Dân mình rất thích đường cao tốc, điều ấy là đương nhiên. Đang từ chỗ chật hẹp, chen chúc đi theo tốc độ của rùa, vụt một cái "đường ta rộng thênh thang 8 bước", chân ga mát lịm.
Ấy thế nhưng người ta sợ, cái gọi là chuyện phí giao thông ở những đường cao tốc ấy tăng chóng mặt.
Nghe rất là nghịch lý, thích sướng nhưng ngại mất... tiền.
Giống như mấy chục năm trước, hồi con lợn là đầu tầu kinh tế gia đình, giống "lợn lai kinh tế" được hoan nghênh nhưng mang về nuôi thì phát hoảng vì lợn ăn nhiều quá, gấp mấy lần con lợn đen ủi đất ngoài vườn. Người ta gọi thay vì "lợn lai kinh tế" thành "lợn nhai kinh tế". Nhưng con lợn vẫn tồn tại và khiến người ta làm giàu. Đi buôn thì phải bỏ vốn, quy luật là như thế. Thành công là biết thu lại nhiều lần số vốn, ngược lại, trắng tay.
Thành ra, khi đoạn cao tốc Trung Lương-TPHCM đưa vào hoạt động, người ta sốc vì 2 lẽ: thứ nhất là đường quá đẹp, thứ hai là phí quá cao. Động đến chuyện thu phí thì dân không hài lòng, nhất là cái "trạm" vẫn đặt trên đường cũ. Theo cách trần tình của lãnh đạo Bộ GTVT, nếu không đặt trạm ở đó thì không thu được phí, không có nhà đầu tư tham gia vào đường cao tốc. Thế thì cứ phải chịu cảnh đường làng. Đúng là đi đường cao tốc như mua hàng hiệu nhưng cũng phải xét đến nhu cầu.
Lại về chuyện đầu tư, tranh chấp về quyền lợi giữa các bên VFF-VPF lúc căng, lúc trầm và nhiều màu sắc. Ở một góc độ nào đó, nhiều người lầm tưởng những ông bầu bóng đá, đặc biệt những người nắm vị trí chủ chốt của VPF có một chút hình ảnh của bọn... gian thương.
Thực ra không phải vậy, vấn đề vẫn là chuyện bỏ vốn thu hồi vốn và đầu tư theo giai đoạn.
Nói một cách hình ảnh, là ước mơ của tất cả muốn giải VĐQG trở thành một loại hàng hiệu, một kiểu đường cao tốc.
Song khi đặt lại quyền lợi thì dường như có động thái nào đó không muốn cho VPF đặt những trạm thu phí, hoặc nhìn thấy khả năng có thể thu hồi đồng vốn kinh doanh không phải là chuyện "tình cho không biếu không". Nó là bài toán, là khoa học. Hiển nhiên trong bài toán kinh doanh ấy, vẫn xuất phát từ cái gọi là vì Bóng đá Việt Nam, vì người hâm mộ Việt Nam.. Nói ra thì hơi tuồng,, nhưng đúng là như vậy.
Người ta xây đường cao tốc, chắc chắn không phải cho xe bò chạy. Nâng tầm chất lượng bóng đá Việt là cả một sự đồng bộ. Chẳng hạn mời những cầu thủ ngoại thực sự chất lượng, hàng triệu USD, đó là đầu tư. Mời trọng tài ngoại với giá cao gấp nhiều lần trọng tài nội để tránh những vấn đề hiện tại, cũng là vấn đề đầu tư.
Một giải VĐQG như chúng ta đang chứng kiến, còn lâu mới đúng với những gì mà người hâm mộ kì vọng. Trên thực tế, để làm những con đường cao tốc, công việc đầu tiên là cố gắng, để nó... thẳng, tất nhiên là phải san ủi, bồi đắp.
Vấn đề mà bóng đá Việt mới chỉ đang ở dạng phác thảo, chính là người ta chưa giải quyết được những vật cản, những con người cũ, những tư duy cũ, trì trệ nhân danh quản lý muốn các đường cao tốc không thu phí và tốc độ cũng chỉ nên 20km/h.
Ấy thế nhưng người ta sợ, cái gọi là chuyện phí giao thông ở những đường cao tốc ấy tăng chóng mặt.
Nghe rất là nghịch lý, thích sướng nhưng ngại mất... tiền.
Giống như mấy chục năm trước, hồi con lợn là đầu tầu kinh tế gia đình, giống "lợn lai kinh tế" được hoan nghênh nhưng mang về nuôi thì phát hoảng vì lợn ăn nhiều quá, gấp mấy lần con lợn đen ủi đất ngoài vườn. Người ta gọi thay vì "lợn lai kinh tế" thành "lợn nhai kinh tế". Nhưng con lợn vẫn tồn tại và khiến người ta làm giàu. Đi buôn thì phải bỏ vốn, quy luật là như thế. Thành công là biết thu lại nhiều lần số vốn, ngược lại, trắng tay.
Bóng đá Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm đường phát triển (Ảnh: VSI) |
Thành ra, khi đoạn cao tốc Trung Lương-TPHCM đưa vào hoạt động, người ta sốc vì 2 lẽ: thứ nhất là đường quá đẹp, thứ hai là phí quá cao. Động đến chuyện thu phí thì dân không hài lòng, nhất là cái "trạm" vẫn đặt trên đường cũ. Theo cách trần tình của lãnh đạo Bộ GTVT, nếu không đặt trạm ở đó thì không thu được phí, không có nhà đầu tư tham gia vào đường cao tốc. Thế thì cứ phải chịu cảnh đường làng. Đúng là đi đường cao tốc như mua hàng hiệu nhưng cũng phải xét đến nhu cầu.
Lại về chuyện đầu tư, tranh chấp về quyền lợi giữa các bên VFF-VPF lúc căng, lúc trầm và nhiều màu sắc. Ở một góc độ nào đó, nhiều người lầm tưởng những ông bầu bóng đá, đặc biệt những người nắm vị trí chủ chốt của VPF có một chút hình ảnh của bọn... gian thương.
Thực ra không phải vậy, vấn đề vẫn là chuyện bỏ vốn thu hồi vốn và đầu tư theo giai đoạn.
Nói một cách hình ảnh, là ước mơ của tất cả muốn giải VĐQG trở thành một loại hàng hiệu, một kiểu đường cao tốc.
Song khi đặt lại quyền lợi thì dường như có động thái nào đó không muốn cho VPF đặt những trạm thu phí, hoặc nhìn thấy khả năng có thể thu hồi đồng vốn kinh doanh không phải là chuyện "tình cho không biếu không". Nó là bài toán, là khoa học. Hiển nhiên trong bài toán kinh doanh ấy, vẫn xuất phát từ cái gọi là vì Bóng đá Việt Nam, vì người hâm mộ Việt Nam.. Nói ra thì hơi tuồng,, nhưng đúng là như vậy.
Người ta xây đường cao tốc, chắc chắn không phải cho xe bò chạy. Nâng tầm chất lượng bóng đá Việt là cả một sự đồng bộ. Chẳng hạn mời những cầu thủ ngoại thực sự chất lượng, hàng triệu USD, đó là đầu tư. Mời trọng tài ngoại với giá cao gấp nhiều lần trọng tài nội để tránh những vấn đề hiện tại, cũng là vấn đề đầu tư.
Một giải VĐQG như chúng ta đang chứng kiến, còn lâu mới đúng với những gì mà người hâm mộ kì vọng. Trên thực tế, để làm những con đường cao tốc, công việc đầu tiên là cố gắng, để nó... thẳng, tất nhiên là phải san ủi, bồi đắp.
Vấn đề mà bóng đá Việt mới chỉ đang ở dạng phác thảo, chính là người ta chưa giải quyết được những vật cản, những con người cũ, những tư duy cũ, trì trệ nhân danh quản lý muốn các đường cao tốc không thu phí và tốc độ cũng chỉ nên 20km/h.
Thái Hoàng (TT24h)
Bình luận