Lăng mộ để ông Nguyễn Công Đức (Lâm Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình) chuẩn bị cho việc đặt xác ướp của vợ chồng mình nằm sâu cả trăm mét trong lòng núi. Quan tài sẽ được cần cẩu đưa vào bên trong, sau đó qua hệ thống đường ray đẩy vào sâu tận các ngóc ngách…
“Sốc” với phương án chọn nguyên liệu ướp xác
Qua nhiều lần thử nghiệm ướp xác động vật với các loại nguyên liệu quý hiếm, đắt đỏ mà chất lượng cũng khá đảm bảo, người đàn ông này dường như vẫn còn chưa thỏa mãn và để ngỏ phương án chốt về nguyên liệu ướp cho hai vợ chồng khi nhắm mắt.
Là người ham tìm hiểu các sách báo, tài liệu liên quan đến việc ướp xác, một lần ông tình cờ đọc được thông tin nói về một nhóm thợ làm việc bị chết trong một hầm mỏ muối ở Châu Âu, ông đã thực sự thấy kinh ngạc.
Theo thông tin đưa, từ hàng ngàn năm trước, nhóm người này đã vào làm việc tại mỏ muối ở trên núi cao, bị sập hầm mỏ không thoát ra được và bị chôn vùi trong đó. Mãi sau này, khi phát hiện ra mỏ muối này thì người ta mới tá hỏa và thấy rằng, toàn bộ các thi thể của nhóm thợ này gần như còn nguyên vẹn, không hề bị mục nát hay phân hủy.
Như thêm một lần đánh trúng tâm lý của người đang khát thông tin về ướp xác, ông bỏ công sức ngày đêm để tìm hiểu. Sau đó, ông kết luận rằng: “Người xưa chỉ cần bảo quản trong hầm mỏ chứa muối ăn mà còn giữ được tới hàng ngàn năm, vậy tại sao mình không thử. Muối thì Việt Nam thiếu gì đâu, giá cả thì lại càng không phải bàn tới”.
Ngay sau đó ông đã tiếp tục ướp xác một con lợn cũng cân nặng 15kg vào một cái chum sành và đổ muối vào miệng nó rồi phủ kín muối bên ngoài cơ thể con lợn. Cẩn thận hơn, ông còn lấy một chiếc ghế bằng gỗ Gù Hương đè lên thân con lợn để phòng nếu muối có tan ra nước sẽ không bị nổi phềnh lên bề mặt chiếc chum sành. Sau đó, đưa chiếc chum vào trong hầm mộ trên núi.
Một năm sau mở ra, ông hoàn toàn ngạc nhiên bởi thân thể của con lợn đó đã bị đông cứng mà không hề bị phân hủy hay hao hụt chút nào. Ông thấy làm cách này vừa hiệu quả, lại không quá tốn kém chi phí như dùng dầu cổ am hay dầu gù hương.
Thế là, ông “chốt” phương án cuối cùng là sẽ dùng muối ăn để ướp xác vợ chồng mình sau khi qua đời. Vậy là suốt mấy chục năm, ông đã bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để đầu tư cho một cuộc thí nghiệm công phu với những nguyên liệu đắt tiền, cuối cùng, ông lại chọn nguyên liệu đơn giản là muối ăn khiến nhiều người thực sự bất ngờ đến kinh ngạc.
“Có lẽ mọi người sẽ mắng chửi tôi rằng chơi ngông, hợm hĩnh. Mọi người mắng cũng chẳng sai, tuy nhiên tiền bạc tôi xây lăng mộ, mua nguyên liệu ướp xác là tiền từ mồ hôi công sức do chính tay tôi làm ra. Vì thế, tôi thấy việc làm của mình rất xứng đáng và chẳng bao giờ phải hổ thẹn”, ông Nguyễn Công Đức thẳng thắn cho biết.
“Mục sở thị” nơi sẽ chứa xác ướp
Men theo con đường núi mà ông chỉ dẫn, chúng tôi đi qua nhiều bậc thang, hang núi đá để đến được khu vực chứa lăng mộ. Theo chia sẻ của ông chủ trang trại này, một năm ông hoặc vợ chỉ lên mở cửa hầm để kiểm tra đúng 1 lần duy nhất. Không có người thứ 3 biết được “mật mã” để mở khóa và hệ thống lối đi theo kiểu mê cung để có thể tiếp cận khu lăng mộ này được.
Vừa đi lên được khoảng vài chục bước, chúng tôi đã gặp phải vô vàn “chướng ngại vật” với những dốc núi và vỏ cây khô, lá rừng rụng trơn trượt lối đi. Do không quen đường nên chúng tôi phải bám sát nhau và vịn vào các vách núi để lên được vị trí của lăng mộ sẽ chứa xác ướp.
Ông Đức bảo rằng: “Do được tiếp cận và xem tận mắt các kiểu kiến trúc và cách thức thi công đảm bảo an toàn, độ bảo mật cho xác ướp ở Ai Cập và cả Trung Quốc nên tôi đã tính đến việc thiết kế hầm mộ của mình theo nhiều tầng, nhiều lớp. Để làm sao khi mà đưa quan tài có chứa thi thể mình vào thì sẽ có một hệ thống ròng rọc tự động chạy và tác động vào cái chốt khóa đã bố trí sẵn. Sau khi có tác động ngược lên khối đá tự nhiên ở phía trên sẽ tự rơi xuống và đóng kín lăng mộ”.
Để được như vậy, lúc đầu ông cũng tính tới phương án đưa thử máy móc vào trong hầm ướp xác. Nhưng để tiện lợi hơn thì ông đã đầu tư mua thêm 2 đoạn đường ray xe goòng (xe chạy trên đường ray), mỗi đoạn dài 20m. Từ đó, mới có đường đi để xe goòng có chở theo thi thể người đã khuất men theo đường hầm trên núi đã đào sẵn vào khu “mật thất” cuối cùng để tiến hành ướp xác. Riêng quá trình lắp thử nghiệm đường ray xe goòng này khiến ông và đám thợ thuyền phải vất vả suốt 2 năm.
Mục sở thị 1 trong số 3 khu lăng mộ chờ để ướp xác ông, chúng tôi mới được tận mắt chứng kiến sự tỉ mỉ, công phu của chủ nhân nó như thế nào. Trải qua bao nấc thang uốn lượn, lối mòn vòng vèo, chúng tôi mới tiếp cận được lăng mộ. Qua quan sát, khu vực chứa phần nổi của hầm mộ là một mặt bằng đã được láng lớp xi măng ở trên, rộng chừng hơn 40m2. Phần này cao chừng 1m được ngăn đôi bằng 1 cái khoang nhỏ ở giữa khoảng 80cm, ở trên đã được đặt 1 tấm đan bê tông hình chữ nhật dày tới 15cm, rộng chừng 18m2.
Trên mặt lăng mộ còn được lát 1 lớp đá hoa màu đỏ nâu nhạt và được bố trí thêm những viên gạch lát hình vuông có in chữ nho tựa như các quân cờ tướng. Ông bảo, có tổng cộng 33 quân cờ như thế được sắp xếp theo hướng Tây Bắc mà các thầy địa lý đã vẽ lên đó để trấn yểm (?). Ở giữa có 2 quân, ngăn bên trái nhìn từ trên xuống có 18 quân cờ, ngăn bên phải có 13 quân. Hỏi tại sao lại có cách sắp xếp như thế này thì ông cho hay chỉ có ông và các thầy địa lý mới nắm được.
Xung quanh huyệt mộ được bao bọc bởi 1 lớp tường gạch trát xi măng ở 4 bề, để hở hai lối đi ở hai bên rộng chừng 1m. Không gian mùa đông giữa chốn rừng xanh u tịch nay lại càng huyền bí hơn sau những tiết lộ bất ngờ của chủ lăng mộ. Hầm sâu vào trong tới hàng trăm mét, cao từ 4 – 6m, rộng chừng khoảng 12m2 tương đương thể tích cỡ 50 – 60m3. Phía bên trong nơi đặt lăng mộ rất hoành tráng với từng thiết kế tỉ mỉ, công phu. Ông còn tận dụng số tinh dầu cổ am và gù hương còn lại để làm thơm khu vực đặt xác ướp.
Khi hỏi về tổng kinh phí cho việc làm không giống ai này, ông Đức cho hay: “Tôi không muốn nói chi phí đào hầm mộ, ướp xác mình, vì nhiều người sẽ nghĩ tôi khùng, lãng phí, khoe mẽ. Toàn bộ trang trại, lăng mộ khi tôi qua đời sẽ không thuộc về các con tôi. Tôi để lại cho đời sau, những ai đi ngang Hòa Bình có thể ghé tham quan và biết rằng tất cả những thứ này đã được gây dựng bởi một người Hà Nội bình thường, thế là đủ. Tôi muốn ngay cả khi tôi chết đi, con cháu tôi cũng phải thấy cha mình ngày trước không phải tầm thường”.
Cuộc sống hàng ngày của ông Đức tại khu trang trại 10ha này là chăm sóc đàn gấu đẻ và nuôi cá. Nhà ông không dùng bếp gas mà dùng bếp củi theo đúng chất thôn quê, ông cũng không lắp chuông điện ở ngoài cổng mà đặt mõ gỗ, chuông đồng kèm ghi chú đánh chuông để gọi cửa. Vợ ông cũng đã chuyển từ Hà Nội về đây ở để tiện chăm sóc chồng khi tuổi già.
Điều đặc biệt, ông Đức không bao giờ tiết lộ tuổi thật của mình. “Hiện tại, tất cả các công trình của lăng mộ đã hoàn thành. Tôi cũng đã tích trữ tới 6 tấn muối ăn ở trong hầm để chuẩn bị cho việc ướp xác. Tôi rất vui vì mọi thứ gần như đã quá sẵn sàng. Hai vợ chồng tôi sẽ có thể mỉm cười khi mình nhắm mắt”, ông Đức chốt câu chuyện và tiễn khách.
Nguồn: C.Tuân – Đ.Tuệ(Gia đình & Xã hội)
“Sốc” với phương án chọn nguyên liệu ướp xác
Qua nhiều lần thử nghiệm ướp xác động vật với các loại nguyên liệu quý hiếm, đắt đỏ mà chất lượng cũng khá đảm bảo, người đàn ông này dường như vẫn còn chưa thỏa mãn và để ngỏ phương án chốt về nguyên liệu ướp cho hai vợ chồng khi nhắm mắt.
Là người ham tìm hiểu các sách báo, tài liệu liên quan đến việc ướp xác, một lần ông tình cờ đọc được thông tin nói về một nhóm thợ làm việc bị chết trong một hầm mỏ muối ở Châu Âu, ông đã thực sự thấy kinh ngạc.
Theo thông tin đưa, từ hàng ngàn năm trước, nhóm người này đã vào làm việc tại mỏ muối ở trên núi cao, bị sập hầm mỏ không thoát ra được và bị chôn vùi trong đó. Mãi sau này, khi phát hiện ra mỏ muối này thì người ta mới tá hỏa và thấy rằng, toàn bộ các thi thể của nhóm thợ này gần như còn nguyên vẹn, không hề bị mục nát hay phân hủy.
Như thêm một lần đánh trúng tâm lý của người đang khát thông tin về ướp xác, ông bỏ công sức ngày đêm để tìm hiểu. Sau đó, ông kết luận rằng: “Người xưa chỉ cần bảo quản trong hầm mỏ chứa muối ăn mà còn giữ được tới hàng ngàn năm, vậy tại sao mình không thử. Muối thì Việt Nam thiếu gì đâu, giá cả thì lại càng không phải bàn tới”.
Ông Nguyễn Công Đức rất tự hào vì đã xây xong khu lăng mộ ướp xác cho hai vợ chồng. Ảnh: Cao Tuân |
Ngay sau đó ông đã tiếp tục ướp xác một con lợn cũng cân nặng 15kg vào một cái chum sành và đổ muối vào miệng nó rồi phủ kín muối bên ngoài cơ thể con lợn. Cẩn thận hơn, ông còn lấy một chiếc ghế bằng gỗ Gù Hương đè lên thân con lợn để phòng nếu muối có tan ra nước sẽ không bị nổi phềnh lên bề mặt chiếc chum sành. Sau đó, đưa chiếc chum vào trong hầm mộ trên núi.
Một năm sau mở ra, ông hoàn toàn ngạc nhiên bởi thân thể của con lợn đó đã bị đông cứng mà không hề bị phân hủy hay hao hụt chút nào. Ông thấy làm cách này vừa hiệu quả, lại không quá tốn kém chi phí như dùng dầu cổ am hay dầu gù hương.
Thế là, ông “chốt” phương án cuối cùng là sẽ dùng muối ăn để ướp xác vợ chồng mình sau khi qua đời. Vậy là suốt mấy chục năm, ông đã bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để đầu tư cho một cuộc thí nghiệm công phu với những nguyên liệu đắt tiền, cuối cùng, ông lại chọn nguyên liệu đơn giản là muối ăn khiến nhiều người thực sự bất ngờ đến kinh ngạc.
“Có lẽ mọi người sẽ mắng chửi tôi rằng chơi ngông, hợm hĩnh. Mọi người mắng cũng chẳng sai, tuy nhiên tiền bạc tôi xây lăng mộ, mua nguyên liệu ướp xác là tiền từ mồ hôi công sức do chính tay tôi làm ra. Vì thế, tôi thấy việc làm của mình rất xứng đáng và chẳng bao giờ phải hổ thẹn”, ông Nguyễn Công Đức thẳng thắn cho biết.
“Mục sở thị” nơi sẽ chứa xác ướp
Men theo con đường núi mà ông chỉ dẫn, chúng tôi đi qua nhiều bậc thang, hang núi đá để đến được khu vực chứa lăng mộ. Theo chia sẻ của ông chủ trang trại này, một năm ông hoặc vợ chỉ lên mở cửa hầm để kiểm tra đúng 1 lần duy nhất. Không có người thứ 3 biết được “mật mã” để mở khóa và hệ thống lối đi theo kiểu mê cung để có thể tiếp cận khu lăng mộ này được.
Vừa đi lên được khoảng vài chục bước, chúng tôi đã gặp phải vô vàn “chướng ngại vật” với những dốc núi và vỏ cây khô, lá rừng rụng trơn trượt lối đi. Do không quen đường nên chúng tôi phải bám sát nhau và vịn vào các vách núi để lên được vị trí của lăng mộ sẽ chứa xác ướp.
Khu lăng mộ được che đậy chắc chắn bằng 2 khối bê tông. Phía dưới hầm mộ có hệ thống xe goòng đưa quan tài vào sâu trong núi. |
Ông Đức bảo rằng: “Do được tiếp cận và xem tận mắt các kiểu kiến trúc và cách thức thi công đảm bảo an toàn, độ bảo mật cho xác ướp ở Ai Cập và cả Trung Quốc nên tôi đã tính đến việc thiết kế hầm mộ của mình theo nhiều tầng, nhiều lớp. Để làm sao khi mà đưa quan tài có chứa thi thể mình vào thì sẽ có một hệ thống ròng rọc tự động chạy và tác động vào cái chốt khóa đã bố trí sẵn. Sau khi có tác động ngược lên khối đá tự nhiên ở phía trên sẽ tự rơi xuống và đóng kín lăng mộ”.
Để được như vậy, lúc đầu ông cũng tính tới phương án đưa thử máy móc vào trong hầm ướp xác. Nhưng để tiện lợi hơn thì ông đã đầu tư mua thêm 2 đoạn đường ray xe goòng (xe chạy trên đường ray), mỗi đoạn dài 20m. Từ đó, mới có đường đi để xe goòng có chở theo thi thể người đã khuất men theo đường hầm trên núi đã đào sẵn vào khu “mật thất” cuối cùng để tiến hành ướp xác. Riêng quá trình lắp thử nghiệm đường ray xe goòng này khiến ông và đám thợ thuyền phải vất vả suốt 2 năm.
Mục sở thị 1 trong số 3 khu lăng mộ chờ để ướp xác ông, chúng tôi mới được tận mắt chứng kiến sự tỉ mỉ, công phu của chủ nhân nó như thế nào. Trải qua bao nấc thang uốn lượn, lối mòn vòng vèo, chúng tôi mới tiếp cận được lăng mộ. Qua quan sát, khu vực chứa phần nổi của hầm mộ là một mặt bằng đã được láng lớp xi măng ở trên, rộng chừng hơn 40m2. Phần này cao chừng 1m được ngăn đôi bằng 1 cái khoang nhỏ ở giữa khoảng 80cm, ở trên đã được đặt 1 tấm đan bê tông hình chữ nhật dày tới 15cm, rộng chừng 18m2.
Trên mặt lăng mộ còn được lát 1 lớp đá hoa màu đỏ nâu nhạt và được bố trí thêm những viên gạch lát hình vuông có in chữ nho tựa như các quân cờ tướng. Ông bảo, có tổng cộng 33 quân cờ như thế được sắp xếp theo hướng Tây Bắc mà các thầy địa lý đã vẽ lên đó để trấn yểm (?). Ở giữa có 2 quân, ngăn bên trái nhìn từ trên xuống có 18 quân cờ, ngăn bên phải có 13 quân. Hỏi tại sao lại có cách sắp xếp như thế này thì ông cho hay chỉ có ông và các thầy địa lý mới nắm được.
Xung quanh huyệt mộ được bao bọc bởi 1 lớp tường gạch trát xi măng ở 4 bề, để hở hai lối đi ở hai bên rộng chừng 1m. Không gian mùa đông giữa chốn rừng xanh u tịch nay lại càng huyền bí hơn sau những tiết lộ bất ngờ của chủ lăng mộ. Hầm sâu vào trong tới hàng trăm mét, cao từ 4 – 6m, rộng chừng khoảng 12m2 tương đương thể tích cỡ 50 – 60m3. Phía bên trong nơi đặt lăng mộ rất hoành tráng với từng thiết kế tỉ mỉ, công phu. Ông còn tận dụng số tinh dầu cổ am và gù hương còn lại để làm thơm khu vực đặt xác ướp.
Để có lối đi vào được khu lăng mộ, ông Đức đã thuê 30 người đục đẽo đá trong nhiều năm trời. |
Khi hỏi về tổng kinh phí cho việc làm không giống ai này, ông Đức cho hay: “Tôi không muốn nói chi phí đào hầm mộ, ướp xác mình, vì nhiều người sẽ nghĩ tôi khùng, lãng phí, khoe mẽ. Toàn bộ trang trại, lăng mộ khi tôi qua đời sẽ không thuộc về các con tôi. Tôi để lại cho đời sau, những ai đi ngang Hòa Bình có thể ghé tham quan và biết rằng tất cả những thứ này đã được gây dựng bởi một người Hà Nội bình thường, thế là đủ. Tôi muốn ngay cả khi tôi chết đi, con cháu tôi cũng phải thấy cha mình ngày trước không phải tầm thường”.
Cuộc sống hàng ngày của ông Đức tại khu trang trại 10ha này là chăm sóc đàn gấu đẻ và nuôi cá. Nhà ông không dùng bếp gas mà dùng bếp củi theo đúng chất thôn quê, ông cũng không lắp chuông điện ở ngoài cổng mà đặt mõ gỗ, chuông đồng kèm ghi chú đánh chuông để gọi cửa. Vợ ông cũng đã chuyển từ Hà Nội về đây ở để tiện chăm sóc chồng khi tuổi già.
Điều đặc biệt, ông Đức không bao giờ tiết lộ tuổi thật của mình. “Hiện tại, tất cả các công trình của lăng mộ đã hoàn thành. Tôi cũng đã tích trữ tới 6 tấn muối ăn ở trong hầm để chuẩn bị cho việc ướp xác. Tôi rất vui vì mọi thứ gần như đã quá sẵn sàng. Hai vợ chồng tôi sẽ có thể mỉm cười khi mình nhắm mắt”, ông Đức chốt câu chuyện và tiễn khách.
Nguồn: C.Tuân – Đ.Tuệ(Gia đình & Xã hội)
Bình luận