• Zalo

Hơn 78% người Việt là nạn nhân của phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội

Thời sựThứ Tư, 12/04/2017 16:57:00 +07:00Google News

Đây là kết quả khảo sát của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội vừa được công bố tại Hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững” diễn ra tại Hà Nội ngày 12/4.

Theo kết quả nghiên cứu, hiện Việt Nam nằm trong số các quốc gia hàng đầu thế giới về chỉ số tăng trưởng liên quan đến internet.

Với dân số hơn 94 triệu người, nhưng tỉ lệ kết nối internet của người Việt Nam đạt đến hơn 49 triệu (chiếm 52% dân số), trong đó có 35 triệu người thường xuyên kết nối với các mạng xã hội với tỉ lệ tăng trưởng lên đến 25% hàng năm. Một người Việt Nam vào mạng xã hội hơn trung bình là 2 giờ/ngày.

Hinh anh Hon 78% nguoi Viet la nan nhan cua phat ngon thu ghet tren mang xa hoi 3

Ảnh minh họa 

Tuy nhiên, dù với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet như hiện nay, nhưng Việt Nam lại đang thiếu và yếu trong việc đánh giá những tác động của internet tới xã hội và không được hệ thống hóa trong những đánh giá và nghiên cứu chuyên sâu dựa trên cơ sở học thuật để giải đáp những câu hỏi và các vấn đề thiết thực xuất phát từ chính cuộc sống.

Kết quả điều tra từ chương trình trên cho thấy, rất nhiều người Việt Nam chưa biết hết các biện pháp để bảo vệ bản thân trên mạng xã hội, trong khi đó, ở nhiều nước, nạn nhân của “những phát ngôn gây thù ghét” thường tìm kiếm sự công bằng dựa trên luật dân sự hoặc hình sự.

GS.TS Phạm Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Chương trình Nghiên cứu Internet & Xã hội (VPIS), Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định, mạng xã hội đã tạo ra một sân chơi rộng lớn cho “công dân toàn cầu” tự do kết nối và chia sẻ.

Hinh anh

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan chức năng, đại diện sứ quán các nước tại Việt Nam cũng như nhiều cá nhân, tổ chức.

Tuy nhiên, nó cũng trở thành công cụ miễn phí và vô hình mà bất cứ ai có thể sử dụng để tấn công hay trục lợi từ những phát ngôn truyền bá bạo lực và thù hận (hate speech) đối với cá nhân và tổ chức. Tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng và đang tạo nên một thách thức lớn không chỉ tại Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu".

Hiện nay Nhật Bản đã thông qua luật ngăn chặn các phát ngôn gây thù hận, trong đó có luật cấm rình rập trên mạng xã hội, người ta có thể phải đi tù 6 tháng đến 1 năm vì tội rình rập người khác trên mạng xã hội.

Tại Anh, trong 5 năm vừa qua, chỉ tính riêng ở London đã có tới 2.500 người bị bắt giữ vì tội gửi tin nhắn mang tính chất sỉ nhục trên mạng xã hội.

TS Andreas Mattsson, Trường ĐH Lund (Thụy Điển) lấy dẫn chứng: “Vừa qua một vận động viên bóng ném khá nổi tiếng cũng đã trở thành nạn nhân của mạng xã hội. Rất nhiều những lời bình luận lăng mạ, thù ghét từ cộng đồng mạng xã hội nhắm vào anh ta".

TS Andreas Mattsson cũng bày tỏ mong muốn, người dùng mạng xã hội hãy có trách nhiệm. Trách nhiệm với chính mình cũng như với cộng đồng. Chúng ta phải giúp đỡ nhau, làm sao có được dòng thông tin chính xác và có ích, tránh những tin giả mạo.

>>> Đọc thêm:Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời về việc 'nói xấu trên mạng facebook'

Video: Quay clip lăng mạ cảnh sát giao thông lên facebook bị phạt 25 triệu đồng 

Lưu Thủy
Bình luận
vtcnews.vn