấn đấu của học sinh.
Ngành giáo dục TP.HCM đang thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và đã thu được những kết quả khích lệ. Vượt qua khó khăn, thử thách của nghề, nhiều giáo viên vẫn hết lòng yêu nghề, không ngừng sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thiết kế bài giảng, làm đồ dùng học tập… để tạo hứng khởi cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn đứng ngoài cuộc, không tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phẩm chất và có những hành vi, thái độ chưa đúng với học trò.
Rất mong, những câu chuyện buồn về giáo dục như nêu trên sẽ bị loại bỏ trong ngành giáo dục để học sinh lưu giữ hình ảnh trong sáng, thanh cao của người thầy.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Bình luận