(VTC News) - “Việt Nam được đánh giá là quốc gia thu hút sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp nước ngoài như một điểm đầu tư hấp dẫn, mặt khác lại đang đối mặt với một vấn đề là công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển”.
Một thực tế cần phải thừa nhận là số doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ rất ít. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với một tỉ trọng ít ỏi.
Trong chuyến đi tìm hiểu thực tế về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhóm phóng viên đã tới thăm công ty TNHH 4P (Một công ty chuyên sản xuất và lắp ráp vỉ mạch và sản phẩm điện tử). Chúng tôi đã và có buổi nói chuyện với ông Hoàng Minh Trí- giám đốc công ty TNHH 4P và nghe những trao đổi của ông về suy nghĩ trước hướng đi của ngành công nghiệp hỗ trợ nước nhà.
- Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, ông nhận định thế nào về công nghiệp phụ trợ Việt Nam?
- Đứng từ góc độ một doanh nghiệp hoạt động trong ngành, tôi nhận thấy công nghiệp hỗ trợ hiện nay vẫn đang còn là khâu rất yếu của công nghiệp nước ta.
Trong lĩnh vực điện tử, hiện đa số các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu linh kiện là chủ yếu. Những nhà cung cấp linh kiện, bán sản phẩm chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vẫn đang còn khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng khá lớn giữa các nhà cung cấp linh kiện trong và ngoài nước.
Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho các doanh nghiệp hỗ trợ tuy nhiên những ưu đãi này chưa rõ ràng và đang dưới hình thức cào bằng. Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp nội mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong giai đoạn đầu của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài với bối cảnh Việt nam chưa gia nhập WTO, AFTA chính sách bảo hộ mậu dịch còn lớn, khi đó các doanh nghiệp nước ngoài với mục tiêu nhắm tới là mở rộng thị trường tại Việt nam nên chỉ đầu tư vào lắp ráp sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước với số vốn không lớn chỉ cần từ vài đến vài chục triệu USD và thời gian cũng không dài, từ 10 đến 15 năm với hình thức liên doanh để hưởng các ưu đãi về bảo vệ sản xuất của Việt Nam. Hệ quả là hầu như không có doanh nghiệp có vốn nước ngoài nào đầu tư thực sự cho công nghệ cao hoặc chuyển giao công nghệ nên chúng ta chỉ thu được một số kinh nghiệm về tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng.
Tuy nhiên với tình hình hiện nay, sau khi Việt nam đã gia nhập WTO, AFTA.. những doanh nghiệp FDI còn trụ lại hoặc đầu tư mới, họ thực sự mong muốn tìm cơ hội đầu tư lâu dài và hợp tác với Việt nam, nhưng lại gặp phải những trở lực rất lớn đó là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam quá yếu và mong manh dẫn đến mặc dù các doanh nghiệp FDI này đầu tư vào Việt nam nhưng vẫn phải nhập khẩu vật tư linh kiện từ nước ngoài đồng thời phải kéo theo những nhà lắp ráp, sản xuất bán thành phẩm cho họ từ chính quốc sang điều này dẫn đến giá trị gia tăng do các công ty Việt nam tạo ra không đáng là bao. Trong khi đó những công việc này, theo tôi các công ty trong nước hoàn toàn có thể làm được.
- Việt Nam hiện tại là một quốc gia thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, họ có xu hướng chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam, vậy bản thân công nghiệp hỗ trợ nói chung và doanh nghiệp ông nói riêng tận dụng lợi thế này thế nào?
- Nói về lợi thế này, tôi nghĩ có thể phân tích ở 2 mặt, một mặt , đây là cơ hội rất tốt chúng ta có thể mở rộng cơ hội liên kết sản xuất, cung cấp linh kiện, lắp ráp và tham gia sản xuất từng công đoạn cho họ. Nhưng mặt khác, liệu các nhà sản xuất tại Việt Nam có đáp ứng được 3 mục tiêu để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm là: chất lượng cao, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý hay không? Hai yếu tố đầu tiên thuộc doanh nghiệp phải tự thân nỗ lực. Còn yếu tố thứ 3 bắt buộc phụ thuộc vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp hỗ trợ, và các chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Đối với bản thân 4P, chúng tôi luôn đặt ra mục tiêu hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững nên chúng tôi rất chú trọng tới việc đầu tư Hệ thống, Công nghệ và đặt ra chiến lược lâu dài với mục tiêu quan trọng nhất là xây dựng chất lượng và uy tín với khách hàng. Do đó khi tiếp xúc với các khách hàng nước ngoài, chúng tôi đã đạt tới một mức độ tin cậy nhất định để họ hợp tác sản xuất với chúng tôi, và 4P đã có thể tham gia vào chuỗi các nhà cung cấp của họ.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên trang web của chúng tôi http://www.4p.com.vn
- Ông đánh giá thế nào về lợi thế canh tranh là nguồn lao động của nước ta hiện nay?
- Tôi thì lại không cho rằng đó là lợi thế tốt và lâu dài của nước ta hiện nay đối với thu hút đầu tư nước ngoài. Một ví dụ để so sánh, tại Trung Quốc, lương công nhân trong các nhà máy vào khoảng 180 USD/tháng (tương đương khoảng 4 triệu đồng), song hiệu suất làm việc của họ khác hẳn so với mức lương 2,5 – 3 triệu đồng/tháng tại các khu công nghiệp của Việt Nam.
Với tình hình lạm phát hiện nay, chi phí về nhân công của Việt Nam dần dần không rẻ, đó không còn là lợi thế nổi trội của ta nữa. Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm và quá trình vận hành trong suốt những năm qua, chúng tôi nhận thấy, kĩ năng thực tế của ngay cả kĩ sư tốt nghiệp trong các trường học kĩ thuật tại Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Cực kì khó khăn để chúng tôi có thể lựa chọn được những người đủ trình độ chuyên môn để làm việc khi họ mới tốt nghiệp. Chúng tôi phải mất rất nhiều chi phí, thời gian để thuê chuyên gia nước ngoài để đào tạo lại, thực tế gần như là sự đào tạo căn bản từ đầu. Nhất là kỹ năng làm việc, sản xuất trong một môi trường chuyên nghiệp.
- Vậy theo ông, nếu các chính sách vĩ mô không được cải thiện, hướng phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ không rõ ràng thì chỉ sau vài năm nữa cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài sẽ mất đi?
- Đúng vậy. Có một điều dễ nhận thấy nhất qua con số thống kê của Bộ Công thương, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, trong khi đó tỷ trọng giá trị tạo ra của các doanh nghiệp trong nước lại chiếm một phần không đáng kể. Vấn đề đặt ra là sau 5 – 10 năm nữa khi mà các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài như thuế doanh nghiệp, đất đai … chấm dứt, liệu Việt Nam có còn là nơi thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài nữa hay không. Liệu sẽ có một làn song dịch chuyển đầu tư sang các quốc gia khác đang hấp dẫn về chính sách ưu đãi?
Chính vì thế, cần thiết một sự thông thoáng trong các chính sách kinh tế, tiền tệ, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, thuế, thông tin về sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ…
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu., Mà còn là nguồn cung cấp linh kiện phụ tùng cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khác, đó cũng chính là nhân tố quan trọng để tiến đến tạo ra những sản phẩm thuần Việt thay vì là những sản phẩm mang mác Việt nhưng lại sản xuất ở Trung quốc như hiện nay.
- Xin cám ơn ông!
Trần Minh(thực hiện)
Một thực tế cần phải thừa nhận là số doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ rất ít. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với một tỉ trọng ít ỏi.
Trong chuyến đi tìm hiểu thực tế về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhóm phóng viên đã tới thăm công ty TNHH 4P (Một công ty chuyên sản xuất và lắp ráp vỉ mạch và sản phẩm điện tử). Chúng tôi đã và có buổi nói chuyện với ông Hoàng Minh Trí- giám đốc công ty TNHH 4P và nghe những trao đổi của ông về suy nghĩ trước hướng đi của ngành công nghiệp hỗ trợ nước nhà.
- Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, ông nhận định thế nào về công nghiệp phụ trợ Việt Nam?
- Đứng từ góc độ một doanh nghiệp hoạt động trong ngành, tôi nhận thấy công nghiệp hỗ trợ hiện nay vẫn đang còn là khâu rất yếu của công nghiệp nước ta.
Trong lĩnh vực điện tử, hiện đa số các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu linh kiện là chủ yếu. Những nhà cung cấp linh kiện, bán sản phẩm chủ yếu vẫn là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vẫn đang còn khoảng cách tiêu chuẩn chất lượng khá lớn giữa các nhà cung cấp linh kiện trong và ngoài nước.
Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho các doanh nghiệp hỗ trợ tuy nhiên những ưu đãi này chưa rõ ràng và đang dưới hình thức cào bằng. Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp nội mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong giai đoạn đầu của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài với bối cảnh Việt nam chưa gia nhập WTO, AFTA chính sách bảo hộ mậu dịch còn lớn, khi đó các doanh nghiệp nước ngoài với mục tiêu nhắm tới là mở rộng thị trường tại Việt nam nên chỉ đầu tư vào lắp ráp sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước với số vốn không lớn chỉ cần từ vài đến vài chục triệu USD và thời gian cũng không dài, từ 10 đến 15 năm với hình thức liên doanh để hưởng các ưu đãi về bảo vệ sản xuất của Việt Nam. Hệ quả là hầu như không có doanh nghiệp có vốn nước ngoài nào đầu tư thực sự cho công nghệ cao hoặc chuyển giao công nghệ nên chúng ta chỉ thu được một số kinh nghiệm về tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng.
Tuy nhiên với tình hình hiện nay, sau khi Việt nam đã gia nhập WTO, AFTA.. những doanh nghiệp FDI còn trụ lại hoặc đầu tư mới, họ thực sự mong muốn tìm cơ hội đầu tư lâu dài và hợp tác với Việt nam, nhưng lại gặp phải những trở lực rất lớn đó là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam quá yếu và mong manh dẫn đến mặc dù các doanh nghiệp FDI này đầu tư vào Việt nam nhưng vẫn phải nhập khẩu vật tư linh kiện từ nước ngoài đồng thời phải kéo theo những nhà lắp ráp, sản xuất bán thành phẩm cho họ từ chính quốc sang điều này dẫn đến giá trị gia tăng do các công ty Việt nam tạo ra không đáng là bao. Trong khi đó những công việc này, theo tôi các công ty trong nước hoàn toàn có thể làm được.
- Việt Nam hiện tại là một quốc gia thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, họ có xu hướng chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam, vậy bản thân công nghiệp hỗ trợ nói chung và doanh nghiệp ông nói riêng tận dụng lợi thế này thế nào?
- Nói về lợi thế này, tôi nghĩ có thể phân tích ở 2 mặt, một mặt , đây là cơ hội rất tốt chúng ta có thể mở rộng cơ hội liên kết sản xuất, cung cấp linh kiện, lắp ráp và tham gia sản xuất từng công đoạn cho họ. Nhưng mặt khác, liệu các nhà sản xuất tại Việt Nam có đáp ứng được 3 mục tiêu để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm là: chất lượng cao, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý hay không? Hai yếu tố đầu tiên thuộc doanh nghiệp phải tự thân nỗ lực. Còn yếu tố thứ 3 bắt buộc phụ thuộc vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp hỗ trợ, và các chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Đối với bản thân 4P, chúng tôi luôn đặt ra mục tiêu hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững nên chúng tôi rất chú trọng tới việc đầu tư Hệ thống, Công nghệ và đặt ra chiến lược lâu dài với mục tiêu quan trọng nhất là xây dựng chất lượng và uy tín với khách hàng. Do đó khi tiếp xúc với các khách hàng nước ngoài, chúng tôi đã đạt tới một mức độ tin cậy nhất định để họ hợp tác sản xuất với chúng tôi, và 4P đã có thể tham gia vào chuỗi các nhà cung cấp của họ.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên trang web của chúng tôi http://www.4p.com.vn
- Ông đánh giá thế nào về lợi thế canh tranh là nguồn lao động của nước ta hiện nay?
- Tôi thì lại không cho rằng đó là lợi thế tốt và lâu dài của nước ta hiện nay đối với thu hút đầu tư nước ngoài. Một ví dụ để so sánh, tại Trung Quốc, lương công nhân trong các nhà máy vào khoảng 180 USD/tháng (tương đương khoảng 4 triệu đồng), song hiệu suất làm việc của họ khác hẳn so với mức lương 2,5 – 3 triệu đồng/tháng tại các khu công nghiệp của Việt Nam.
Với tình hình lạm phát hiện nay, chi phí về nhân công của Việt Nam dần dần không rẻ, đó không còn là lợi thế nổi trội của ta nữa. Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm và quá trình vận hành trong suốt những năm qua, chúng tôi nhận thấy, kĩ năng thực tế của ngay cả kĩ sư tốt nghiệp trong các trường học kĩ thuật tại Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Cực kì khó khăn để chúng tôi có thể lựa chọn được những người đủ trình độ chuyên môn để làm việc khi họ mới tốt nghiệp. Chúng tôi phải mất rất nhiều chi phí, thời gian để thuê chuyên gia nước ngoài để đào tạo lại, thực tế gần như là sự đào tạo căn bản từ đầu. Nhất là kỹ năng làm việc, sản xuất trong một môi trường chuyên nghiệp.
- Vậy theo ông, nếu các chính sách vĩ mô không được cải thiện, hướng phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ không rõ ràng thì chỉ sau vài năm nữa cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài sẽ mất đi?
- Đúng vậy. Có một điều dễ nhận thấy nhất qua con số thống kê của Bộ Công thương, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, trong khi đó tỷ trọng giá trị tạo ra của các doanh nghiệp trong nước lại chiếm một phần không đáng kể. Vấn đề đặt ra là sau 5 – 10 năm nữa khi mà các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài như thuế doanh nghiệp, đất đai … chấm dứt, liệu Việt Nam có còn là nơi thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài nữa hay không. Liệu sẽ có một làn song dịch chuyển đầu tư sang các quốc gia khác đang hấp dẫn về chính sách ưu đãi?
Chính vì thế, cần thiết một sự thông thoáng trong các chính sách kinh tế, tiền tệ, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, thuế, thông tin về sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ…
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu., Mà còn là nguồn cung cấp linh kiện phụ tùng cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khác, đó cũng chính là nhân tố quan trọng để tiến đến tạo ra những sản phẩm thuần Việt thay vì là những sản phẩm mang mác Việt nhưng lại sản xuất ở Trung quốc như hiện nay.
- Xin cám ơn ông!
Trần Minh(thực hiện)
Bình luận