Các bề mặt phản xạ, theo chuyên gia Tom Jordan và Julian Partridge của Đại học Bristol (Anh), có tác dụng phân cực ánh sáng, nhưng cá màu bạc có khả năng vượt qua quy luật vật lý cơ bản này.
Theo báo cáo trên chuyên san Nature Photonics, phần da của các loại cá này chứa nhiều lớp tinh thể guanin phản sáng. Trước đó, giới chuyên gia cho rằng da cá có thể phân cực ánh sáng toàn phần khi có ánh sáng chiếu vào. Tuy nhiên, phát hiện mới cho thấy không phải lúc nào cũng xảy ra trình tự như vậy.Bầy cá mòi có khả năng trang bị áo khoác tàng hình - Ảnh: AFP
Các chuyên gia phát hiện phần da của cá mòi và cá trích chứa không những một mà hai loại tinh thể guanin. Mỗi loại có đặc tính quang học khác nhau. Bằng cách pha trộn hai loại này, da cá không phân cực ánh sáng phản chiếu.
Kết quả là nó tạo ra một ảo giác quang học, cho phép cá biến mất khỏi tầm mắt của những kẻ săn mồi lớn xác hơn.
Trong tương lai, phát hiện này có thể tạo cảm hứng cho các nhà phát minh thiết kế những thiết bị quang học tinh xảo.
Chuyên gia Jordan giải thích rằng nhiều thiết bị quang học hiện đại như đèn LED sử dụng những dạng phản xạ không phân cực để cải thiện hiệu quả. Tuy nhiên, những loại phản xạ nhân tạo hiện tại lại cần các loại vật liệu không phải lúc nào cũng lý tưởng.
Do vậy, cơ chế phát triển ở cá đã mở ra hướng đi mới, giúp sản xuất những thế hệ vật liệu phản xạ không phân cực hiệu quả hơn.
Theo Thanh niên
Khả năng tàng hình của cá
Các loại cá màu bạc như cá trích, cá mòi đang thách thức quy luật của vật lý, với khả năng biến mất trước kẻ săn mồi nhờ vào cấu tạo đặc biệt trên bề mặt da.
Các loại cá màu bạc như cá trích, cá mòi, cá trích cơm đang thách thức quy luật của vật lý, với khả năng biến mất trước kẻ săn mồi nhờ vào cấu tạo đặc biệt trên bề mặt da.
Bình luận