(VTC News) – Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết đã đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý Dự án đường sắt để điều tra nghi án nhận hối lộ.
Chiều nay 23/3, trả lời VNN, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngay trong chiều nay lãnh đạo tổng công ty đã họp để tìm hướng giải quyết vụ việc. Trước mắt, tổng công ty quyết định thành lập một tổ công tác để xác minh vụ việc do ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc làm trưởng ban; tổ viên là trưởng các phòng ban chuyên môn.
Việc đình chỉ chức danh Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt (RPMU - thuộc tổng công ty Đường sắt Việt Nam) của ông Nguyễn Văn Hiếu cũng được quyết định. Việc đình chỉ này được thực hiện trong vòng 15 ngày để phục vụ việc xác minh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xác định là có liên quan đến các dự án do báo chí Nhật đưa tin.
Ông Thành cho biết, hiện chưa thể nói về dự án và số tiền xảy ra tiêu cực, song tổng công ty sẽ rà soát lại tất cả các dự án liên quan.
Về trường hợp người nhận hối lộ đã về hưu hoặc chuyển công tác, ông Thành cho biết sẽ báo cáo và xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Cũng trong ngày hôm nay, ngay sau khi có các thông tin từ phía báo chí việc Chủ tịch Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận đã hối lộ cho một quan chức cao cấp về quản lý dự án ngành Đường sắt Việt Nam 80 triệu yên (hơn 16 tỷ đồng) để được thực hiện tư vấn dự án trị giá 4,2 tỷ yên, trao đổi với PV Lao Động, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết ông đã chủ động yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam rà soát để xác định chính xác dự án có liên quan.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết thêm, không ngoại trừ một số trường hợp liên quan sẽ phải đình chỉ công tác để làm rõ. Thái độ của Bộ GTVT là rất kiên quyết đối với các vi phạm.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên VTC News chiều 23/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay, theo quy trình, nếu có chuyện đó thật thì trước hết Chính phủ Nhật Bản sẽ gửi các thông tin đó cho Chính phủ Việt Nam.
Sau khi nhận được thông tin, Chính phủ Việt Nam sẽ có chỉ đạo tới các Bộ, ngành có liên quan để điều tra, xác minh, làm rõ nghi án đó.
“Tuy nhiên, hiện phía Việt Nam chưa nhận được các văn bản chính thức từ phía Nhật Bản”, ông Trường nhấn mạnh.
Như báo chí Nhật đưa tin, ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Công ty JTC có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba nước này. Nội dung này được đăng trên nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun vào ngày 21/3.
Ông Kakinuma, 65 tuổi, thừa nhận sai phạm sau khi đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo chất vấn hôm 18/3. Cục Thuế khu vực Tokyo phát hiện, hãng tư vấn đường sắt JTC chi trả trái phép khoảng 40 lần với tổng số tiền 130 triệu yên (gần 26,7 tỷ đồng) từ tháng 2/2008 đến 2/2014, để nhận được hợp đồng cho 5 dự án ODA.
Cụ thể, JTC lại quả 80 triệu yên (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yên (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, 30 triệu yên cho 3 dự án 2,9 tỷ yên ở Indonesia, và 20 triệu yên cho một dự án khoảng 700 triệu yên ở Uzbekistan.
JTC bị cho là đã trả tiền lại quả cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ GTVT Indonesia, Yomiuri Shimbun đưa tin.
» Công ty Nhật tố quan chức đường sắt Việt nhận hối lộ 16 tỷ đồng
Diệp Vy (tổng hợp)
Chiều nay 23/3, trả lời VNN, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngay trong chiều nay lãnh đạo tổng công ty đã họp để tìm hướng giải quyết vụ việc. Trước mắt, tổng công ty quyết định thành lập một tổ công tác để xác minh vụ việc do ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc làm trưởng ban; tổ viên là trưởng các phòng ban chuyên môn.
Việc đình chỉ chức danh Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt (RPMU - thuộc tổng công ty Đường sắt Việt Nam) của ông Nguyễn Văn Hiếu cũng được quyết định. Việc đình chỉ này được thực hiện trong vòng 15 ngày để phục vụ việc xác minh.
Ông Thành cho biết, hiện chưa thể nói về dự án và số tiền xảy ra tiêu cực, song tổng công ty sẽ rà soát lại tất cả các dự án liên quan.
Về trường hợp người nhận hối lộ đã về hưu hoặc chuyển công tác, ông Thành cho biết sẽ báo cáo và xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Cũng trong ngày hôm nay, ngay sau khi có các thông tin từ phía báo chí việc Chủ tịch Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận đã hối lộ cho một quan chức cao cấp về quản lý dự án ngành Đường sắt Việt Nam 80 triệu yên (hơn 16 tỷ đồng) để được thực hiện tư vấn dự án trị giá 4,2 tỷ yên, trao đổi với PV Lao Động, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết ông đã chủ động yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam rà soát để xác định chính xác dự án có liên quan.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết thêm, không ngoại trừ một số trường hợp liên quan sẽ phải đình chỉ công tác để làm rõ. Thái độ của Bộ GTVT là rất kiên quyết đối với các vi phạm.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên VTC News chiều 23/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay, theo quy trình, nếu có chuyện đó thật thì trước hết Chính phủ Nhật Bản sẽ gửi các thông tin đó cho Chính phủ Việt Nam.
Sau khi nhận được thông tin, Chính phủ Việt Nam sẽ có chỉ đạo tới các Bộ, ngành có liên quan để điều tra, xác minh, làm rõ nghi án đó.
“Tuy nhiên, hiện phía Việt Nam chưa nhận được các văn bản chính thức từ phía Nhật Bản”, ông Trường nhấn mạnh.
Như báo chí Nhật đưa tin, ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Công ty JTC có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba nước này. Nội dung này được đăng trên nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun vào ngày 21/3.
Thông tin về vụ việc được đăng tải trên trang tin Japan News của tờ báo lớn nhất Nhật Bản The Yomiuri Shimbun - Ảnh chụp màn hình |
Cụ thể, JTC lại quả 80 triệu yên (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yên (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, 30 triệu yên cho 3 dự án 2,9 tỷ yên ở Indonesia, và 20 triệu yên cho một dự án khoảng 700 triệu yên ở Uzbekistan.
JTC bị cho là đã trả tiền lại quả cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ GTVT Indonesia, Yomiuri Shimbun đưa tin.
» Công ty Nhật tố quan chức đường sắt Việt nhận hối lộ 16 tỷ đồng
Diệp Vy (tổng hợp)
Bình luận