(VTC News) - Ít ai ngờ rằng, cậu học sinh nghèo trường Ams nổi tiếng với bài văn lạ đang gây xôn xao cộng đồng mạng cũng lại là một chàng trai có tấm lòng thiện nguyện cao cả.
Đồng tiền và trái tim ấm
Chập choạng tối, chúng tôi đến thăm nhà Nguyễn Trung Hiếu nằm sâu trong ngõ nhỏ trên phố Vĩnh Phúc (Hà Nội). Lúc này, Hiếu vừa đi học từ trường về với dáng tất tả nhưng vẫn luôn miệng cười tươi. Ngay lập tức, em lại chuẩn bị sách vở để đi học thêm tiếng Anh sau đó khoảng 30 phút.
Dáng người Hiếu dong dỏng cao nhưng thân hình có phần gày gò và lọt thỏm trong bộ đồng phục trường Ams dù đã được may theo cỡ của người.
Tiếp chuyện chúng tôi, Hiếu rất thân thiện và cởi mở chứ không hề rụt rè và nhút nhát như những gì chúng tôi vẫn tưởng tượng.
Cậu bạn này nhớ lại: “Khi cô giáo ra đề đề văn nghị luận Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, em viết những gì luôn thường trực, ám ảnh trong đầu em. Em đã từng nghĩ đến việc bỏ học để đi làm thêm nhưng em lại nghĩ phải có kiến thức thì mới làm được việc”.
Những suy nghĩ về đồng tiền đã được Hiếu thực sự ý thức khi em học lớp 8. “Khoảng thời gian từ lớp 3 (khi mẹ em bị mắc căn bệnh thận) đến lớp 7, em còn ngờ ngệch lắm, chưa hiểu nhiều về cuộc sống, giá trị của đồng tiền”. Cậu học sinh nghèo này tâm sự.
Dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng Hiếu vẫn tham gia CLB tình nguyện đóng đồ tiếp tế cho “Chương trình thắp sáng bản em” ở huyện Mường Tè (Lai Châu).
Khi được hỏi về lý do tham gia những chương trình tình nguyện này, cậu bạn trầm ngâm: “Có buổi tình nguyện, chúng em chỉ ăn bánh quy và uống nước để tranh thủ làm việc nhưng em thấy rất thú vị và em yêu thích công việc này vì nó rất cần thiết. Tuy nghèo nhưng em còn may mắn hơn rất nhiều người, nhiều em bé bất hạnh khác vì em còn bố mẹ, ông bà”.
Hiếu thường xuyên tham gia nhiều chương trình tình nguyện như “Chương trình Thắp sáng bản em”, “Nhịp đập mùa thu”... giúp đỡ trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ, trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam...
Thông qua các hoạt động tình nguyện đã giúp Hiếu có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và cũng là “để hiểu đời, hiểu cuộc sống này hơn” như lời cậu bạn này vẫn chia sẻ.
Nghị lực và tài năng
Chị Nguyễn Thị Hạnh – mẹ của Hiếu dáng người nhỏ thó, gầy gò, xanh xao ngồi mép bên vế giường, tay bấu vào tấm ri đô chậm rãi tiếp chuyện chúng tôi một cách khó nhọc.
Chị Hạnh nhớ lại ngày thi vào cấp 3, Hiếu đã đỗ cả 2 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An. Lúc đó, do sợ học trường Ams phải đóng nhiều tiền nên chị Hạnh đã khuyên con nên học trường THPT Chu Văn An vừa gần nhà lại đỡ được nhiều khoản đóng góp.
Chị Hạnh bộc bạch: “Gia đình tôi sống hoàn toàn phụ thuộc vào đồng lương của ông bà nội. Hàng tháng, gia đình có thêm trợ cấp 250.000 đ/tháng của phường theo chế độ hộ nghèo”.
Kể về cậu con trai ngoan ngoãn của mình, giọng chị Hạnh cứ nghẹn lại không nói thành lời “Thương mẹ, Hiếu nhiều lần xin phép tôi cho đi làm thêm nhưng tôi không muốn để cháu tập trung vào học tập. Tiết kiệm, Hiếu chỉ ăn cơm muối vừng và nhiều lần lén tôi nhịn ăn sáng nên nó gầy lắm. Bị mẹ mắng, Hiếu bảo với tôi: phải ăn dè mẹ ạ, phải tiết kiệm thì bữa sau mới có”.
Kỉ niệm về Hiếu thì có rất nhiều nhưng trong thể trạng yếu ớt, chị Hạnh không thể nhớ được một cái gì thật rõ ràng, mạch lạc. “Khi Hiếu học lớp 3, tôi chạy thận trong bệnh viện, Hiếu đã kêu gào bác sĩ cứu mẹ cháu với”. Chị Hạnh kể lại một cách ngắn gọn.
Biết được hoàn cảnh vô cùng khó khăn của gia đình hiếu, ngay từ năm lớp 10, thầy giáo chủ nhiệm Bùi Văn Phúc đã đề nghị nhà trường miễn giảm cho Hiếu các khoản đóng góp. Vì vậy, gánh nặng của tiền học, tiền đóng góp không còn nữa đã giúp Hiếu tự tin theo đuổi ước mơ được học tập của mình.
Hàng ngày, cậu bạn này vẫn thường mang cơm chấm muối vừng đến lớp để ăn khi phải học qua trưa. Để chia sẻ với Hiếu, cô giáo và các bạn trong lớp đã làm ruốc để Hiếu ăn thêm cùng cơm cho đầy đủ chất.
Chia sẻ về cậu học trò nghèo, cô Đào Phương Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 chuyên Lý cho biết: “Một học sinh có ý chí, chăm học hỏi, cẩn thận và luôn thể hiện quyết tâm của mình”.
Theo lời kể của cô Thảo, em Hiếu không bao giờ kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình. Hiếu vẫn hòa đồng vào các hoạt động của tập thể lớp và khó có thể tìm ra sự khác biệt giữa các bạn trong lớp.
Bản thân Hiếu cũng đã từng chia sẻ “Nhờ có sự giúp đỡ của nhà trường, ban phụ huynh, bạn bè, thầy cô mà em càng cảm thấy vững tin hơn khi tới lớp”.
Hiểu được hoàn cảnh khó khăn thực sự của gia đình Hiếu, cô Thảo cũng đề nghị lên ban giám hiệu nhà trường để có những khoản hỗ trợ thường xuyên cho gia đình cậu bé nghèo hiếu học này.
Là một lãnh đạo của nhà trường, cô Lê Thị Oanh, Hiệu phó trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam cũng chia sẻ: “Trong lớp, ngoài Hiếu cũng có một số bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em có chút đặc biệt hơn và giờ mọi người biết đến nhiều. Còn nhà trường vẫn thường xuyên có những hoạt động giúp đỡ những em có hoàn cảnh, số phận khó khăn”
Ước mơ của chàng trai nghèo Nguyễn Trung Hiếu là trở thành một nhà khoa học về công nghệ sinh học trong y tế, giúp chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo mắc các căn bệnh quái ác.
Đồng tiền và trái tim ấm
Chập choạng tối, chúng tôi đến thăm nhà Nguyễn Trung Hiếu nằm sâu trong ngõ nhỏ trên phố Vĩnh Phúc (Hà Nội). Lúc này, Hiếu vừa đi học từ trường về với dáng tất tả nhưng vẫn luôn miệng cười tươi. Ngay lập tức, em lại chuẩn bị sách vở để đi học thêm tiếng Anh sau đó khoảng 30 phút.
Dáng người Hiếu dong dỏng cao nhưng thân hình có phần gày gò và lọt thỏm trong bộ đồng phục trường Ams dù đã được may theo cỡ của người.
Cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu - tác giả của bài văn "lạ" gây xôn xao cư dân mạng (Ảnh: internet) |
Tiếp chuyện chúng tôi, Hiếu rất thân thiện và cởi mở chứ không hề rụt rè và nhút nhát như những gì chúng tôi vẫn tưởng tượng.
Cậu bạn này nhớ lại: “Khi cô giáo ra đề đề văn nghị luận Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, em viết những gì luôn thường trực, ám ảnh trong đầu em. Em đã từng nghĩ đến việc bỏ học để đi làm thêm nhưng em lại nghĩ phải có kiến thức thì mới làm được việc”.
Những suy nghĩ về đồng tiền đã được Hiếu thực sự ý thức khi em học lớp 8. “Khoảng thời gian từ lớp 3 (khi mẹ em bị mắc căn bệnh thận) đến lớp 7, em còn ngờ ngệch lắm, chưa hiểu nhiều về cuộc sống, giá trị của đồng tiền”. Cậu học sinh nghèo này tâm sự.
Dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng Hiếu vẫn tham gia CLB tình nguyện đóng đồ tiếp tế cho “Chương trình thắp sáng bản em” ở huyện Mường Tè (Lai Châu).
Khi được hỏi về lý do tham gia những chương trình tình nguyện này, cậu bạn trầm ngâm: “Có buổi tình nguyện, chúng em chỉ ăn bánh quy và uống nước để tranh thủ làm việc nhưng em thấy rất thú vị và em yêu thích công việc này vì nó rất cần thiết. Tuy nghèo nhưng em còn may mắn hơn rất nhiều người, nhiều em bé bất hạnh khác vì em còn bố mẹ, ông bà”.
Hiếu thường xuyên tham gia nhiều chương trình tình nguyện như “Chương trình Thắp sáng bản em”, “Nhịp đập mùa thu”... giúp đỡ trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ, trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam...
Thông qua các hoạt động tình nguyện đã giúp Hiếu có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và cũng là “để hiểu đời, hiểu cuộc sống này hơn” như lời cậu bạn này vẫn chia sẻ.
Nghị lực và tài năng
Chị Nguyễn Thị Hạnh – mẹ của Hiếu dáng người nhỏ thó, gầy gò, xanh xao ngồi mép bên vế giường, tay bấu vào tấm ri đô chậm rãi tiếp chuyện chúng tôi một cách khó nhọc.
Chị Hạnh nhớ lại ngày thi vào cấp 3, Hiếu đã đỗ cả 2 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An. Lúc đó, do sợ học trường Ams phải đóng nhiều tiền nên chị Hạnh đã khuyên con nên học trường THPT Chu Văn An vừa gần nhà lại đỡ được nhiều khoản đóng góp.
Chị Nguyễn Thị Hạnh - mẹ Hiếu bị suy thận cấp độ 4, một tuần phải đi chạy thận 3 lần (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Chị Hạnh bộc bạch: “Gia đình tôi sống hoàn toàn phụ thuộc vào đồng lương của ông bà nội. Hàng tháng, gia đình có thêm trợ cấp 250.000 đ/tháng của phường theo chế độ hộ nghèo”.
Kể về cậu con trai ngoan ngoãn của mình, giọng chị Hạnh cứ nghẹn lại không nói thành lời “Thương mẹ, Hiếu nhiều lần xin phép tôi cho đi làm thêm nhưng tôi không muốn để cháu tập trung vào học tập. Tiết kiệm, Hiếu chỉ ăn cơm muối vừng và nhiều lần lén tôi nhịn ăn sáng nên nó gầy lắm. Bị mẹ mắng, Hiếu bảo với tôi: phải ăn dè mẹ ạ, phải tiết kiệm thì bữa sau mới có”.
Kỉ niệm về Hiếu thì có rất nhiều nhưng trong thể trạng yếu ớt, chị Hạnh không thể nhớ được một cái gì thật rõ ràng, mạch lạc. “Khi Hiếu học lớp 3, tôi chạy thận trong bệnh viện, Hiếu đã kêu gào bác sĩ cứu mẹ cháu với”. Chị Hạnh kể lại một cách ngắn gọn.
Biết được hoàn cảnh vô cùng khó khăn của gia đình hiếu, ngay từ năm lớp 10, thầy giáo chủ nhiệm Bùi Văn Phúc đã đề nghị nhà trường miễn giảm cho Hiếu các khoản đóng góp. Vì vậy, gánh nặng của tiền học, tiền đóng góp không còn nữa đã giúp Hiếu tự tin theo đuổi ước mơ được học tập của mình.
Hàng ngày, cậu bạn này vẫn thường mang cơm chấm muối vừng đến lớp để ăn khi phải học qua trưa. Để chia sẻ với Hiếu, cô giáo và các bạn trong lớp đã làm ruốc để Hiếu ăn thêm cùng cơm cho đầy đủ chất.
Chia sẻ về cậu học trò nghèo, cô Đào Phương Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 11 chuyên Lý cho biết: “Một học sinh có ý chí, chăm học hỏi, cẩn thận và luôn thể hiện quyết tâm của mình”.
Bài văn "Thư gửi mẹ" của Nguyễn Trung Hiếu gây xôn xao cư dân mạng |
Theo lời kể của cô Thảo, em Hiếu không bao giờ kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình. Hiếu vẫn hòa đồng vào các hoạt động của tập thể lớp và khó có thể tìm ra sự khác biệt giữa các bạn trong lớp.
Bản thân Hiếu cũng đã từng chia sẻ “Nhờ có sự giúp đỡ của nhà trường, ban phụ huynh, bạn bè, thầy cô mà em càng cảm thấy vững tin hơn khi tới lớp”.
Hiểu được hoàn cảnh khó khăn thực sự của gia đình Hiếu, cô Thảo cũng đề nghị lên ban giám hiệu nhà trường để có những khoản hỗ trợ thường xuyên cho gia đình cậu bé nghèo hiếu học này.
Là một lãnh đạo của nhà trường, cô Lê Thị Oanh, Hiệu phó trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam cũng chia sẻ: “Trong lớp, ngoài Hiếu cũng có một số bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em có chút đặc biệt hơn và giờ mọi người biết đến nhiều. Còn nhà trường vẫn thường xuyên có những hoạt động giúp đỡ những em có hoàn cảnh, số phận khó khăn”
Ước mơ của chàng trai nghèo Nguyễn Trung Hiếu là trở thành một nhà khoa học về công nghệ sinh học trong y tế, giúp chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo mắc các căn bệnh quái ác.
Phạm Thịnh
Bình luận