(VTC News) - Sự thích nghi đã tạo cho sinh vật có khả năng "siêu nhân" kỳ lạ để tồn tại được trong tự nhiên.
1. Khả năng ghi nhớ từ trường của cá hồi
1. Khả năng ghi nhớ từ trường của cá hồi
Cá hồi là loài cá nước ngọt, dành phần lớn thời gian trong cuộc đời lang thang trong các đại dương và cũng là một trong những loài có quãng đường di cư dài nhất trong thế giới tự nhiên. Những con trưởng thành sẽ trở lại đúng nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng rồi kết thúc vòng đời ở đó. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng sẽ phải di chuyển một quãng đường lên đến gần 4000km.
Các nhà khoa học tin rằng từ trường của trái đất đã in dấu trong não từ khi sinh ra. Đến thời kỳ sinh sản, chúng sẽ bắt đầu đi ngược trở lại, tìm những nơi nào có từ trường tương đồng với từ trường trong não. Khả năng này giúp chúng định vị chuẩn xác con đường chúng cần phải đi ngay từ đầu cuộc hành trình di cư.
2. Khả năng săn mồi trên cạn của cá cung thủ
Cá cung thủ là một trong những thợ săn tài ba nhất của thế giới loài cá. Thay vì săn mồi ở dưới nước chúng lại có khả năng bắt những con mồi ở trên cạn.
Vũ khí đi săn của cá cung thủ là tuyến nọc độc giấu kỹ trong cơ thể. Khi cần thiết tuyến này có thể phun ra ngoài với độ cao gần 2 mét.
Thức ăn ưa thích của cá cung thủ là các loài côn trùng hoặc những loài động vật nhỏ sống trên các cành cây mọc trong hồ. Khi phát hiện con mối đậu trên cành lá, cá cung thủ sẽ phun nọc độc ra một cách chính xác và nhanh gọn nhất.
3. Khả năng bất tử của giun dẹp Planarian
Planatan là một loài giun dẹp rất đặc biệt. Chúng được biết đến như một trong những loài bất tử trong tự nhiên. Chúng hầu như không bao giờ chết. Nếu bị cắt nhỏ ra làm đôi, hai phần cơ thể đó sẽ phát triển thành hai cơ thể mới. Mỗi phần cơ thể bị cắt ra đều có thể phát triển lại thành một cơ thể độc lập. Chúng có khả năng sinh sản thần kỳ tùy thuộc vào điều kiện thuận lợi của môi trường.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, sở dĩ chúng có thể tái sinh và bất tử là do hầu hết các tế bào trong cơ thê đều có chức năng là tế bào gốc – có thể phát sinh thành bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
4. Khả năng ngụy trang siêu đẳng của cá mực
Cá mực được ví như là loài tắc kè hoa của đại dương. Chúng có thể thay đổi màu sắc cơ thể liên tục chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn nhằm ngụy trang trước sự truy đuổi của kẻ thù.
Cá mực làm được như vậy bởi vì trên da của chúng có chứa các tế bào sắc tố. Các nhà khoa học ghi nhận rằng trên da của cá mực có đến 200 tế bào sắc tố/mm vuông với đầy đủ màu sắc trong tự nhiên.
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận