“Nhìn thấy đám cướp biển da đen bồng súng đứng canh ở cửa, ai cũng nghĩ đến cái chết. Nhưng rồi lại nghĩ, nếu phải chết thì cứ liều xông lên đánh lại cướp biển một phen, không ngờ thành công”, trong căn nhà nhỏ sát cửa biển tại Xóm Mới, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), thuyền viên Nguyễn Văn Thuỷ kể lại hành trình thoát khỏi cướp biển Somalia.
Kế hoạch chớp nhoáng giữa đại dương
Chiều 30.11, trong căn nhà trống hoác ở sát cửa biển xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), hai anh em thuyền viên Nguyễn Văn Thuỷ (21 tuổi), Nguyễn Văn Tiến (39 tuổi) tổ chức bữa cơm đoàn viên sau khi thoát chết trở về từ tay cướp biển Somalia.
Bữa ăn đạm bạc của họ thỉnh thoảng lại bị gián đoạn bởi những người khách, những người hàng xóm liên tục vào ra, thăm hỏi.
Tháng 7.2011, hai anh em Tiến, Thuỷ cùng ba người khác ở tỉnh Hà Tĩnh đi làm thuỷ thủ cho tàu cá của ông chủ Đài Loan Chin Yi Wen (Trịnh Nghi Văn) tải trọng 290 tấn với mức lương gần 300 USD/tháng.
Sau ba tháng lênh đênh trên biển đánh bắt cá ngừ, tối 3.11, thuyền trưởng hạ lệnh cắm neo ở vùng biển Đông Phi và thả câu thì bất ngờ hải tặc xuất hiện, bắn súng liên hồi khiến cửa kính của con tàu vỡ tung toé.
Thuyền viên Nguyễn Văn Tiến kể lại, lúc đó khoảng 9 giờ đêm, do đứng dưới khoang máy nên anh không nghe thấy tiếng súng cho đến khi thuyền trưởng ra lệnh cắt câu, nhổ neo để chạy thì không kịp. Khoảng mười phút sau, một nhóm người được sự yểm trợ của các tay súng da đen xông lên tàu, khống chế thuyền trưởng và các thuyền viên.
“Lúc đầu, mọi người đều nghĩ rằng chúng tôi đánh cá trong lãnh hải của một nước nào đó nên bị cơ quan chức năng của họ bắt giữ. Đến khi thấy sáu người da đen cùng bốn khẩu súng đưa chúng tôi lên boong tàu, bắt để tay sau gáy và lục soát đồ đạc, tài sản rồi yêu cầu cắt hệ thống thông tin, định vị trên tàu thì anh em mới biết là rơi vào tay cướp biển Somalia”, thuỷ thủ Nguyễn Văn Tiến cho biết.
Sau khi lục soát và cướp đi toàn bộ đồ đạc, tiền bạc, quần áo, điện thoại, bốn tên hải tặc dí súng về phía thuỷ thủ bắt mọi người để tay sau gáy và dồn họ vào một căn phòng nhỏ xíu trên tàu, không được nói chuyện, không được di chuyển chỗ ngồi, ai muốn đi vệ sinh phải xin phép và được một tên bồng súng dẫn đi. Trong phòng điều khiển, hai tên khác dí súng ép thuyền trưởng lập trình quay mũi tàu về hướng Somalia.
“Sau gần ba ngày bị biệt giam trong phòng lại thấy những tên cướp biển da đen bồng súng cứ lượn lờ, sẵn sàng nhả đạn, cả năm anh em người Việt đều nói thầm với nhau là kiểu gì cũng sẽ bị chết.
Lúc đó tôi nhớ đứa con nhỏ kinh khủng, một ý nghĩ táo bạo hiện lên là phải đánh lại cướp biển để trở về. Ý nghĩ của tôi chắc cũng giống với ý của các anh em khác nên khi thuyền trưởng nói một cách bí mật bằng tiếng Trung Quốc, mọi người đều sẵn sàng hưởng ứng”, anh Tiến nhớ lại.
Những ý nghĩ tự giải thoát của các thuỷ thủ nhiều lúc đã bị chờn lại khi thấy nhóm hải tặc sáu tên có đến bốn khẩu súng, tám băng đạn, tám quả lựu đạn cứ lăm le, chỉ cần ai chống cự là sẵn sàng nhả đạn trong khi đó ở dưới khoang tàu chỉ có sáu con dao để đánh cá.
“Lúc mọi người yếu thế, sợ sệt nhất thì cả năm anh em người Việt nắm chặt tay nhau quyết tâm chết thì cùng chết, sống cùng sống. Một lúc sau, tất cả các thuỷ thủ đều đồng lòng quyết tâm”, anh Nguyễn Văn Thuỷ kể lại thời khắc chuẩn bị hành động.
Khoảng 2 giờ chiều, khi hai tên hải tặc đang ngủ trong phòng, bốn tên còn lại lơ là, mất cảnh giác, bất ngờ năm thuyền viên người Việt Nam xông lên cướp súng của bốn tên hải tặc, 23 người khác cũng đồng loạt nhảy vào.
“Bị tấn công bất ngờ, nhóm hải tặc điên cuồng nổ súng tán loạn. Chúng tôi hô nhắc mọi người chĩa mũi súng lên cao. Khi nhóm hải tặc chưa kịp lên nòng súng để bắn tiếp thì mọi người cướp được súng của chúng.
Lúc này, một quyết định chớp nhoáng được đưa ra là xô toàn bộ hải tặc xuống biển. Chỉ trong nháy mắt, bốn tên da đen bị ném xuống biển. Hai tên khác đang ngủ thấy vậy sợ quá cũng nhảy xuống biển luôn”, hai anh Tiến và Thuỷ thay nhau kể lại cuộc vật lộn với những tên cướp có súng.
Sau khi xô hết đám cướp biển xuống biển, thuyền trưởng liền phân công một tốp thuyền viên nối lại hệ thống thông tin, định vị và phát hiệu lệnh cấp cứu, một tốp quay mũi tàu để tăng tốc bỏ chạy, tốp khác ôm súng đứng canh giữ…
Khi mọi người đang hối hả tìm cách chạy trốn thì bất ngờ thuyền trưởng thông báo đang có một con tàu của cướp biển đuổi theo, nên ai cũng cuống cuồng lo lắng.
Khi con tàu của nhóm hải tặc sắp đuổi kịp thì bất ngờ trên bầu trời xuất hiện hai chiếc máy bay trực thăng của đội đặc nhiệm chống cướp biển Anh, tiếp đến một chiếc tàu chiến cỡ lớn cũng xuất hiện.
Từ thời điểm này, chúng tôi được thuyền trưởng thông báo là đã chắc chắn an toàn. Mọi người ôm chầm lấy nhau, người thì hò reo vui mừng, người khóc nức nở vì thoát chết diệu kỳ giữa biển khơi.
Nỗi lo ngày trở về
Ngày 30.11, sau khi cập cảng Singapore, năm thuyền viên người Việt được ông chủ mua vé máy bay cùng một ít đồ đạc cho về nhà thanh lý hợp đồng.
Về đến nhà, Nguyễn Văn Thuỷ ôm chầm lấy mẹ cùng ba đứa em nhỏ mà khóc ròng, còn anh Nguyễn Văn Tiến chạy vào bế ngay đứa con đầu lòng.
“Ngày ra đi nó mới biết lật, giờ đã đi lẫm chẫm rồi. Cũng vì nhớ con nên tôi mới nghĩ đến phương án sống chết một phen với hải tặc Somalia”, anh Tiến nói trong vui sướng.
Những thuỷ thủ người Việt đi trên con tàu cá bị bắt cóc đều rất nghèo, ra đi với giấc mơ đổi đời nhưng sau bốn tháng chưa kịp nhận đồng lương nào thì họ bị bắt cóc.
“Con nó trở về, tôi như chết đi sống lại. Con bị bắt thì lo nó chết nhưng giờ trở về rồi lại lo không biết nó sẽ sống thế nào khi mà nợ ngân hàng chưa trả hết, không biết có được ông chủ Đài Loan đền bù cho hợp đồng hay không nữa”, bà Nguyễn Thị Liên, mẹ của thuyền viên Nguyễn Văn Thuỷ (21 tuổi) bồn chồn lo lắng.
Thuỷ là con đầu trong gia đình có ba anh em, bố mất sớm sau một cơn bạo bệnh, Thuỷ vào miền Nam làm công nhân cầu đường rồi xin sang Thái Lan làm nghề bưng bê để gửi tiền về cho mẹ.
Với ước mơ đổi đời, xây cất được căn nhà để cưới vợ, Thuỷ nhờ mẹ vay mượn tiền bạc để đi Đài Loan.
Không khấm khá gì hơn, người anh con bác Nguyễn Văn Tiến có bố là thương binh nặng, mẹ đã già, vợ trẻ không có việc làm nên anh Tiến phải tạm biệt đứa con đầu lòng mới tám tháng tuổi lên đường đi làm thuyền viên tàu cá với mong ước kiếm được ít vốn về sửa lại ngôi nhà cho bố mẹ, vợ con.
Sáng 1.12.2011, cả Tiến, Thuỷ và các thuyền viên khác đều ra công ty môi giới ở Hà Nội để gặp mặt, làm thủ tục thanh lý hợp đồng.
Anh Tiến cho biết đã được nhận lại hơn 4 triệu đồng tiền đặt cọc nhưng tiền bồi thường hợp đồng cũng như tiền thưởng như ông chủ Đài Loan nói thì chưa thấy.
“Dù mong ước chưa thành nhưng có lẽ chúng tôi sẽ không đi xuất khẩu lao động nữa. Đi thuyền viên khổ lắm, giữa trùng khơi lạnh giá, mạng người như cứ treo lơ lửng trên cột buồm với rất nhiều hiểm hoạ, không biết sống chết thế nào. Giờ chúng tôi chỉ mong ông chủ đền bù hợp đồng để trả nợ ngân hàng rồi kiếm một cái nghề để sống mà thôi”, hai anh em Tiến, Thuỷ tâm sự.
Bình Minh - SGTT
Kế hoạch chớp nhoáng giữa đại dương
Chiều 30.11, trong căn nhà trống hoác ở sát cửa biển xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), hai anh em thuyền viên Nguyễn Văn Thuỷ (21 tuổi), Nguyễn Văn Tiến (39 tuổi) tổ chức bữa cơm đoàn viên sau khi thoát chết trở về từ tay cướp biển Somalia.
Bữa ăn đạm bạc của họ thỉnh thoảng lại bị gián đoạn bởi những người khách, những người hàng xóm liên tục vào ra, thăm hỏi.
Tháng 7.2011, hai anh em Tiến, Thuỷ cùng ba người khác ở tỉnh Hà Tĩnh đi làm thuỷ thủ cho tàu cá của ông chủ Đài Loan Chin Yi Wen (Trịnh Nghi Văn) tải trọng 290 tấn với mức lương gần 300 USD/tháng.
Các thuỷ thủ chụp ảnh cùng đội đặc nhiệm sau khi tự giải cứu. |
Sau ba tháng lênh đênh trên biển đánh bắt cá ngừ, tối 3.11, thuyền trưởng hạ lệnh cắm neo ở vùng biển Đông Phi và thả câu thì bất ngờ hải tặc xuất hiện, bắn súng liên hồi khiến cửa kính của con tàu vỡ tung toé.
Thuyền viên Nguyễn Văn Tiến kể lại, lúc đó khoảng 9 giờ đêm, do đứng dưới khoang máy nên anh không nghe thấy tiếng súng cho đến khi thuyền trưởng ra lệnh cắt câu, nhổ neo để chạy thì không kịp. Khoảng mười phút sau, một nhóm người được sự yểm trợ của các tay súng da đen xông lên tàu, khống chế thuyền trưởng và các thuyền viên.
“Lúc đầu, mọi người đều nghĩ rằng chúng tôi đánh cá trong lãnh hải của một nước nào đó nên bị cơ quan chức năng của họ bắt giữ. Đến khi thấy sáu người da đen cùng bốn khẩu súng đưa chúng tôi lên boong tàu, bắt để tay sau gáy và lục soát đồ đạc, tài sản rồi yêu cầu cắt hệ thống thông tin, định vị trên tàu thì anh em mới biết là rơi vào tay cướp biển Somalia”, thuỷ thủ Nguyễn Văn Tiến cho biết.
Sau khi lục soát và cướp đi toàn bộ đồ đạc, tiền bạc, quần áo, điện thoại, bốn tên hải tặc dí súng về phía thuỷ thủ bắt mọi người để tay sau gáy và dồn họ vào một căn phòng nhỏ xíu trên tàu, không được nói chuyện, không được di chuyển chỗ ngồi, ai muốn đi vệ sinh phải xin phép và được một tên bồng súng dẫn đi. Trong phòng điều khiển, hai tên khác dí súng ép thuyền trưởng lập trình quay mũi tàu về hướng Somalia.
“Sau gần ba ngày bị biệt giam trong phòng lại thấy những tên cướp biển da đen bồng súng cứ lượn lờ, sẵn sàng nhả đạn, cả năm anh em người Việt đều nói thầm với nhau là kiểu gì cũng sẽ bị chết.
Lúc đó tôi nhớ đứa con nhỏ kinh khủng, một ý nghĩ táo bạo hiện lên là phải đánh lại cướp biển để trở về. Ý nghĩ của tôi chắc cũng giống với ý của các anh em khác nên khi thuyền trưởng nói một cách bí mật bằng tiếng Trung Quốc, mọi người đều sẵn sàng hưởng ứng”, anh Tiến nhớ lại.
Những ý nghĩ tự giải thoát của các thuỷ thủ nhiều lúc đã bị chờn lại khi thấy nhóm hải tặc sáu tên có đến bốn khẩu súng, tám băng đạn, tám quả lựu đạn cứ lăm le, chỉ cần ai chống cự là sẵn sàng nhả đạn trong khi đó ở dưới khoang tàu chỉ có sáu con dao để đánh cá.
“Lúc mọi người yếu thế, sợ sệt nhất thì cả năm anh em người Việt nắm chặt tay nhau quyết tâm chết thì cùng chết, sống cùng sống. Một lúc sau, tất cả các thuỷ thủ đều đồng lòng quyết tâm”, anh Nguyễn Văn Thuỷ kể lại thời khắc chuẩn bị hành động.
Khoảng 2 giờ chiều, khi hai tên hải tặc đang ngủ trong phòng, bốn tên còn lại lơ là, mất cảnh giác, bất ngờ năm thuyền viên người Việt Nam xông lên cướp súng của bốn tên hải tặc, 23 người khác cũng đồng loạt nhảy vào.
“Bị tấn công bất ngờ, nhóm hải tặc điên cuồng nổ súng tán loạn. Chúng tôi hô nhắc mọi người chĩa mũi súng lên cao. Khi nhóm hải tặc chưa kịp lên nòng súng để bắn tiếp thì mọi người cướp được súng của chúng.
Lúc này, một quyết định chớp nhoáng được đưa ra là xô toàn bộ hải tặc xuống biển. Chỉ trong nháy mắt, bốn tên da đen bị ném xuống biển. Hai tên khác đang ngủ thấy vậy sợ quá cũng nhảy xuống biển luôn”, hai anh Tiến và Thuỷ thay nhau kể lại cuộc vật lộn với những tên cướp có súng.
Sau khi xô hết đám cướp biển xuống biển, thuyền trưởng liền phân công một tốp thuyền viên nối lại hệ thống thông tin, định vị và phát hiệu lệnh cấp cứu, một tốp quay mũi tàu để tăng tốc bỏ chạy, tốp khác ôm súng đứng canh giữ…
Khi mọi người đang hối hả tìm cách chạy trốn thì bất ngờ thuyền trưởng thông báo đang có một con tàu của cướp biển đuổi theo, nên ai cũng cuống cuồng lo lắng.
Khi con tàu của nhóm hải tặc sắp đuổi kịp thì bất ngờ trên bầu trời xuất hiện hai chiếc máy bay trực thăng của đội đặc nhiệm chống cướp biển Anh, tiếp đến một chiếc tàu chiến cỡ lớn cũng xuất hiện.
Từ thời điểm này, chúng tôi được thuyền trưởng thông báo là đã chắc chắn an toàn. Mọi người ôm chầm lấy nhau, người thì hò reo vui mừng, người khóc nức nở vì thoát chết diệu kỳ giữa biển khơi.
Nỗi lo ngày trở về
Ngày 30.11, sau khi cập cảng Singapore, năm thuyền viên người Việt được ông chủ mua vé máy bay cùng một ít đồ đạc cho về nhà thanh lý hợp đồng.
Về đến nhà, Nguyễn Văn Thuỷ ôm chầm lấy mẹ cùng ba đứa em nhỏ mà khóc ròng, còn anh Nguyễn Văn Tiến chạy vào bế ngay đứa con đầu lòng.
“Ngày ra đi nó mới biết lật, giờ đã đi lẫm chẫm rồi. Cũng vì nhớ con nên tôi mới nghĩ đến phương án sống chết một phen với hải tặc Somalia”, anh Tiến nói trong vui sướng.
Những thuỷ thủ người Việt đi trên con tàu cá bị bắt cóc đều rất nghèo, ra đi với giấc mơ đổi đời nhưng sau bốn tháng chưa kịp nhận đồng lương nào thì họ bị bắt cóc.
“Con nó trở về, tôi như chết đi sống lại. Con bị bắt thì lo nó chết nhưng giờ trở về rồi lại lo không biết nó sẽ sống thế nào khi mà nợ ngân hàng chưa trả hết, không biết có được ông chủ Đài Loan đền bù cho hợp đồng hay không nữa”, bà Nguyễn Thị Liên, mẹ của thuyền viên Nguyễn Văn Thuỷ (21 tuổi) bồn chồn lo lắng.
Thuỷ là con đầu trong gia đình có ba anh em, bố mất sớm sau một cơn bạo bệnh, Thuỷ vào miền Nam làm công nhân cầu đường rồi xin sang Thái Lan làm nghề bưng bê để gửi tiền về cho mẹ.
Với ước mơ đổi đời, xây cất được căn nhà để cưới vợ, Thuỷ nhờ mẹ vay mượn tiền bạc để đi Đài Loan.
Không khấm khá gì hơn, người anh con bác Nguyễn Văn Tiến có bố là thương binh nặng, mẹ đã già, vợ trẻ không có việc làm nên anh Tiến phải tạm biệt đứa con đầu lòng mới tám tháng tuổi lên đường đi làm thuyền viên tàu cá với mong ước kiếm được ít vốn về sửa lại ngôi nhà cho bố mẹ, vợ con.
Sáng 1.12.2011, cả Tiến, Thuỷ và các thuyền viên khác đều ra công ty môi giới ở Hà Nội để gặp mặt, làm thủ tục thanh lý hợp đồng.
Anh Tiến cho biết đã được nhận lại hơn 4 triệu đồng tiền đặt cọc nhưng tiền bồi thường hợp đồng cũng như tiền thưởng như ông chủ Đài Loan nói thì chưa thấy.
“Dù mong ước chưa thành nhưng có lẽ chúng tôi sẽ không đi xuất khẩu lao động nữa. Đi thuyền viên khổ lắm, giữa trùng khơi lạnh giá, mạng người như cứ treo lơ lửng trên cột buồm với rất nhiều hiểm hoạ, không biết sống chết thế nào. Giờ chúng tôi chỉ mong ông chủ đền bù hợp đồng để trả nợ ngân hàng rồi kiếm một cái nghề để sống mà thôi”, hai anh em Tiến, Thuỷ tâm sự.
Bình Minh - SGTT
Bình luận