Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 đang diễn ra tại Kazan, Nga. Hàng chục nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới tụ họp tại thành phố lớn thứ năm của Nga trong ba ngày, dự kiến tham dự các cuộc thảo luận ngoại giao chuyên sâu và các cuộc đàm phán song phương cấp cao, đưa ra những tầm nhìn mới về chủ nghĩa đa phương cũng như các vấn đề quan tâm chung khác.
Các nước thành viên BRICS hiện tại – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ethiopia, Ai Cập, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) – cùng nhau đại diện cho khoảng 46% dân số thế giới và hơn 36% GDP toàn cầu, theo ước tính của các tổ chức tài chính toàn cầu.
Theo ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia về các vấn đề quốc tế (tại Moskva, Nga), hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra năm nay tại Kazan đang trở thành một hiện tượng đáng chú ý đối với toàn thế giới. Trước hết, bởi vì nhóm này đã tăng gấp đôi quy mô trong một thời gian ngắn, thể hiện một thành quả trong giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.
Với các thành viên bao trùm toàn cầu từ châu Á đến Nam Mỹ, ông Trofimchuk cho rằng BRICS sẽ mang đến cơ hội cho nhiều quốc gia và nền kinh tế tham gia vào công việc tập thể nhằm giảm thiểu rủi ro trong các lĩnh vực, bao gồm cả sản xuất, thương mại, tài chính, ngân hàng. Các con số tăng trưởng của BRICS đã nói lên điều đó.
Một chủ đề khác về BRICS được quan tâm trước thềm sự kiện năm nay là khả năng tiến gần đến xác định một loại tiền tệ thế giới mới có thể bảo đảm cho các nước trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu, theo chuyên gia Nga. Điều này bao gồm các công nghệ kỹ thuật số và tạo ra một hệ thống an toàn bổ sung tạo điều kiện cho các trao đổi liên ngân hàng.
Ngoài hoạt động trong BRICS, các nước cũng quan tâm đến các hoạt động mở rộng của nhóm này, như BRICS Plus/Outreach - với mục đích tăng cường mối quan hệ quốc tế mới, mang lại lợi ích cụ thể cho các nền kinh tế.
Trong khuôn khổ BRICS, có một số cơ chế tham gia dành cho các nước không phải thành viên BRICS: Tham gia Ngân hàng NDB; thamgia các diễn đàn/đối thoại trong khuôn khổ BRICS mở rộng với tư các nước khách mời như Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS mở rộng và một số hội nghị, đối thoại về các lĩnh vực cụ thể (an ninh, phát triển đô thị,…).
Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan từ ngày 23 đến ngày 24/10/2024.
Theo Bộ Ngoại giao, những năm gần đây, theo lời mời của các nước Chủ tịch BRICS, ta cử đại diện tham dự một số hoạt động trong khuôn khổ BRICS mở rộng như:
Năm 2023, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi tham dự Hội nghị BRICS châu Phi và Đối thoại BRICS mở rộng (tháng 8/2023), Hội nghị Đối thoại cácđảng chính trị khối BRICS mở rộng lần thứ IV (tháng 7/2023);
Năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công an Thượng tướng Lương Tam Quang tham dự Đối thoại Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh các nước BRICS và các nước Nam Bán cầu (11/9/2024);
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự Đối thoại cấp Bộ trưởng BRICS và các nước đang phát triển trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS (Nizhny Novgorod, 10-11/6);
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm tham dự Diễn đàn liên Đảng quốc tế BRICS+ và Hội nghị bàn tròn các chính đảng Nga và cá cnước ASEAN (Vladivostok, 16-19/6).
Bình luận