(VTC News) - "Con tàu" Keangnam được điều khiển bởi cựu Chủ tịch xấu số Sung Wan-jong đã từng cập tới những bến bờ thành công chói sáng nhưng rồi cuối cùng vẫn đứng trước nguy cơ sẽ đắm chìm vì những vùng vịnh đen tối mà nó đã từng neo đậu.
Thời hoàng kim và đòn giáng chí tử
Hàn Quốc đang dốc hết lực để đẩy nhanh tiến trình điều tra hoạt động lập quỹ đen trái phép, hối lộ và tham nhũng tại đất nước này dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Lee Myung-bak. Đã có hàng loạt những tập đoàn lớn của Hàn Quốc bị đưa vào tầm ngắm, trong đó có tập đoàn Keangnam Enterprises.
Được thành lập tại Daegu vào năm 1951, Keangnam Enterprises đã phát triển thành một trong 20 công ty xây dựng hàng đầu của Hàn Quốc và là công ty xây dựng Hàn Quốc đầu tiên tiến ra thị trường nước ngoài, giành được một hợp đồng 'khủng' với Thái Lan vào năm 1965.
Công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh ở nước ngoài, di chuyển vào Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia trong năm những năm 1970.
Keangnam đã chính thức IPO vào tháng Hai năm 1973 và trở thành công ty xây dựng đầu tiên của Hàn Quốc có mặt trên thị trường chứng khoán. Tới năm 1987, Keangnam được mua lại bởi Daewoo Group trong nhưng rồi chuyện làm ăn bắt đầu gặp khó khăn trong những năm 1999.
Chỉ cho tới năm 2004, Keangnam mới có thể tiếp tục mở rộng kinh doanh sau khi về tay ông Sung Wan-jong - một nhân vật huyền thoại trong ngành công nghiệp xây dựng thời bấy giờ. Ông Sung trước đây đã không thể hoàn thành bậc giáo dục tiểu học vì nhà quá nghèo.
Ông đã đi lên từ hai bàn tay trắng bằng cách mua lại một công ty 2 triệu won tại Seosan, tỉnh Nam Chungcheong để rồi phát triển nó thành một công ty lớn mạnh hàng đầu trong khu vực. Sau đó ông đã mua lại "con tàu" Keangnam và lái nó đi tới nhiều thành công lớn, mở rộng doanh thu hàng năm lên đến hơn 2 nghìn tỷ won.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính khiến hầu hết các tập đoàn xây dựng Hàn Quốc lao đao, quyết định tham gia vào “chính sách năng lượng” của cựu tổng thống Lee Myung-bak thành ra đã trở thành một đòn chí tử giáng xuống đầu Keangnam. Hàng loạt chi nhánh phát triển năng lượng ở nước ngoài làm ăn thua lỗ, gây thâm hụt lớn cho công ty.
Năm 2013, thua lỗ toàn công ty lên tới 310,9 tỷ won và năm 2014 là 408,4 tỷ won. Cổ phiếu của Keangnam cao nhất ở mức 225.000 won trong năm 1994 nhưng đã tụt dốc không phanh sau đó và chỉ còn ở quanh mức 4.800 won vào cuối năm 2014.
Những cái chết được báo trước
Tờ Korea Times cho biết, theo cáo buộc của Viện Kiểm soát về việc lập quỹ đen trái phép của Keangnam, tập đoàn này đã làm giả mọi số liệu trong báo cáo tài chính để được vay nợ 80 tỷ won (tương đương 74 triệu USD) từ Chính phủ và các tổ chức tư nhân khác trong suốt quãng thời gian từ năm 2006 đến 2013.
Riêng Chủ tịch Sung Wan-jong còn bị cáo buộc đã biển thủ khoảng 25 tỷ won từ quỹ đầu tư của công ty rồi chuyển vào tài khoản cá nhân của các thành viên trong gia đình ông, chưa kể ông còn liên quan tới một vụ gian lận kế toán có quy mô lên tới 950 tỷ won khác.
Chưa kể tháng trước, viện kiểm sát đã kiểm tra nhà riêng cùng văn phòng của ông ở Keangnam, và cho biết họ đã lấy được lời khai của ông Han – Phó chủ tịch công ty cho rằng ông Sung đã chỉ đạo lập quỹ đen thông qua các công ty con của tập đoàn Keangnam.
Dựa vào đó, các công tố viên Seoul đã nhanh chóng tiến hành các thủ tục điều tra và theo kế hoạch của cảnh sát, ông Sung sẽ được triệu tập đến để tòa án quyết định có bắt giữ ông hay không theo đề nghị của các công tố viên.
Trước nguy cơ bị tạm giữ, ngay ngày 8/4, ông Sung đã tổ chức ngay một buổi họp báo để bác bỏ mọi cáo buộc chống lại mình. Tờ Korea Times ghi lại lời ông phát biểu: "Nếu nói biển thủ tiền thì không đúng bởi chúng tôi phải sử dụng quỹ công ty trước rồi mới nhận thanh toán từ Chính phủ sau. Vì vậy cáo buộc về những khoản chi dùng trước khi nhận thanh toán là điều không có ý nghĩa".
Trước những lời bác bỏ thẳng thắn đó, người ta vẫn cứ bán tín bán nghi về sự trong sạch của ông Sung. Thế nhưng tất cả đều không ngờ rằng chỉ ngay ngày hôm sau, thi thể của ông đã được tìm thấy trên ngọn núi Bukhan, phía nam thủ đô Seoul.
Theo kết luận điều tra ban đầu, ông Sung Wan-jong đã tự sát. Cái chết của ông đã khiến cho dư luận xứ Hàn rúng động cùng với bản di thư xuất hiện tám cái tên của tám vị chính khách đã từng nhận tiền hối lộ của ông. Trong số này, có hai chính khách ít ai dám nghĩ tới đó là Thủ tướng Hàn Quốc, ông Lee Wan-koo và đương kim Chánh văn phòng Tổng thống, ông Lee Byung-kee.
Tuy nhiên nội dung đoạn phỏng vấn giữa cố Chủ tịch Sung Wan-jong với phóng viên báo Kyunghyang được công bố tối ngày 15/4 lại cho biết việc ông Sung và Keangnam bị đưa vào tầm ngắm là do đương kim Thủ tướng Lee Wan-koo giật dây.
Ông Sung nói lý do có thể là do ông có quan hệ thân thiết với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon - ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc và có thể giành quyền lực chính trị của ông Lee Wan-koo. Cố Chủ tịch Sung Wan-jong cũng nói Thủ tướng Lee Wan-koo là một người nhiều tham vọng và hay lợi dụng người khác.
Trước những nghi vấn nhận hối lộ, Thủ tướng Lee Wan-koo cũng đã tuyên bố sẽ từ chức nếu nhận tiền của ông Sung và thậm chí sẵn sàng tìm đến cái chết nếu như các nhà điều tra đưa ra được chứng cứ về việc này. Tuy nhiên nếu có ít nhất 1/3 số nghị sỹ đồng ý thì Quốc hội Hàn Quốc có thể đề nghị xem xét luận tội ông và kết quả sẽ được chuyển tới Toà án Hiến pháp nếu một nửa trong tổng số 294 nghị sỹ bỏ phiếu thuận.
Thông tin mới nhất khác còn cho biết, bên công tố đã thu thập được các đầu mối khác chỉ ra việc Keangnam Enterprises của cựu chủ tịch Sung Won-jong đã hối lộ cho ít nhất 20 người có liên quan tới hội đồng lập pháp của Hàn Quốc. Ngoài ra ông Sung còn tặng quà cho 556 chính trị gia, quan chức chính phủ, các doanh nhân và các nhà báo vào các ngày lễ như Seollal hay Chuseok kể từ năm 2007.
Nhóm điều tra đặc biệt cho biết đã đột kích vào trụ sở chính của Keangnam, nơi làm việc và nhà của 11 trợ lý của cựu Chủ tịch Sung trong đêm ngày 15/4 và đã tìm thấy dữ liệu máy tính về các khoản thanh toán của tập đoàn này trước năm 2013. Tất nhiên các dữ liệu này đã bị xóa trước đó nhưng các nhà điều tra vẫn có thể phục hồi lại chúng.
Các công tố viên cũng đã tìm kiếm một cuốn nhật ký, máy tính xách tay hoặc và một số bản ghi âm cuộc gặp gỡ giữa ông Sung với các chính trị gia. Đây có thể sẽ là manh mối hữu ích giúp cho việc điều tra về tám nhân vật trong bản di thư oan nghiệt của ông.
Dậu đổ bìm leo
Cái chết của ông Sung Wan-jong được cho rằng sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc điều tra quỹ đen của Keangnam cũng như việc lật tẩy những chính khách đã ăn tiền hối lộ của tập đoàn này.
Nhưng ngày 11/4, cơ quan công tố Hàn Quốc đã quyết định thành lập nhóm điều tra đặc biệt để tìm hiểu về 8 chính trị gia trong bản di thư của cựu chủ tịch Sung.
Những động thái này cho thấy các nhà điều tra vẫn đang cố gắng đẩy nhanh tiến trình để có thể làm sáng tỏ vụ bê bối tham nhũng này đến cùng.
"Dậu đổ bìm leo", như một hệ quả từ việc Keangnam dính vào bê bối cùng cái chết của ông chủ tịch, tập đoàn này đứng trước nguy cơ đổ vỡ lớn nhất chưa từng có.
Theo tin tức trên tờ Korea Times, ngày 14/4, cổ phiếu của Keangnam rơi về mức 113 won và cho tới ngày 15/4, cái tên Keangnam Enterprise đã bị gỡ bỏ hoàn toàn giá niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo Korea Exchange, cơ quan điều hành sàn chứng khoán của Hàn Quốc cho biết họ sẽ hủy niêm yết Keangnam sao cho phù hợp với các quy định chứng khoán bởi vốn chủ sở hữu của tập đoàn này đã "bốc hơi" do việc làm ăn thua lỗ.
Theo thông tin trên Korea Times, hàng loạt các dự án của Keangnam ở trong và ngoài nước đều đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ, đặc biệt là các dự án lớn ở 4 quốc gia Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria. Trong đó tại Việt Nam là dự án xử lý nước thải trị tại Việt Trì trị giá 29,1 tỷ won và "Keells City" tại Colombo, Sri Lanka trị giá 134,8 tỷ won.
Chưa kể Keangnam có thể sẽ phải bồi thường 110 tỷ won cho một hãng xây dựng của châu Phi trong dự án Dynatec Madagascar do đã trì hoãn quá lâu việc xây dựng nhà máy điện tại đây.
Đại diện của các "chủ nợ" chính của Keangnam gồm ngân hàng Korea Eximbank, ngân hàng Shinhan Bank và Tập đoàn Bảo hiểm Thương mại Hàn Quốc cho biết, đến giờ họ cũng chưa biết phải làm thế nào để xử lý những dự án này của Keangnam, thậm chí nếu không còn cách nào khác thì Keangnam buộc lòng sẽ phải bị "thanh lý".
Huyền Trân
Hàn Quốc đang dốc hết lực để đẩy nhanh tiến trình điều tra hoạt động lập quỹ đen trái phép, hối lộ và tham nhũng tại đất nước này dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Lee Myung-bak. Đã có hàng loạt những tập đoàn lớn của Hàn Quốc bị đưa vào tầm ngắm, trong đó có tập đoàn Keangnam Enterprises.
Được thành lập tại Daegu vào năm 1951, Keangnam Enterprises đã phát triển thành một trong 20 công ty xây dựng hàng đầu của Hàn Quốc và là công ty xây dựng Hàn Quốc đầu tiên tiến ra thị trường nước ngoài, giành được một hợp đồng 'khủng' với Thái Lan vào năm 1965.
Công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh ở nước ngoài, di chuyển vào Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia trong năm những năm 1970.
Trụ sở của Keangnam Enterprises |
Chỉ cho tới năm 2004, Keangnam mới có thể tiếp tục mở rộng kinh doanh sau khi về tay ông Sung Wan-jong - một nhân vật huyền thoại trong ngành công nghiệp xây dựng thời bấy giờ. Ông Sung trước đây đã không thể hoàn thành bậc giáo dục tiểu học vì nhà quá nghèo.
Ông đã đi lên từ hai bàn tay trắng bằng cách mua lại một công ty 2 triệu won tại Seosan, tỉnh Nam Chungcheong để rồi phát triển nó thành một công ty lớn mạnh hàng đầu trong khu vực. Sau đó ông đã mua lại "con tàu" Keangnam và lái nó đi tới nhiều thành công lớn, mở rộng doanh thu hàng năm lên đến hơn 2 nghìn tỷ won.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính khiến hầu hết các tập đoàn xây dựng Hàn Quốc lao đao, quyết định tham gia vào “chính sách năng lượng” của cựu tổng thống Lee Myung-bak thành ra đã trở thành một đòn chí tử giáng xuống đầu Keangnam. Hàng loạt chi nhánh phát triển năng lượng ở nước ngoài làm ăn thua lỗ, gây thâm hụt lớn cho công ty.
Năm 2013, thua lỗ toàn công ty lên tới 310,9 tỷ won và năm 2014 là 408,4 tỷ won. Cổ phiếu của Keangnam cao nhất ở mức 225.000 won trong năm 1994 nhưng đã tụt dốc không phanh sau đó và chỉ còn ở quanh mức 4.800 won vào cuối năm 2014.
Những cái chết được báo trước
Tờ Korea Times cho biết, theo cáo buộc của Viện Kiểm soát về việc lập quỹ đen trái phép của Keangnam, tập đoàn này đã làm giả mọi số liệu trong báo cáo tài chính để được vay nợ 80 tỷ won (tương đương 74 triệu USD) từ Chính phủ và các tổ chức tư nhân khác trong suốt quãng thời gian từ năm 2006 đến 2013.
Riêng Chủ tịch Sung Wan-jong còn bị cáo buộc đã biển thủ khoảng 25 tỷ won từ quỹ đầu tư của công ty rồi chuyển vào tài khoản cá nhân của các thành viên trong gia đình ông, chưa kể ông còn liên quan tới một vụ gian lận kế toán có quy mô lên tới 950 tỷ won khác.
Chủ tịch Sung Wan-jong |
Dựa vào đó, các công tố viên Seoul đã nhanh chóng tiến hành các thủ tục điều tra và theo kế hoạch của cảnh sát, ông Sung sẽ được triệu tập đến để tòa án quyết định có bắt giữ ông hay không theo đề nghị của các công tố viên.
Trước nguy cơ bị tạm giữ, ngay ngày 8/4, ông Sung đã tổ chức ngay một buổi họp báo để bác bỏ mọi cáo buộc chống lại mình. Tờ Korea Times ghi lại lời ông phát biểu: "Nếu nói biển thủ tiền thì không đúng bởi chúng tôi phải sử dụng quỹ công ty trước rồi mới nhận thanh toán từ Chính phủ sau. Vì vậy cáo buộc về những khoản chi dùng trước khi nhận thanh toán là điều không có ý nghĩa".
Trước những lời bác bỏ thẳng thắn đó, người ta vẫn cứ bán tín bán nghi về sự trong sạch của ông Sung. Thế nhưng tất cả đều không ngờ rằng chỉ ngay ngày hôm sau, thi thể của ông đã được tìm thấy trên ngọn núi Bukhan, phía nam thủ đô Seoul.
Thi thể của Chủ tịch Sung Wan-jong được tìm thấy trên ngọn núi Bukhan, phía nam thủ đô Seoul |
Tuy nhiên nội dung đoạn phỏng vấn giữa cố Chủ tịch Sung Wan-jong với phóng viên báo Kyunghyang được công bố tối ngày 15/4 lại cho biết việc ông Sung và Keangnam bị đưa vào tầm ngắm là do đương kim Thủ tướng Lee Wan-koo giật dây.
Ông Sung nói lý do có thể là do ông có quan hệ thân thiết với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon - ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc và có thể giành quyền lực chính trị của ông Lee Wan-koo. Cố Chủ tịch Sung Wan-jong cũng nói Thủ tướng Lee Wan-koo là một người nhiều tham vọng và hay lợi dụng người khác.
Trước những nghi vấn nhận hối lộ, Thủ tướng Lee Wan-koo cũng đã tuyên bố sẽ từ chức nếu nhận tiền của ông Sung và thậm chí sẵn sàng tìm đến cái chết nếu như các nhà điều tra đưa ra được chứng cứ về việc này. Tuy nhiên nếu có ít nhất 1/3 số nghị sỹ đồng ý thì Quốc hội Hàn Quốc có thể đề nghị xem xét luận tội ông và kết quả sẽ được chuyển tới Toà án Hiến pháp nếu một nửa trong tổng số 294 nghị sỹ bỏ phiếu thuận.
Thông tin mới nhất khác còn cho biết, bên công tố đã thu thập được các đầu mối khác chỉ ra việc Keangnam Enterprises của cựu chủ tịch Sung Won-jong đã hối lộ cho ít nhất 20 người có liên quan tới hội đồng lập pháp của Hàn Quốc. Ngoài ra ông Sung còn tặng quà cho 556 chính trị gia, quan chức chính phủ, các doanh nhân và các nhà báo vào các ngày lễ như Seollal hay Chuseok kể từ năm 2007.
Nhóm điều tra đặc biệt cho biết đã đột kích vào trụ sở chính của Keangnam, nơi làm việc và nhà của 11 trợ lý của cựu Chủ tịch Sung trong đêm ngày 15/4 và đã tìm thấy dữ liệu máy tính về các khoản thanh toán của tập đoàn này trước năm 2013. Tất nhiên các dữ liệu này đã bị xóa trước đó nhưng các nhà điều tra vẫn có thể phục hồi lại chúng.
Các công tố viên cũng đã tìm kiếm một cuốn nhật ký, máy tính xách tay hoặc và một số bản ghi âm cuộc gặp gỡ giữa ông Sung với các chính trị gia. Đây có thể sẽ là manh mối hữu ích giúp cho việc điều tra về tám nhân vật trong bản di thư oan nghiệt của ông.
Dậu đổ bìm leo
Cái chết của ông Sung Wan-jong được cho rằng sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc điều tra quỹ đen của Keangnam cũng như việc lật tẩy những chính khách đã ăn tiền hối lộ của tập đoàn này.
Nhưng ngày 11/4, cơ quan công tố Hàn Quốc đã quyết định thành lập nhóm điều tra đặc biệt để tìm hiểu về 8 chính trị gia trong bản di thư của cựu chủ tịch Sung.
Những động thái này cho thấy các nhà điều tra vẫn đang cố gắng đẩy nhanh tiến trình để có thể làm sáng tỏ vụ bê bối tham nhũng này đến cùng.
"Dậu đổ bìm leo", như một hệ quả từ việc Keangnam dính vào bê bối cùng cái chết của ông chủ tịch, tập đoàn này đứng trước nguy cơ đổ vỡ lớn nhất chưa từng có.
Theo tin tức trên tờ Korea Times, ngày 14/4, cổ phiếu của Keangnam rơi về mức 113 won và cho tới ngày 15/4, cái tên Keangnam Enterprise đã bị gỡ bỏ hoàn toàn giá niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo Korea Exchange, cơ quan điều hành sàn chứng khoán của Hàn Quốc cho biết họ sẽ hủy niêm yết Keangnam sao cho phù hợp với các quy định chứng khoán bởi vốn chủ sở hữu của tập đoàn này đã "bốc hơi" do việc làm ăn thua lỗ.
Theo thông tin trên Korea Times, hàng loạt các dự án của Keangnam ở trong và ngoài nước đều đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ, đặc biệt là các dự án lớn ở 4 quốc gia Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria. Trong đó tại Việt Nam là dự án xử lý nước thải trị tại Việt Trì trị giá 29,1 tỷ won và "Keells City" tại Colombo, Sri Lanka trị giá 134,8 tỷ won.
Chưa kể Keangnam có thể sẽ phải bồi thường 110 tỷ won cho một hãng xây dựng của châu Phi trong dự án Dynatec Madagascar do đã trì hoãn quá lâu việc xây dựng nhà máy điện tại đây.
Đại diện của các "chủ nợ" chính của Keangnam gồm ngân hàng Korea Eximbank, ngân hàng Shinhan Bank và Tập đoàn Bảo hiểm Thương mại Hàn Quốc cho biết, đến giờ họ cũng chưa biết phải làm thế nào để xử lý những dự án này của Keangnam, thậm chí nếu không còn cách nào khác thì Keangnam buộc lòng sẽ phải bị "thanh lý".
Huyền Trân
Bình luận