(VTC News) – Hẳn mọi người đang thắc mắc tại sao bóng đá lại liên quan đến rắn. Thảng hoặc lại có người nghĩ, bài viết này được viết ra để nói về người tuổi Rắn nhân dịp năm Rắn?
Trước hết tại sao lại là “Ba”? Thế Anh sinh năm 1950. Bố Anh, bác Thìn (tức Thìn A) vốn là cầu thủ có tiếng trước đây. Bác cũng có mặt trong đội tuyển miền Bắc sang Campuchia thi đấu hữu nghị (1957) với chân tiền vệ và tấm áo số 5. Trên Thế Anh còn hai anh, do đó thứ bậc của Anh là ba.
Lúc bé, Anh mang tên là Công nhưng người anh cả (Hùng), người thường bế ẵm Anh khi còn nhỏ, đã không may mất sớm năm lên 13 tuổi. Và do đó, cậu bé Công được gia đình coi như một sự “thế anh” và mang luôn cái tên này.
Còn “Đẻn”? Câu trả lời có thể tìm thấy ngay trên nước da ngăm đen của Anh. Mọi giả thiết khác đều không có căn cứ. Chính mẹ anh vẫn thường gọi yêu con là thằng “Đen”. Và cách gọi chệch đi theo biến âm của tiếng Việt khiến biệt danh này càng có cái gì vừa ngang tàng vừa nghịch ngợm, pha chút “bụi”…”
Một giả thiết thú vị
Nhà báo Nguyễn Lưu có lần chia sẻ với tôi rằng, riêng quan điểm ông không đồng tình chữ “Đẻn” trong biệt danh “Ba Đẻn” của Thế Anh hàm ý chỉ màu da ngăm đen. Ông nói, ông có nhiều năm qua lại với gia đình bác Thìn A, cả nhà bác ấy từ bác Thìn A đến cậu Hùng, cậu Thế Anh, cậu Cao Cường đều có nước da trắng. Thế Anh có sạm đen một chút thì vẫn là nước da một đứa trẻ thành phố, so với trẻ nông thôn còn trắng gấp vạn. Vì thế chữ “Đẻn” mang tầng nghĩa khác.
Thế giới túc cầu có nhiều cách đặt biệt danh. Khi thì biệt danh gắn liền với vóc dáng hình thể, tính nết đặc thù của một con người ngoài đời. Ví như “gã mặt sẹo” Ribery, “gã thư sinh” Iniesta, “sếu vườn” Peter Crouch, “kẻ hờn dỗi” Anelka, “cậu bé hư” Balotelli…
Khi thì gắn liền với một phong danh, cấp vị. Ví như “Vua bóng đá” Pele, “Thánh” Diago Maradona, “Hoàng đế” Beckenbauer, “Hoàng tử” Platini, “King Eric” (Eric Cantona), “Hoàng tử thành Rome” Totti…
Cũng có khi đặt theo lối truyền nhân của một huyền thoại. Ví như Messi là “tiểu Maradona”, Nani là “tiểu Ronaldo”… Và đặc biệt phổ biến là đặt biệt danh dựa trên lối chơi bóng có một điểm gì đó mang đặc tính của vạn vật, con vật. Ví như Roberto Carlos là “tàu siêu tốc”, Makelele là “máy quét”, Samuel là “hòn đá tảng”; Lev Yachin là “con nhện đen”; Drogba là “voi rừng”; Eto’o là “sự tử bất trị”; Pato là “chú vịt”… Và “Ba Đẻn” nằm trong lối đặt biệt danh kiểu này.
Theo trí nhớ của nhà báo Nguyễn Lưu, trên thế giới chỉ có hai người chơi bóng không mang tuổi rắn mà được ví như rắn. Ấy là “người không tuổi” đang khoác áo MU, tiền vệ Ryan Giggs.
Tất nhiên, cái biệt danh “mãng xà” của Ryan Giggs ra đời mãi về sau này. Trong khi trước đó, cầu thủ đầu tiên được so sánh với rắn chính là Đẻn – Ba Đẻn – Con rắn biển.
Ở lối đặt biệt danh này, rõ ràng điểm mạnh nhất, yếu tố quyết định một cá tính sân cỏ được đem ra so sánh, đối chiếu với đặc tính của một loài vật. Số 11 huyền thoại của đội bóng nước Anh được ví như “con mãng xà” bởi lối đi bóng vặn sườn đặc trưng hệt một con rắn trườn.
Kiểu đi bóng “trườn” của Thế Anh cũng là kiểu trườn của loài rắn, nhưng đặc thù hơn là rắn biển, tức con Đèn Đẻn theo cách gọi của dân ta (Đèn Đẻn thường nhỏ hơn các loài rắn khác, giống như Ba Đẻn nhỏ con hơn những cầu thủ khác).
Ba Đẻn có cái chân vòng kiềng mà lanh lẹ vô cùng. Ba Đẻn có đôi mắt sáng, tinh ranh và láu cá. Ba Đẻn nhỏ con và ham dắt bóng, nhưng tính độ phải chịu đòn so với ông em ruột Cao Cường (Số 10 được coi là hay nhất của bóng đá Việt Nam) khi còn chơi bóng thì Đẻn ăn đòn 1, Cường ăn đòn 10. (Đúng là Đẻn lẻn nhanh).Và Ba Đẻn có nhiều quái chiêu độc đáo vô cùng!
* Còn nữa... Đón đọc "Quái chiêu của Maradona Việt Nam"
Nhiều cổ động viên Thể Công xem anh là tiền đạo số 1 Việt Nam mọi thời đại. Thậm chí, họ còn phong anh là "Maradona của Việt Nam".
Đó là huyền thoại Thể Công, Ba Đẻn.
Trong cuốn “Ba cuộc đời một trái bóng”, nhà thơ Anh Ngọc từng giải thích rất kỹ về biệt danh “Ba Đẻn” của cựu danh thủ Thể Công và ĐT Việt Nam, Nguyễn Thế Anh như thế này:
“Khác với các cầu thủ khác, cái tên Ba Đẻn có từ rất sớm, từ lúc Thế Anh còn bé, nghĩa là từ khi cậu bắt đầu quen thuộc trong đám trẻ đá bóng ngoài phố, cùng cỡ tuổi lên mười, mười một gì đó. Tiếng tăm đã đến với Thế Anh ngay từ lúc ấy và cậu bé đã mang nó vào những sân bãi chính quy một cách thoải mái, tự tin.
Danh thủ Ba Đẻn |
Trước hết tại sao lại là “Ba”? Thế Anh sinh năm 1950. Bố Anh, bác Thìn (tức Thìn A) vốn là cầu thủ có tiếng trước đây. Bác cũng có mặt trong đội tuyển miền Bắc sang Campuchia thi đấu hữu nghị (1957) với chân tiền vệ và tấm áo số 5. Trên Thế Anh còn hai anh, do đó thứ bậc của Anh là ba.
Lúc bé, Anh mang tên là Công nhưng người anh cả (Hùng), người thường bế ẵm Anh khi còn nhỏ, đã không may mất sớm năm lên 13 tuổi. Và do đó, cậu bé Công được gia đình coi như một sự “thế anh” và mang luôn cái tên này.
Còn “Đẻn”? Câu trả lời có thể tìm thấy ngay trên nước da ngăm đen của Anh. Mọi giả thiết khác đều không có căn cứ. Chính mẹ anh vẫn thường gọi yêu con là thằng “Đen”. Và cách gọi chệch đi theo biến âm của tiếng Việt khiến biệt danh này càng có cái gì vừa ngang tàng vừa nghịch ngợm, pha chút “bụi”…”
Một giả thiết thú vị
Nhà báo Nguyễn Lưu có lần chia sẻ với tôi rằng, riêng quan điểm ông không đồng tình chữ “Đẻn” trong biệt danh “Ba Đẻn” của Thế Anh hàm ý chỉ màu da ngăm đen. Ông nói, ông có nhiều năm qua lại với gia đình bác Thìn A, cả nhà bác ấy từ bác Thìn A đến cậu Hùng, cậu Thế Anh, cậu Cao Cường đều có nước da trắng. Thế Anh có sạm đen một chút thì vẫn là nước da một đứa trẻ thành phố, so với trẻ nông thôn còn trắng gấp vạn. Vì thế chữ “Đẻn” mang tầng nghĩa khác.
Thế giới túc cầu có nhiều cách đặt biệt danh. Khi thì biệt danh gắn liền với vóc dáng hình thể, tính nết đặc thù của một con người ngoài đời. Ví như “gã mặt sẹo” Ribery, “gã thư sinh” Iniesta, “sếu vườn” Peter Crouch, “kẻ hờn dỗi” Anelka, “cậu bé hư” Balotelli…
Khi thì gắn liền với một phong danh, cấp vị. Ví như “Vua bóng đá” Pele, “Thánh” Diago Maradona, “Hoàng đế” Beckenbauer, “Hoàng tử” Platini, “King Eric” (Eric Cantona), “Hoàng tử thành Rome” Totti…
Cũng có khi đặt theo lối truyền nhân của một huyền thoại. Ví như Messi là “tiểu Maradona”, Nani là “tiểu Ronaldo”… Và đặc biệt phổ biến là đặt biệt danh dựa trên lối chơi bóng có một điểm gì đó mang đặc tính của vạn vật, con vật. Ví như Roberto Carlos là “tàu siêu tốc”, Makelele là “máy quét”, Samuel là “hòn đá tảng”; Lev Yachin là “con nhện đen”; Drogba là “voi rừng”; Eto’o là “sự tử bất trị”; Pato là “chú vịt”… Và “Ba Đẻn” nằm trong lối đặt biệt danh kiểu này.
Theo trí nhớ của nhà báo Nguyễn Lưu, trên thế giới chỉ có hai người chơi bóng không mang tuổi rắn mà được ví như rắn. Ấy là “người không tuổi” đang khoác áo MU, tiền vệ Ryan Giggs.
Tất nhiên, cái biệt danh “mãng xà” của Ryan Giggs ra đời mãi về sau này. Trong khi trước đó, cầu thủ đầu tiên được so sánh với rắn chính là Đẻn – Ba Đẻn – Con rắn biển.
Ở lối đặt biệt danh này, rõ ràng điểm mạnh nhất, yếu tố quyết định một cá tính sân cỏ được đem ra so sánh, đối chiếu với đặc tính của một loài vật. Số 11 huyền thoại của đội bóng nước Anh được ví như “con mãng xà” bởi lối đi bóng vặn sườn đặc trưng hệt một con rắn trườn.
Kiểu đi bóng “trườn” của Thế Anh cũng là kiểu trườn của loài rắn, nhưng đặc thù hơn là rắn biển, tức con Đèn Đẻn theo cách gọi của dân ta (Đèn Đẻn thường nhỏ hơn các loài rắn khác, giống như Ba Đẻn nhỏ con hơn những cầu thủ khác).
Ba Đẻn có cái chân vòng kiềng mà lanh lẹ vô cùng. Ba Đẻn có đôi mắt sáng, tinh ranh và láu cá. Ba Đẻn nhỏ con và ham dắt bóng, nhưng tính độ phải chịu đòn so với ông em ruột Cao Cường (Số 10 được coi là hay nhất của bóng đá Việt Nam) khi còn chơi bóng thì Đẻn ăn đòn 1, Cường ăn đòn 10. (Đúng là Đẻn lẻn nhanh).Và Ba Đẻn có nhiều quái chiêu độc đáo vô cùng!
* Còn nữa... Đón đọc "Quái chiêu của Maradona Việt Nam"
Hà Thành
Bình luận