• Zalo

Hỏi và đáp về thuốc ngủ

Sức khỏeThứ Ba, 31/01/2012 01:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Giúp bạn dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ nhưng trên thực tế có nhiều người vẫn hoài nghi, băn khoăn, lo lắng về những hệ lụy ủa thuốc ngủ.

(VTC News) - Là loại thuốc giúp bạn dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ nhưng trên thực tế có nhiều người vẫn hoài nghi, băn khoăn, lo lắng về những hệ lụy không mong muốn của thuốc ngủ. Vậy thực hư những điều này ra sao?

Những “mặt trái” của thuốc ngủ là gì?

Cũng giống như các loại thuốc khác thì thuốc ngủ cũng tồn tại những tác dụng phụ. Các bác sĩ cảnh báo với những bệnh nhân hen suyễn hoặc gặp phải những vấn đề rắc rối về sức khỏe nên thận trọng trước khi dùng thuốc. Thuốc ngủ khiến người dùng có nhịp thở chậm hơn và ít hơn sau hơn.

Ngoài ra những tác dụng không mong muốn khác là thay đổi vị giác, táo bón, tiêu chảy, mất cân bằng, hoa mắt, chóng mặt, khô miệng, nhức đầu, đau bụng, mệt mỏi, khó tập trung.

Thuốc ngủ có thể gây dị ứng?

Ảnh minh họa nguồn Internet 

Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu có thể bạn nhạy cảm với một thành phần nào đó có trong thuốc ngủ.

Khi bị dị ứng thuốc cơ thể sẽ có những biểu hiện như khó thở, mẩn ngứa, phồng rộp da, buồn nôn…

Khi nào nên dùng thuốc ngủ?

Thời điểm lý tưởng để dùng thuốc ngủ là khoảng thời gian trước khi đi ngủ không lâu. Không dùng thuốc ngủ khi cơ thể đang trong trạng thái mỏi mệt, căng thẳng.

Nếu phải lái xe đường dài hoặc hoạt động thể chất nặng, bạn không nên dùng thuốc ngủ vào buổi tối hôm trước. Đó là vì các hoá chất trong thuốc vẫn tồn tại trong cơ thể bạn và có thể gây buồn ngủ.

Cần ghi nhớ gì khi dùng thuốc ngủ?

Tốt nhất chỉ nên dùng thuốc ngủ dưới sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc, dùng thuốc hoặc dùng lại đơn thuốc của một người nào đó.

Không nên kết hợp thuốc ngủ với cồn tức là khi dùng thuốc ngủ thì tốt nhất không nên uống rượu trước hoặc sau khi dùng thuốc sẽ rất nguy hiểm. Các chuyên gia ở Trung tâm điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ Kettering (SDC) của Mỹ khuyến cáo, trong trường hợp không kiêng được thì chỉ nên uống 1-2 chén rượu nhỏ hoặc 2 cốc bia.

Không tự ý tăng liều dùng thuốc ngủ quá liều so với khuyến cáo của bác sĩ hoặc dược sĩ vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây ngộ độc thuốc.

Ngoài ra cũng không nên dùng nước ép bưởi hoặc ăn bưởi gần thời điểm uống thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Đối tượng nào nên nói “không” với thuốc ngủ?

Bà bầu: Phụ nữ khi mang thai cần phải cẩn trọng với mọi loại thuốc và thuốc ngủ cũng không phải là ngoại lệ. Việc lạm dụng thuốc ngủ khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, là nguyên  nhân dẫn đến sự lệ thuộc vào thuốc của thai nhi cũng như của bà bầu về sau.

Một số loại thuốc ngủ còn có thể là “thủ phạm” gây nên chứng vàng da, suy giảm chỉ số IQ của bé khi mẹ “nghiện” thuốc ngủ.

Mặc dù mất ngủ, khó ngủ là những rắc rối hàng đầu mà phụ nữ mang thai dễ phải đối mặt nhưng vì sự an nguy của cả mẹ và bé, bạn đừng vội cầu cứu thuốc ngủ. Thay vào đó, hãy áp dụng những thói quen có lợi nhưng vô hại khác cho sức khỏe như đi ngủ đúng giờ, uống sữa ấm trước khi ngủ hoặc tắm nước ấm hoặc nghe nhạc trước khi đi ngủ.

Trẻ nhỏ: không nên dùng thuốc ngủ dưới bất cứ hình thức nào, vậy nên các bậc cha mẹ cần lưu ý luôn để thuốc ngủ tránh xa tầm tay bé. Trung bình cứ trong 10 trẻ nhỏ dùng thuốc ngủ thì có ít nhất 1 trẻ mắc chứng tự kỷ, ngoài ra bé còn có thể bị mắc chứng đau nửa đầu hoặc động kinh…

Những bệnh nhân mắc chứng bệnh gan, thận:  không nên dùng thuốc ngủ vì thuốc ngủ được chuyển hóa tại gan và bài tiết qua thận, vậy nên nếu thận hoặc gan gặp rắc rối suy giảm chức năng thì thuốc ngủ sẽ phát huy công năng trong thời gian dài với “chủ nhân” vì thế sẽ gây nên tác dụng phụ.

Ngoài ra thuốc ngủ còn là khắc tinh với những người mắc chứng bệnh tiểu đường, tim mạch và cao huyết áp. Việc tự ý sử dụng thuốc ngủ với những đối tượng này có thể gây nên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Có thể “kết thân” lâu dài với thuốc ngủ?

Câu trả lời là không thể, vì nó không những khiến bạn bị lệ thuộc vào nó, thậm chí gây nên tình trạng “nghiện thuốc”. Hơn nữa,  mới đây các nhà khoa học Canada cho biết, những người sử dụng thuốc ngủ nhiều có nguy cơ chết sớm cao gấp 3 lần những người không sử dụng.

Để có kết quả này, nhà nghiên cứu Belleville – thuộc Trường đại học Laval ở Quebec, Canada cùng các cộng sự đã tiến hành phân tích dữ liệu của hơn 12.000 người Canada trong vòng 12 năm. Khi tất cả các yếu tố gây ảnh hưởng đến tuổi thọ khác đã được cân bằng, tỷ lệ tử vong của những người dùng thuốc ngủ và những người dùng thuốc an thần để giảm bớt lo âu được xác định là cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, những người dùng thuốc ngủ cũng dễ có nguy cơ là “mồi” tấn công của các loại mầm bệnh từ ký sinh trùng đến ung thư.

Khổng Thu Hà (tổng hợp)

 

Bình luận
vtcnews.vn