(VTC News) – Bóng bàn Việt Nam ngày nay chìm trong "ao làng" Đông Nam Á làm thất vọng các bậc tiền nhân – những người hơn nửa thế kỷ trước, đã tạo nên những trận đấu kinh thiên động địa.
Một huyền thoại ít biết
Tìm kiếm trên Google với từ khóa Mai Văn Hòa – VĐV bóng bàn Việt Nam, wikipedia chỉ có vài dòng ngắn ngủi về Mai Văn Hòa như thế này:
“Mai Văn Hòa (1926-1971) là một vận động viên bóng bàn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam (trước 1975). Ông là một Việt kiều Campuchia hồi hương vào năm 1947, ông nổi tiếng với cách đánh phòng thủ, và đã được làng bóng bàn thế giới đặt biệt hiệu "Vạn Lý Trường Thành".
Thành tích: Huy chương vàng đơn nam châu Á năm 1953 và 1954; Huy chương vàng đồng đội ASIAD 1958 tại Nhật Bản (ông Đinh Văn Ngọc làm trưởng đoàn, ông Chu Văn Sáng làm huấn luyện viên, cùng năm tay vợt là Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu, Lê Văn Tiết và Nguyễn Kim Hằng). Được Liên đoàn bóng bàn thế giới xếp hạng 12 năm 1959.
Hậu nhân: Mai Hoàng Mỹ Trang, Mai Xuân Hằng (gọi Mai Văn Hòa là ông cậu) là hai tay vợt nữ bóng bàn hàng đầu Việt Nam (năm 2010).” – Hết!
Thực ra, sau này đã có vài người viết lại cuộc đời Mai Văn Hòa nhưng đa phần tập trung vào quãng thời gian cuối thập niên 1950 và thành tích giành HCV đồng đội môn bóng bàn tại ASIAD 1958. Còn lại rất ít người biết rằng, cuối năm 1952 (có tài liệu ghi đầu năm 1953), Mai Văn Hòa đã đi vào huyền thoại của bóng bàn Việt Nam và thế giới khi lập nên cú đúp HCV tại giải châu Á lần đầu tiên trong cả nội dung đôi nam lẫn đơn nam được tổ chức ở Nhật Bản.
Tưởng ở nhà vì bị ghét
Theo một tài liệu đáng tin, ông Mai Văn Hòa chính xác sinh năm 1927 ở Nam Định – một cái nôi của bóng bàn đất Bắc những năm 1950. Thời kỳ đó, bóng bàn nở rộ ở Việt Nam, nhiều học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên hăng hái tập luyện.
Trong cuốn “Trọn vẹn tình yêu thể thao” xuất bản năm 1996, tác giả Phạm Hồng Kiên viết về huyền thoại bóng bàn Mai Văn Hòa có ghi:
“Mai Văn Hòa sớm bộc lộ năng khiến bóng bàn để rồi trở thành một tài năng thực sự. Từ niềm say mê, ông tìm phương pháp tập luyện phù hợp, lại biết rút ra những cách đánh tốt nhất để giành thắng lợi trước mọi đối thủ có tầm cỡ.
Mai Văn Hòa cùng với anh ruột của mình là Mai Văn Chất (người sau này sang Mỹ sống và đoạt chức vô địch bóng bàn “lão tướng” thế giới năm 1992) đã trở thành những danh thủ “bất khả chiến bại” của thành phố Nam Định vào cuối những năm 1940.
Sinh ra trong một gia đình trí thức, Mai Văn Hòa đã sớm đến với môn bóng bàn. Năm 17 tuổi, ông vào Sài Gòn làm ăn sinh sống, vừa làm việc, vừa tập luyện. Thời gian này, tiếng tăm của ông đã được nhiều người trong làng thể thao biết đến, nhưng người ta chỉ coi ông là một tay vợt nghiệp dư.
Năm 1949, ông mới được Hội bóng bàn Pháp mời sang Paris thi đấu giao hữu. Tiếp đó, ông thi đấu ở Thụy Sĩ, Tiệp Khắc… Hơn 6 tháng ở các nước châu Âu, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thi đấu. Về nước, ông tiếp tục thi đấu và tập luyện ở các câu lạc bộ thể thao”.
Sự nghiệp của Mai Văn Hòa đến trước 1949 chỉ có vậy. Và bước ngoặt trong nghiệp thực sự đến với tay vợt người Nam Định khi Nhật Bản tổ chức giải bóng bàn châu Á lần thứ nhất, đồng thời có lời mời đến các VĐV của Việt Nam.
Tuy nhiên, để sang được xứ mặt trời mọc với Mai Văn Hòa là một cuộc đấu tranh không chỉ của riêng ông mà của cả những người mến mộ ông. Tác giả Phạm Hồng Kiên viết: “Hồi ấy, trong chính phủ Bảo Đại, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao là Vũ Hồng Khanh, vì không ưa Mai Văn Hòa, đã gạt ông ra khỏi danh sách đội tuyển. Chỉ cử 3 tay vợt là Trần Văn Liễu, Nguyễn Kim Hằng và Trần Văn Đức (hay còn gọi là Trần Cảnh Được) đi dự giải.
Trước sự lựa chọn không công tâm của Bộ Thanh niên và Thể thao, những người hâm mộ, nhất là trong làng thể thao, rất bất bình. Họ phản đối chính quyền và đề nghị phải thi tuyển thật công bằng để lựa chọn vận động viên.
Bị dư luận phản đối, Bộ Thanh niên và Thể thao đã phải tổ chức thi tuyển, kết quả Mai Văn Hòa đứng đầu bảng. Thế là ông cùng với Trần Văn Đức và Nguyễn Kim Hằng chính thức được sang Nhật.
Vay tiền đi đấu và lập kỳ tích
Vượt qua sự ganh ghét đố kỵ bằng tài năng thực thụ song Mai Văn Hòa phải đối mặt với sự khó khăn của tiền bạc nếu quyết tâm đi Nhật.
Theo quy định, chính quyền Bảo Đại chỉ lo tiền tầu xe, còn các khoản chi phí khác, Mai Văn Hòa sẽ phải tự lo. Nghĩ đến khoản kinh phí phải bỏ ra, có lúc Mai Văn Hòa đã chùn bước, định bỏ cuộc. Rất may bạn bè và những người hâm mộ ông lúc đó đã động viên, ủng hộ ông rất nhiều, cuối cùng ông quyết định đi vay mượn khắp nơi để lấy tiền lên đường thi đấu.
Tại Nhật Bản, dự giải có gần 100 vận động viên của hơn 20 nước, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam… trong đó Nhật Bản là cường quốc về bóng bàn và là quê hương của danh thủ Oguimura – đương kim vô địch thế giới đơn nam lúc bấy giờ.
Cũng vì vậy, khi đến Nhật phần đông vận động viên của các nước có chung tâm lý tới thi đấu học hỏi là chính. Nếu có đạt giải thì cũng đạt giải thấp chứ không ai dám mơ tưởng tới chức vô địch.
Nhưng các tay vợt Việt Nam thì khác, họ đã xung trận với ý chí tiến công, lòng tự hào dân tộc, tự trọng quốc thể. Mai Văn Hòa cùng Trần Văn Đức bước vào cuộc đấu ở nội dung đôi nam. Bộ đôi này thắng như chẻ tre trước các tay vợt của Thái Lan, Triều Tiên để tiến thẳng vào trận chung kết và đoạt chức vô địch trước sự ngỡ ngàng của những người hâm mộ bóng bàn nước chủ nhà.
Đó là tấm HCV đầu tiên ở đấu trường châu lục của bóng bàn Việt Nam. Thế nhưng những gì mà Mai Văn Hòa và đồng đội làm được chưa dừng lại ở đó. Tất cả mới chỉ là bước đệm để tạo ra một Mai Văn Hòa chỉ vài ngày sau đã khiến đương kim vô địch thế giới suýt đập đầu vào bàn đấu tự tử ở nội dung đánh đơn.
* Còn nữa...
Kỳ 2: Trận đấu chấn động khiến đối thủ định tự tử
Hà Thành(Bài viết có sự dụng nguồn của tác giả Phạm Hồng Kiên)
Một huyền thoại ít biết
Tìm kiếm trên Google với từ khóa Mai Văn Hòa – VĐV bóng bàn Việt Nam, wikipedia chỉ có vài dòng ngắn ngủi về Mai Văn Hòa như thế này:
“Mai Văn Hòa (1926-1971) là một vận động viên bóng bàn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam (trước 1975). Ông là một Việt kiều Campuchia hồi hương vào năm 1947, ông nổi tiếng với cách đánh phòng thủ, và đã được làng bóng bàn thế giới đặt biệt hiệu "Vạn Lý Trường Thành".
Thành tích: Huy chương vàng đơn nam châu Á năm 1953 và 1954; Huy chương vàng đồng đội ASIAD 1958 tại Nhật Bản (ông Đinh Văn Ngọc làm trưởng đoàn, ông Chu Văn Sáng làm huấn luyện viên, cùng năm tay vợt là Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu, Lê Văn Tiết và Nguyễn Kim Hằng). Được Liên đoàn bóng bàn thế giới xếp hạng 12 năm 1959.
Hậu nhân: Mai Hoàng Mỹ Trang, Mai Xuân Hằng (gọi Mai Văn Hòa là ông cậu) là hai tay vợt nữ bóng bàn hàng đầu Việt Nam (năm 2010).” – Hết!
Thực ra, sau này đã có vài người viết lại cuộc đời Mai Văn Hòa nhưng đa phần tập trung vào quãng thời gian cuối thập niên 1950 và thành tích giành HCV đồng đội môn bóng bàn tại ASIAD 1958. Còn lại rất ít người biết rằng, cuối năm 1952 (có tài liệu ghi đầu năm 1953), Mai Văn Hòa đã đi vào huyền thoại của bóng bàn Việt Nam và thế giới khi lập nên cú đúp HCV tại giải châu Á lần đầu tiên trong cả nội dung đôi nam lẫn đơn nam được tổ chức ở Nhật Bản.
Các tay vợt Được, Liễu, Hòa và Tiết (từ trái sang) tại Tokyo 1958 - Ảnh tư liệu |
Tưởng ở nhà vì bị ghét
Theo một tài liệu đáng tin, ông Mai Văn Hòa chính xác sinh năm 1927 ở Nam Định – một cái nôi của bóng bàn đất Bắc những năm 1950. Thời kỳ đó, bóng bàn nở rộ ở Việt Nam, nhiều học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên hăng hái tập luyện.
Trong cuốn “Trọn vẹn tình yêu thể thao” xuất bản năm 1996, tác giả Phạm Hồng Kiên viết về huyền thoại bóng bàn Mai Văn Hòa có ghi:
“Mai Văn Hòa sớm bộc lộ năng khiến bóng bàn để rồi trở thành một tài năng thực sự. Từ niềm say mê, ông tìm phương pháp tập luyện phù hợp, lại biết rút ra những cách đánh tốt nhất để giành thắng lợi trước mọi đối thủ có tầm cỡ.
Mai Văn Hòa cùng với anh ruột của mình là Mai Văn Chất (người sau này sang Mỹ sống và đoạt chức vô địch bóng bàn “lão tướng” thế giới năm 1992) đã trở thành những danh thủ “bất khả chiến bại” của thành phố Nam Định vào cuối những năm 1940.
Sinh ra trong một gia đình trí thức, Mai Văn Hòa đã sớm đến với môn bóng bàn. Năm 17 tuổi, ông vào Sài Gòn làm ăn sinh sống, vừa làm việc, vừa tập luyện. Thời gian này, tiếng tăm của ông đã được nhiều người trong làng thể thao biết đến, nhưng người ta chỉ coi ông là một tay vợt nghiệp dư.
Năm 1949, ông mới được Hội bóng bàn Pháp mời sang Paris thi đấu giao hữu. Tiếp đó, ông thi đấu ở Thụy Sĩ, Tiệp Khắc… Hơn 6 tháng ở các nước châu Âu, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thi đấu. Về nước, ông tiếp tục thi đấu và tập luyện ở các câu lạc bộ thể thao”.
Sự nghiệp của Mai Văn Hòa đến trước 1949 chỉ có vậy. Và bước ngoặt trong nghiệp thực sự đến với tay vợt người Nam Định khi Nhật Bản tổ chức giải bóng bàn châu Á lần thứ nhất, đồng thời có lời mời đến các VĐV của Việt Nam.
Tuy nhiên, để sang được xứ mặt trời mọc với Mai Văn Hòa là một cuộc đấu tranh không chỉ của riêng ông mà của cả những người mến mộ ông. Tác giả Phạm Hồng Kiên viết: “Hồi ấy, trong chính phủ Bảo Đại, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao là Vũ Hồng Khanh, vì không ưa Mai Văn Hòa, đã gạt ông ra khỏi danh sách đội tuyển. Chỉ cử 3 tay vợt là Trần Văn Liễu, Nguyễn Kim Hằng và Trần Văn Đức (hay còn gọi là Trần Cảnh Được) đi dự giải.
Trước sự lựa chọn không công tâm của Bộ Thanh niên và Thể thao, những người hâm mộ, nhất là trong làng thể thao, rất bất bình. Họ phản đối chính quyền và đề nghị phải thi tuyển thật công bằng để lựa chọn vận động viên.
Bị dư luận phản đối, Bộ Thanh niên và Thể thao đã phải tổ chức thi tuyển, kết quả Mai Văn Hòa đứng đầu bảng. Thế là ông cùng với Trần Văn Đức và Nguyễn Kim Hằng chính thức được sang Nhật.
Vay tiền đi đấu và lập kỳ tích
Vượt qua sự ganh ghét đố kỵ bằng tài năng thực thụ song Mai Văn Hòa phải đối mặt với sự khó khăn của tiền bạc nếu quyết tâm đi Nhật.
Theo quy định, chính quyền Bảo Đại chỉ lo tiền tầu xe, còn các khoản chi phí khác, Mai Văn Hòa sẽ phải tự lo. Nghĩ đến khoản kinh phí phải bỏ ra, có lúc Mai Văn Hòa đã chùn bước, định bỏ cuộc. Rất may bạn bè và những người hâm mộ ông lúc đó đã động viên, ủng hộ ông rất nhiều, cuối cùng ông quyết định đi vay mượn khắp nơi để lấy tiền lên đường thi đấu.
Tại Nhật Bản, dự giải có gần 100 vận động viên của hơn 20 nước, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam… trong đó Nhật Bản là cường quốc về bóng bàn và là quê hương của danh thủ Oguimura – đương kim vô địch thế giới đơn nam lúc bấy giờ.
Cũng vì vậy, khi đến Nhật phần đông vận động viên của các nước có chung tâm lý tới thi đấu học hỏi là chính. Nếu có đạt giải thì cũng đạt giải thấp chứ không ai dám mơ tưởng tới chức vô địch.
Nhưng các tay vợt Việt Nam thì khác, họ đã xung trận với ý chí tiến công, lòng tự hào dân tộc, tự trọng quốc thể. Mai Văn Hòa cùng Trần Văn Đức bước vào cuộc đấu ở nội dung đôi nam. Bộ đôi này thắng như chẻ tre trước các tay vợt của Thái Lan, Triều Tiên để tiến thẳng vào trận chung kết và đoạt chức vô địch trước sự ngỡ ngàng của những người hâm mộ bóng bàn nước chủ nhà.
Đó là tấm HCV đầu tiên ở đấu trường châu lục của bóng bàn Việt Nam. Thế nhưng những gì mà Mai Văn Hòa và đồng đội làm được chưa dừng lại ở đó. Tất cả mới chỉ là bước đệm để tạo ra một Mai Văn Hòa chỉ vài ngày sau đã khiến đương kim vô địch thế giới suýt đập đầu vào bàn đấu tự tử ở nội dung đánh đơn.
* Còn nữa...
Kỳ 2: Trận đấu chấn động khiến đối thủ định tự tử
Hà Thành(Bài viết có sự dụng nguồn của tác giả Phạm Hồng Kiên)
Bình luận