1. Huyện đảo nào có mật độ dân số đông nhất Việt Nam?
- A
Vân Đồn
- B
Hoàng Sa
- C
Cô Tô
- D
Lý Sơn
Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi diện tích tự nhiên 10,32km2, dân số trên 22.000 người, mật độ dân số khoảng 2.134 người/km², là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất trong 12 huyện đảo của nước ta.
Nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 18 hải lý, ở quãng giữa đường biển từ Móng Cái đến Cà Mau, huyện đảo Lý Sơn giữ vị trí chiến lược trọng yếu trên vùng biển Đông, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo. Ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, Lý Sơn có nhiều tiềm năng về du lịch, kinh tế và nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa. Hòn đảo này còn được mệnh danh là đảo Tiên.
2. Huyện đảo này có bao nhiêu phần trăm người dân sống bằng nghề biển?
- A
30%
- B
40%
- C
50%
- D
60%
Theo Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, huyện có khoảng 60% hộ dân sống bằng nghề biển, 30% hộ dân sống bằng nghề nông và 10% hộ dân sống bằng các ngành nghề khác.
Lý Sơn nằm trên đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
3. Lý Sơn nổi tiếng với loại cây nào?
- A
Củ hành
- B
Củ tỏi
Tỏi Lý Sơn là giống tỏi đặc trưng được trồng ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Tỏi Lý Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận thương hiệu riêng.
Tỏi Lý Sơn củ nhỏ vừa, tép đều, màu trắng, chắc. Ăn tỏi Lý Sơn ta cảm nhận được cả các mùi vị thơm cay dịu ngọt nồng hơn củ tỏi được trồng ở những vùng đất khác.
Do có hương vị ngon, khác với các vùng khác nên giá của tỏi Lý Sơn khá cao, dao động từ 190.000 - trên 2 triệu/kg tùy vào loại tỏi. - C
Củ gừng
- D
Củ nghệ
4. Tỉnh Quảng ngãi có bao nhiêu huyện đảo?
- A
1
Tỉnh Quảng Ngãi gồm 1 thành phố trực thuộc (Quảng Ngãi), 1 thị xã (Đức Phổ) và 11 huyện, trong đó có 1 huyện đảo (Lý Sơn), 5 huyện đồng bằng, 5 huyện miền núi. Các huyện của Quảng Ngãi gồm huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.
- B
2
- C
3
- D
4
5. Tên gọi trước kia của tỉnh Quảng Ngãi là?
- A
Ba Tơ
- B
Bình Sơn
- C
Lê Trung Đình
Theo cổng thông tin điện tử - Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước ngày bầu cử Quốc hội khóa I (06/01/1946), tỉnh Quảng Ngãi ngày nay còn có tên gọi Lê Trung Đình, sau đó trở lại tên tỉnh Quảng Ngãi. Đến cuối năm 1975, tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất với tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình.
- D
Minh Long
6. Tỉnh Quảng Ngãi nổi tiếng với đặc sản nào?
- A
Cúm núm
Cúm núm là loại cua sống sát bờ biển Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi), với lớp vỏ cứng, càng và chân màu vàng nhạt, 2 càng to gồ ghề, hơi dẹp. Nếu nhìn sơ qua thì cua cúm núm hình dáng giống ghẹ nhưng mai màu xanh lốm đốm nâu cùng với phần bụng màu trắng sữa. Kích cỡ lớn nhất của cúm núm mà người dân thường bắt được to nhất khoảng bằng 4 ngón tay của người lớn.
Từ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch năm sau là thời điểm cúm núm vào mùa, cho thịt nhiều và ngon nhất. Mặc dù cúm núm không nhiều thịt, thế nhưng thịt cúm lại rất chắc, béo. Khi thưởng thức, du khách sẽ cảm nhận được hương vị mới lạ và ngon miệng từ vị ngọt của thịt cúm núm, thân vỏ giòn rụm, ăn vào kêu rôm rốp, vô cùng đặc biệt.
Giải thích về tên gọi là cua cúm núm, người dân địa phương cho hay, khi động vào mai cua, ngay lập tức co rúm lại nên mới được gọi là cua cúm núm. Ngoài việc cúm núm mắc lưới của các ngư dân đi đánh bắt ghẹ thì, loài này còn được đánh bắt bằng một chiếc cần câu. - B
Cá đuối
- C
Bánh pẻng phạ
- D
Cá chình
Bình luận