(VTC News) - Để tăng số lượng bom mang theo và khả năng tác chiến điện tử, không quân Mỹ đã sử dụng 4 loại máy bay B-52 được cải tiến nhiều lần ở chiến trường Việt Nam.
Theo tư liệu do Bảo tàng Phòng không – Không quân cung cấp, ở chiến trường Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng 4 loại B-52: D, F, G, H. Vào thời điểm đó, Mỹ sở hữu 170 chiếc B-52 loại B-52D, 89 chiếc loại B-52F, 193 chiếc B-52G và 122 chiếc B-52H.
Về tính năng kĩ chiến thuật, B-52G và B-52H có nhiều điểm tương đồng. Cả 2 loại B-52 này đều có kíp bay gồm 6 người. Chiều dài của chúng là 49,05 mét, chiều cao 12,4 mét, sải cánh 56,39 mét. Trọng lượng cất cánh tối đa đạt 221.350 kg.
Vận tốc tối đa của máy bay B-52 đạt 960 km/h, vận tốc trung bình đạt 820 km/h. B-52G có tầm bay xa 12.000 km trong khi B-52H có tầm bay xa 16.000 km so với mặt đất.
Về tải trọng vũ khí, cả hai loại máy bay này đều có thể mang từ 18 – 30 tấn bom, 12 – 20 quả tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20mm 6 nòng.
Như vậy, nếu so sánh về khả năng tải trọng vũ khí, những chiếc B-52 trên có thể mang gấp 10 lần so với những chiếc máy bay cường kích.
Mỗi chiếc B-52 đều được trang bị thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ 117, 122, 153, 155, 172 (12 – 16 máy gây nhiễu tích cực). Bên cạnh đó, chúng còn được trang bị tên lửa chống ra đa HARM, thiết bị phóng nhiễu tiêu cực ALE 24 (21 bộ), thiết bị gây nhiễu hồng ngoại (12 bộ) AL – 20.
Máy bay B-52 cũng có hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình AVQ -22 và quan sát hồng ngoại ELIR AAQ-6, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh NAVSTAR. Ngoài ra, còn có hệ thống quan sát quang điện tử AN/AQS-151, ra đa cảnh giới ALR 46, máy tính điện tử ASQ 151, ASQ 38…
B-52 có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, chúng còn có thể bay xa hơn. Ví dụ từ Guam đến Hà Nội là 10.000 km rồi quay trở về hoặc có thể vượt chặng đường 18.000 – 20.000 km.
Còn theo wikipedia, B-52 có pháo đằng đuôi do một hạ sỹ quan phụ trách thường chỉ để duy trì tác dụng tâm lý còn B-52 luôn được các toán máy bay tiêm kích hộ tống rất cẩn thận chống lại máy bay tiêm kích của đối phương.
Để thích hợp cho nhiệm vụ ném bom rải thảm trong chiến tranh thông thường máy bay cần mang được rất nhiều bom các máy bay B-52 được cải tiến mở rộng phần khoang chứa bom.
Một máy bay B-52 có thể mang tối đa là 108 quả bom 500 pound (227 kg) trong đó 24 quả treo tại giá ngoài và 84 quả trong khoang, hoặc nếu mang bom 750 pound thì số bom tối đa là 66 quả trong đó giá ngoài 24 quả, trong khoang 42 quả.
B-52 thường được trang bị 6-8 quả tên lửa nhử mồi chống tên lửa đất đối không và không đối không của đối phương. Khi phát hiện thấy tên lửa của đối phương bắn về phía mình máy bay phóng ra loại tên lửa này để thu hút tên lửa địch.
Mỗi máy bay B-52 còn có từ 9 đến 15 máy do một sỹ quan điện tử phụ trách. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, người sỹ quan điện tử này thường có quân hàm cao nhất trong nhóm 6 phi công và có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn của máy bay.
Máy gây nhiễu có hai loại: máy gây nhiễu thụ động và máy gây nhiễu chủ động. Máy gây nhiễu thụ động là các máy rải các đám mây kim loại là các mảnh giấy kim loại mỏng nhẹ bay lơ lửng trong không gian, sóng điện từ của radar đối phương gặp đám mây nhiễu kim loại sẽ phản xạ gây ra các chấm trắng nhỏ li ti nhấp nháy trên màn hình của radar đối phương làm che lấp và lẫn tín hiệu mục tiêu thực.
Việc gây nhiêu thụ động còn được cả các các máy bay chiến thuật đi kèm bay rải nhiễu trước khi B-52 bay vào tạo thành một hành lang nhiễu dày đặc che chắn cho B-52.
Máy gây nhiễu chủ động là các máy thu phát sóng điện từ công suất cao để phát các sóng điện từ có tần số trùng với tần số của sóng radar đối phương làm cho màn hình radar bắt mục tiêu và radar điều khiển tên lửa của đối phương bị chiếu sáng loá với hiệu ứng như bị chiếu đèn pha vào mắt.
Các máy gây nhiễu chủ động sẽ tự động thu và phân tích tần số sóng radar của địch. Sỹ quan điện tử sẽ quyết định phát tần số sóng nào để trấn áp sóng radar của phòng không đối phương.
Ngoài ra trong đội hình máy bay đi kèm thường có nhiều máy bay đấu tranh điện tử chuyên dụng để gây nhiễu chủ động, trong thời gian Chiến tranh Việt Nam đó là các máy bay EB-66.
Sau Chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ trang bị lại cho loại máy bay này, các máy bay B-52 được trang bị tên lửa hành trình và sẽ phóng tên lửa từ xa thậm chí không cần bay vào vùng trời mục tiêu. Phương án vũ trang này làm giảm nguy cơ bị bắn hạ của B-52.
Tuy nhiên, tại Chiến tranh Việt Nam, B-52 lần đầu tiên bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không SAM-2 do Liên Xô cung cấp.
Minh Quân(tổng hợp)
Theo tư liệu do Bảo tàng Phòng không – Không quân cung cấp, ở chiến trường Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng 4 loại B-52: D, F, G, H. Vào thời điểm đó, Mỹ sở hữu 170 chiếc B-52 loại B-52D, 89 chiếc loại B-52F, 193 chiếc B-52G và 122 chiếc B-52H.
Về tính năng kĩ chiến thuật, B-52G và B-52H có nhiều điểm tương đồng. Cả 2 loại B-52 này đều có kíp bay gồm 6 người. Chiều dài của chúng là 49,05 mét, chiều cao 12,4 mét, sải cánh 56,39 mét. Trọng lượng cất cánh tối đa đạt 221.350 kg.
Vận tốc tối đa của máy bay B-52 đạt 960 km/h, vận tốc trung bình đạt 820 km/h. B-52G có tầm bay xa 12.000 km trong khi B-52H có tầm bay xa 16.000 km so với mặt đất.
Về tải trọng vũ khí, cả hai loại máy bay này đều có thể mang từ 18 – 30 tấn bom, 12 – 20 quả tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20mm 6 nòng.
Như vậy, nếu so sánh về khả năng tải trọng vũ khí, những chiếc B-52 trên có thể mang gấp 10 lần so với những chiếc máy bay cường kích.
Những chiếc B-52 từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam (Ảnh: Bảo tàng Phòng không - không quân cung cấp) |
Mỗi chiếc B-52 đều được trang bị thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ 117, 122, 153, 155, 172 (12 – 16 máy gây nhiễu tích cực). Bên cạnh đó, chúng còn được trang bị tên lửa chống ra đa HARM, thiết bị phóng nhiễu tiêu cực ALE 24 (21 bộ), thiết bị gây nhiễu hồng ngoại (12 bộ) AL – 20.
Máy bay B-52 cũng có hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình AVQ -22 và quan sát hồng ngoại ELIR AAQ-6, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh NAVSTAR. Ngoài ra, còn có hệ thống quan sát quang điện tử AN/AQS-151, ra đa cảnh giới ALR 46, máy tính điện tử ASQ 151, ASQ 38…
B-52 có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, chúng còn có thể bay xa hơn. Ví dụ từ Guam đến Hà Nội là 10.000 km rồi quay trở về hoặc có thể vượt chặng đường 18.000 – 20.000 km.
Còn theo wikipedia, B-52 có pháo đằng đuôi do một hạ sỹ quan phụ trách thường chỉ để duy trì tác dụng tâm lý còn B-52 luôn được các toán máy bay tiêm kích hộ tống rất cẩn thận chống lại máy bay tiêm kích của đối phương.
Để thích hợp cho nhiệm vụ ném bom rải thảm trong chiến tranh thông thường máy bay cần mang được rất nhiều bom các máy bay B-52 được cải tiến mở rộng phần khoang chứa bom.
Một máy bay B-52 có thể mang tối đa là 108 quả bom 500 pound (227 kg) trong đó 24 quả treo tại giá ngoài và 84 quả trong khoang, hoặc nếu mang bom 750 pound thì số bom tối đa là 66 quả trong đó giá ngoài 24 quả, trong khoang 42 quả.
B-52 thường được trang bị 6-8 quả tên lửa nhử mồi chống tên lửa đất đối không và không đối không của đối phương. Khi phát hiện thấy tên lửa của đối phương bắn về phía mình máy bay phóng ra loại tên lửa này để thu hút tên lửa địch.
Mỗi máy bay B-52 còn có từ 9 đến 15 máy do một sỹ quan điện tử phụ trách. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, người sỹ quan điện tử này thường có quân hàm cao nhất trong nhóm 6 phi công và có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn của máy bay.
Máy gây nhiễu có hai loại: máy gây nhiễu thụ động và máy gây nhiễu chủ động. Máy gây nhiễu thụ động là các máy rải các đám mây kim loại là các mảnh giấy kim loại mỏng nhẹ bay lơ lửng trong không gian, sóng điện từ của radar đối phương gặp đám mây nhiễu kim loại sẽ phản xạ gây ra các chấm trắng nhỏ li ti nhấp nháy trên màn hình của radar đối phương làm che lấp và lẫn tín hiệu mục tiêu thực.
Việc gây nhiêu thụ động còn được cả các các máy bay chiến thuật đi kèm bay rải nhiễu trước khi B-52 bay vào tạo thành một hành lang nhiễu dày đặc che chắn cho B-52.
Máy gây nhiễu chủ động là các máy thu phát sóng điện từ công suất cao để phát các sóng điện từ có tần số trùng với tần số của sóng radar đối phương làm cho màn hình radar bắt mục tiêu và radar điều khiển tên lửa của đối phương bị chiếu sáng loá với hiệu ứng như bị chiếu đèn pha vào mắt.
Các máy gây nhiễu chủ động sẽ tự động thu và phân tích tần số sóng radar của địch. Sỹ quan điện tử sẽ quyết định phát tần số sóng nào để trấn áp sóng radar của phòng không đối phương.
Ngoài ra trong đội hình máy bay đi kèm thường có nhiều máy bay đấu tranh điện tử chuyên dụng để gây nhiễu chủ động, trong thời gian Chiến tranh Việt Nam đó là các máy bay EB-66.
Sau Chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ trang bị lại cho loại máy bay này, các máy bay B-52 được trang bị tên lửa hành trình và sẽ phóng tên lửa từ xa thậm chí không cần bay vào vùng trời mục tiêu. Phương án vũ trang này làm giảm nguy cơ bị bắn hạ của B-52.
Tuy nhiên, tại Chiến tranh Việt Nam, B-52 lần đầu tiên bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không SAM-2 do Liên Xô cung cấp.
Minh Quân(tổng hợp)
Bình luận