Tất cả bệnh tật của tôi trước đây có bệnh án, có kết quả xét nghiệm và giấy tờ liên quan về quá trình điều trị của các bệnh viện trung ương tại Hà Nội; giờ đi đến chính những nơi điều trị đó xét nghiệm lại, thì thần kỳ thay, không còn chứng bệnh nào tồn tại.
Chỉ có điều tôi phải duy trì niềm vui ngồi thiền hằng ngày của mình, dừng tập là bệnh có thể ập đến.
Người trong cuộc
Tôi không định tự chứng minh để thuyết phục ai đó theo môn học này, chỉ đơn giản là tôi khỏi bệnh. Nhiều người, trong đó có cả nhà sư và các mục sư theo học, nhưng trong số 60.000 học viên của bà Thu, nhiều nhất vẫn là người nghèo. Bởi đi bệnh viện là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để người ta đi đến tán gia bại sản, khánh kiệt mọi nhẽ.
Trong khi môn học này không yêu cầu người bệnh phải nộp bất cứ cái gì, trừ tấm lòng thanh sạch, niềm tin vào môn học và sự kiên trì luyện tập, rũ bỏ tất cả để tịnh tâm ngồi thiền.
Đông đảo người ngồi thiền và học thiền tại nhà bà Thu |
Trong đời đi làm báo lang thang, tôi cũng đã gặp nhiều người dựng ở góc trang trọng bức ảnh tiến sĩ y khoa Đasira Narada bé xíu (bà Thu cấm phóng to) rồi nghe họ kể về lòng tốt của bà Thu cũng như sức mạnh của môn học. Tổng số học viên của bà Thu đến nay ước tính khoảng hơn 60.000 người.
Năm 2012, tại Đắc Lắc, lần đầu tiên một hội thảo về tâm năng dưỡng sinh, trường sinh học với sức khỏe con người, quy tụ hơn 200 đại biểu bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà khoa học được tổ chức.
Bà Thu là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, với cả đời “phát tâm làm việc thiện” đã được giới khoa học đánh giá cao và khẳng định cách chữa bệnh của bà là một vấn đề hết sức khoa học, nó là một thực tế đáng ngạc nhiên.
Hiện nay, nhiều học viên của bà Thu đang được ông Nguyễn Thanh Nam (59 tuổi) ở Phú Phong, Tây Sơn (Bình Định) thay mặt “cô” truyền dạy và trực tiếp khai mở huyệt đạo. Ông Nam khỏe; nhưng ít ai biết rằng ông từng bị bệnh nan y liên quan đến phổi, ho ra máu trong thời gian dài, nhờ luyện tập đã lành bệnh.
Bản thân bà Thu cũng rất tâm đắc với niềm vui sống sót từ bệnh tật “y học bó tay” của ông Cao Xuân Tiến (58 tuổi) bị ung thư phổi, viêm đại tràng rất nặng, nhờ luyện tập nay đã khỏi hẳn và đang tham gia giúp đỡ người khác ở câu lạc bộ trường sinh học ở quê nhà.
Ông Cao Xuân Tiến nhiều năm là cán bộ giữ rừng có uy tín ở Ea H’leo, tỉnh Đắc Lắc. Ông từ cõi chết trở về và muốn tri ân cuộc đời qua việc giúp đỡ người khác bằng cách tập tâm năng dưỡng sinh trị bệnh.
Ông Tiến cho biết: “Tôi là thành phần bệnh nặng đến mức bệnh viện bó tay rồi. Thận, gan, dạ dày, đại tràng đều sắp... hỏng hết. Đi khắp bệnh viện ở Đắc Lắc, Sài Gòn, rồi cả Viện Ung bướu TPHCM...
Tôi kiên trì theo học, thế mà từ bấy đến nay, sống khỏe được 7-8 năm rồi. Tôi phát động cả nhà tôi theo môn học này. Con gái tôi bị bướu đa nhân ở họng, BV phát hiện và kết luận rất đáng sợ. Con tôi theo học, bây giờ khỏe mạnh, có chồng có con rồi”.
Ngỡ mình được uống “thuốc tiên”
Tôi vào Bình Định, ngồi thiền cùng ông Cao Đình Vinh - người An Nhơn, Bình Định (61 tuổi) - cũng mắc bệnh nặng đến... hết thuốc chữa. Gan của ông đã bị xơ, bị chai đi rồi, chỉ ít ngày nữa là gan không còn hoạt động, hoặc chuyển sang ung thư gan di căn. BV Chợ Rẫy trả về, cơ may sống sót chỉ còn hy vọng... mong manh.
Qua luyện tập, hết sức bất ngờ là đến nay ông Vinh đã sống thêm được 8 năm, hiện đang khỏe mạnh, giúp bà Thu chữa bệnh cứu người tại Hội Vân.
Đặc biệt nhất trong số những người được phương pháp luyện tập màu nhiệm này cứu giúp, có lẽ phải là chị Hoàng Thị Vũ, nhà ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Bà Thu mở và hướng dẫn mở huyệt đạo cho học viên |
Sau một tháng khai mở huyệt đạo, luyện tập âm dương, Vũ có thể đi lại được. Nhưng bệnh ung thư tủy đã làm xương cô rệu rạo, hai khớp háng bị thoái hóa không thể cử động nâng giơ chân lên hoặc hạ chân xuống được.
Cô không thể ngồi thiền theo phương pháp truyền thống, mà phải ngồi trên ghế, xoạc chân ra... để thiền. Cả lớp học, cả gia đình và khu dân cư xôn xao: Chị Vũ có thể đi lại được sau 1 tháng luyện tập.
Đã 7 năm trôi qua, cô vẫn sống khỏe! Vũ nói: “Bệnh án của tôi ghi rõ ràng là suy tủy, ung thư tủy. Thỉnh thoảng tôi vẫn phải trực tiếp gặp cô Hồ Thị Thu nhờ phụ (chữa) bệnh thông qua năng lượng trong người bà. Nhưng khi tôi ngồi thiền 2 tiếng/ngày thì tôi khỏe hơn nhiều.
Nhưng bệnh quá nặng, thỉnh thoảng vẫn mệt mỏi nhiều, tôi quyết tâm ngồi thiền 3 tiếng/ngày thì sức khỏe rất tốt. Hễ tôi chuyển xuống ngồi 2 tiếng/ngày là sức khỏe lại suy giảm, ăn uống kém, đầu óc kém linh hoạt. Điều đó cho thấy, thiền đối với tôi là sự sống. Và niềm tin, tinh thần tập luyện là do chính mình tạo ra, không có ai giúp được mình hết. Ở đây là một khoa học, một sự công phu, chứ không có “phép màu” nào cả”.
Theo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao Động)
Bình luận