Do giáo viên ở địa phương nhiều, nên UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định tổ chức xét tuyển đặc cách các giáo viên hợp đồng qua việc sát hạch hai vòng. Trong đó, vòng 1 là kiểm tra hồ sơ và vòng 2 là việc thực hành, kiểm tra chất lượng dạy học...
"Đắk Lắk cũng sẽ triển khai việc xét tuyển đặc cách theo đúng tinh thần của Bộ Nội vụ nhưng phải làm thêm bước sát hạch”, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk nói.
Nói thêm về vấn đề này, ông Hoàng Mạnh Hùng - Phó giám đốc Sở Nội vụ Đắk Lắk cho biết, việc thành lập hội đồng tuyển dụng sẽ hạn chế tình trạng tiêu cực trong tuyển dụng các giáo viên được đặc cách.
Quyết định trên của Đắk Lắk khiến nhiều giáo viên trong diện đặc cách ở địa phương này lo lắng. Bởi theo họ, việc thi sát hạch sẽ có người đậu người trượt, không đúng với chủ trương của Bộ Nội vụ là xem xét tạo điều kiện tuyển đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động (HĐLĐ) và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2015 về trước.
Giáo viên N.T.L (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) được ký hợp đồng từ tháng 4/2013 và nằm trong chỉ tiêu biên chế. Nhiều năm tiếp theo, chị được nhà trường ký hợp đồng nhưng mức thu nhập không như chị mong muốn.
"Tôi yêu nghề và chấp nhận làm việc đến giờ. Khi có chủ trương của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách, tôi rất vui mừng, nhưng tỉnh Đắk Lắk lại xây dựng phương án xét tuyển đặc cách theo dạng sát hạch 2 vòng khiến tôi và các đồng nghiệp rất lo", chị L. nói.
Theo một giáo việc khác, việc tuyển dụng sát hạch ở Đắk Lắk được tổ chức 2 vòng là làm khác chủ trương của Bộ Nội vụ. Kỳ thi như vậy nếu không làm chặt chẽ sẽ phát sinh ra tiêu cực; ảnh hưởng đến tâm lý của các giáo viên…
Tỉnh Đắk Nông có văn bản gửi các đơn vị liên quan triển khai rà soát, lập danh sách những đối tượng theo đúng tinh thần mà Bộ Nội vụ đưa ra để tổng hợp, xem xét với các trường hợp tuyển dụng đặc cách (trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức).
Tháng 4/2020, tỉnh cũng ban hành kế hoạch triển khai theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, thay vì tuyển đặc cách thẳng các đối tượng, tỉnh Đắk Lắk lại giao các địa phương vận dụng thủ tục trình tự xét tuyển viên chức để xây dựng phương án xét tuyển đặc cách theo 2 vòng, và tổ chức tuyển dụng sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Mới đây, Bộ Nội vụ có văn bản về việc tuyển dụng đặc cách giáo viên đã có hợp đồng lao động (HĐLĐ) và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2015 trở về trước trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, có trình độ, phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Theo đó, giáo viên được đặc cách phải đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, có thời gian ký HĐLĐ có đóng BHXH bắt buộc theo quy định, làm việc giảng dạy trên các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31/12/2015.
Video: Đề xuất thi tuyển công chức viên chức bằng phỏng vấn và trắc nghiệm
Bình luận