(VTC News) – Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Học viện Ngoại giao nói về nguy cơ xảy ra chiến tranh liên Triều.
Chiều 20/8, hàng loạt quả đạn pháo được Triều Tiên và Hàn Quốc nã về phía nước còn lại ở vùng biên giới phía Tây, gây ra tình hình căng thẳng đáng lo ngại ở khu vực này.
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin Triều Tiên đã đe dọa có hành động quân sự với Hàn Quốc nếu phía Seoul không dừng các hành động tuyên truyền ở biên giới.
Lời cảnh báo trên được bộ phận tham mưu chính quyền Triều Tiên gửi đến Hàn Quốc vào 17h cùng ngày (giờ địa phương), khoảng 1 giờ sau khi xuất hiện những phát đạn pháo qua lại.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết: "Triều Tiên đe dọa có hành động quân sự nếu Hàn Quốc không dừng việc phát loa tuyên truyền ở khu vực biên giới trong vòng 48 giờ kể từ 17h ngày 20/8".
Sang ngày 21/8, trong bối cảnh quan hệ hai miền đang căng thẳng cao độ, Triều Tiên đang chuẩn bị thử tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tên lửa đạn đạo, Yonhap cho biết thêm.
VTC News phỏng vấn Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Học viện Ngoại giao về khả năng xảy ra chiến tranh liên Triều.
- Ông đánh giá thế nào về khả năng xảy ra giao tranh diện rộng giữa 2 miền Triều Tiên sau cuộc đấu pháo bất ngờ chiều 20/8?
Theo tôi không có khả năng xảy ra giao tranh trên diện rộng. Có thể nói như vậy vì lợi ích cả 2 bên cũng như của các nước lớn trong khu vực, tất cả đều không muốn xảy ra giao tranh ở bất cứ cấp độ nào.
Nhưng vẫn có khả năng tái diễn rủi ro cục bộ, va chạm ở một vài điểm nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đó là các động thái mang tính răn đe, hù dọa chứ không phải có hệ thống, theo chính sách cụ thể.
- Ngay sau trận đấu pháo, Triều Tiên đưa tối hậu thư 48h cho Hàn Quốc, yêu cầu Seoul ngưng phát loa tuyên truyền ở biên giới, theo ông Seoul sẽ phản ứng thế nào với yêu cầu này?
Sau khi lính Hàn Quốc dẫm phải mìn trong khi tuần tra ở vùng phi quân sự, Seoul cáo buộc cho Bình Nhưỡng tuy nhiên bị miền Bắc bác bỏ. Tuy nhiên, dưới áp lực của một số lực lượng dân sự, phía Hàn Quốc đã lắp lại hệ thống loa công suất lớn để tuyên truyền về phía Triều Tiên.
Điều này đã dẫn đến một số kích động và nguyên nhân của vụ đấu pháo chiều 20/8. Cho đến nay, có thể Hàn Quốc sẽ tạm dừng tuyên truyền trên quy mô rộng nhưng vẫn tiếp tục ở quy mô nhỏ hơn.
- Ông cho rằng không thể xảy ra xung đột trên diện rộng, vậy theo ông hình thức của những va chạm trong thời gian tới sẽ như thế nào, thưa Tiến sỹ?
Theo tôi những xung đột này sẽ không thể báo trước, có thể là bắn pháo hoặc một hành động mất kiểm soát như vụ tàu Cheonan.
Đó là những vụ việc không thể kiểm soát hay báo trước, tuy nhiên, không thể xảy ra trên diện rộng mà chỉ là va chạm nhỏ lẻ.
- Là chuyên gia trên lĩnh vực ngoại giao, xin ông cho biết cộng đồng quốc tế sẽ bị ảnh hưởng gì và phải phản ứng thế nào trong trường hợp xảy ra xung đột?
Ảnh hưởng lớn nhất là hòa bình, ổn định trong khu vực bị đe dọa, đặc biệt khả năng gia tăng mâu thuẫn, đối đầu giữa 2 miền, không có lợi cho hòa bình khu vực.
Ngoài ra, những xung đột này có thể là nguyên nhân khiến Triều Tiên tiếp tục chạy đua vũ trang, đặc biệt là các vũ khí hạt nhân, vốn mang nguy cơ lâu dài.
Về phản ứng của cộng động quốc tế, trước tiên là kêu gọi 2 miền Triều Tiên kiềm chế, không có các hành động gia tăng phức tạp cho tình hình. Bên cạnh đó, cần kêu gọi các lực lượng không được mất kiểm soát, nhất là những lực lượng được trang bị hỏa lực.
Đối với các nước trong khu vực, nhất là các nước lớn như Nga, Trung Quốc hay Mỹ cần có các biện pháp thông qua đối thoại, giao lưu nhằm tăng cường lòng tin chiến lược và duy trì các kênh trao đổi, đàm phán để tháo gỡ các bế tắc.
Video quân đội Triều Tiên được lệnh sẵn sàng chiến đấu
- Hiện nay, 2 miền Triều Tiên vẫn trong trạng thái đình chiến chứ chưa chấm dứt hoàn toàn chiến tranh, theo ông, trong tương lai liệu có xảy ra những xung đột như trận đấu phảo ngày 20/8 vừa qua hay không?
Điều này tùy thuộc vào thái độ và chính sách của 2 nước, vào tình hình nội bộ mỗi bên, nhất là các lực lượng dân sự Hàn Quốc có tăng cường loa đài tuyên truyền ở biên giới hay không.
Bên cạnh đó, khả năng kiểm soát của từng quốc gia là cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế xung đột trên bán đảo này. Nếu hai bên có thiện chí, kiểm soát tốt, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán cùng với các nước lớn thì tình hình sẽ dễ dàng kiểm soát hơn.
Xin cảm ơn Tiến sỹ!
Tùng Đinh (thực hiện)
Chiều 20/8, hàng loạt quả đạn pháo được Triều Tiên và Hàn Quốc nã về phía nước còn lại ở vùng biên giới phía Tây, gây ra tình hình căng thẳng đáng lo ngại ở khu vực này.
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin Triều Tiên đã đe dọa có hành động quân sự với Hàn Quốc nếu phía Seoul không dừng các hành động tuyên truyền ở biên giới.
Quân nhân Triều Tiên |
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết: "Triều Tiên đe dọa có hành động quân sự nếu Hàn Quốc không dừng việc phát loa tuyên truyền ở khu vực biên giới trong vòng 48 giờ kể từ 17h ngày 20/8".
Sang ngày 21/8, trong bối cảnh quan hệ hai miền đang căng thẳng cao độ, Triều Tiên đang chuẩn bị thử tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tên lửa đạn đạo, Yonhap cho biết thêm.
VTC News phỏng vấn Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Học viện Ngoại giao về khả năng xảy ra chiến tranh liên Triều.
- Ông đánh giá thế nào về khả năng xảy ra giao tranh diện rộng giữa 2 miền Triều Tiên sau cuộc đấu pháo bất ngờ chiều 20/8?
Theo tôi không có khả năng xảy ra giao tranh trên diện rộng. Có thể nói như vậy vì lợi ích cả 2 bên cũng như của các nước lớn trong khu vực, tất cả đều không muốn xảy ra giao tranh ở bất cứ cấp độ nào.
Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Học viện ngoại giao Ảnh: Vietnamnet |
- Ngay sau trận đấu pháo, Triều Tiên đưa tối hậu thư 48h cho Hàn Quốc, yêu cầu Seoul ngưng phát loa tuyên truyền ở biên giới, theo ông Seoul sẽ phản ứng thế nào với yêu cầu này?
Sau khi lính Hàn Quốc dẫm phải mìn trong khi tuần tra ở vùng phi quân sự, Seoul cáo buộc cho Bình Nhưỡng tuy nhiên bị miền Bắc bác bỏ. Tuy nhiên, dưới áp lực của một số lực lượng dân sự, phía Hàn Quốc đã lắp lại hệ thống loa công suất lớn để tuyên truyền về phía Triều Tiên.
Pháo binh Hàn Quốc tập trận |
- Ông cho rằng không thể xảy ra xung đột trên diện rộng, vậy theo ông hình thức của những va chạm trong thời gian tới sẽ như thế nào, thưa Tiến sỹ?
Theo tôi những xung đột này sẽ không thể báo trước, có thể là bắn pháo hoặc một hành động mất kiểm soát như vụ tàu Cheonan.
|
- Là chuyên gia trên lĩnh vực ngoại giao, xin ông cho biết cộng đồng quốc tế sẽ bị ảnh hưởng gì và phải phản ứng thế nào trong trường hợp xảy ra xung đột?
Ảnh hưởng lớn nhất là hòa bình, ổn định trong khu vực bị đe dọa, đặc biệt khả năng gia tăng mâu thuẫn, đối đầu giữa 2 miền, không có lợi cho hòa bình khu vực.
Ngoài ra, những xung đột này có thể là nguyên nhân khiến Triều Tiên tiếp tục chạy đua vũ trang, đặc biệt là các vũ khí hạt nhân, vốn mang nguy cơ lâu dài.
Về phản ứng của cộng động quốc tế, trước tiên là kêu gọi 2 miền Triều Tiên kiềm chế, không có các hành động gia tăng phức tạp cho tình hình. Bên cạnh đó, cần kêu gọi các lực lượng không được mất kiểm soát, nhất là những lực lượng được trang bị hỏa lực.
Đối với các nước trong khu vực, nhất là các nước lớn như Nga, Trung Quốc hay Mỹ cần có các biện pháp thông qua đối thoại, giao lưu nhằm tăng cường lòng tin chiến lược và duy trì các kênh trao đổi, đàm phán để tháo gỡ các bế tắc.
Video quân đội Triều Tiên được lệnh sẵn sàng chiến đấu
- Hiện nay, 2 miền Triều Tiên vẫn trong trạng thái đình chiến chứ chưa chấm dứt hoàn toàn chiến tranh, theo ông, trong tương lai liệu có xảy ra những xung đột như trận đấu phảo ngày 20/8 vừa qua hay không?
Điều này tùy thuộc vào thái độ và chính sách của 2 nước, vào tình hình nội bộ mỗi bên, nhất là các lực lượng dân sự Hàn Quốc có tăng cường loa đài tuyên truyền ở biên giới hay không.
Bên cạnh đó, khả năng kiểm soát của từng quốc gia là cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế xung đột trên bán đảo này. Nếu hai bên có thiện chí, kiểm soát tốt, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán cùng với các nước lớn thì tình hình sẽ dễ dàng kiểm soát hơn.
Xin cảm ơn Tiến sỹ!
Tùng Đinh (thực hiện)
Bình luận