(VTC News) - Trong hành trình đi tìm những “cậu bé Vàng” của toán học Việt Nam một thời, chúng tôi gặp lại một học sinh 3 lần được 3 Thủ tướng tặng bằng khen.
3 thủ tướng tặng bằng khen
Trong hành trình đi tìm những “cậu bé Vàng” của toán học Việt Nam một thời, chúng tôi đã rất bất ngờ khi được biết một học sinh Việt Nam đã có hai huy chương Olympic Toán quốc tế trong 2 năm liên tiếp và được 3 đời Thủ tướng tặng bằng khen.
Cậu học sinh đó là Phan Phương Đạt, hiện là Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực FPT Software.
Vẫn cái chất hiền khô của dân “tự nhiên”, anh cười xuề xòa khi nói về những thành tích của mình đã từng đạt được trong quá khứ.
Lý giải về những thành công đã từng đạt được, anh Đạt cảm thấy mình may mắn bởi được bố mẹ định hướng từ nhỏ và được học nhiều thầy cô giáo giỏi, những người bạn giỏi.
Gia đình không có truyền thống nghiên cứu khoa học nhưng bố mẹ anh đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tạo điều kiện cho con cái học hành. "Hễ ở đâu có thầy giỏi là cha mẹ anh lại đến xin cho các con theo học" - Anh Đạt cười tươi.
Môi trường với nhiều thầy giỏi, bạn giỏi, chương trình học cũng nâng cao và hấp dẫn hơn, tạo sự cạnh tranh của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã tạo cho anh có nhiều thuận lợi để đạt được những thành tích khiến nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ.
Anh vui vẻ nhớ lại: “Hồi đó chưa ý thức được mình có bí quyết gì để học đâu, cứ cắm đầu vào học thôi, bây giờ nhìn lại thì chắc là do 2 điểm: Thứ nhất, thầy nào giỏi thì đến xin học. Thứ hai, cứ có sách toán nào hay là đọc, bài toán nào hay là giải”.
Lúc đó, để kiếm sách Toán hay là điều cực khó, nên anh phải đi mượn chép thường xuyên. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin các bạn trẻ dễ dàng có thể lên mạng, lên các diễn đàn để thu thập kiến thức.
Nhớ lại kỷ niệm là học sinh duy nhất được 3 Thủ tướng tặng bằng khen, anh tâm sự: “Thú thật mình cũng không để ý, cũng là tình cờ vì chẳng qua các năm mình thi lại trùng với mấy lần thay đổi Thủ tướng. Về sau báo chí họ khai thác sự kiện này thì mới chú ý”.
Anh Đạt kể, lần đầu tiên anh được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng bằng khen. Sau đó, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng (tên gọi khác của Thủ tướng chính phủ thời bấy giờ) lên thay nhưng không lâu sau đó ông qua đời và người kế nhiệm là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười.
Chỉ trong 2 năm, với hai tấm huy chương đồng (1987) và tấm huy chương bạc (1988), anh trở thành học sinh Việt Nam duy nhất được 3 Thủ tướng tặng bằng khen.
Khi trò chuyện với chúng tôi, anh Phan Phương Đạt tủm tỉm cười khi nhớ lại cái thời học sinh gầy cả người vì học. Gầy đến nỗi, để chuẩn bị cho kỳ thi Olympic Toán học quốc tế 1987, các học sinh trong đoàn được cho tiền để thuê một bộ vest mặc trong khi đi tham dự tại đất nước Cu Ba xinh đẹp.
Tuy nhiên, do thể hình gầy gò nên anh thử đến mấy cái cũng không vừa. Sau đó, anh đành phải chọn những bộ quần áo được cho là “đẹp nhất” thường ngày để sang nước bạn.
Ngày đó, không chỉ riêng anh mà tất cả các học sinh trong đoàn đều lần đầu được ra nước ngoài nên trước ngày lên đường không tránh khỏi tâm trạng hồi hộp “mất mấy đêm”.
Nhớ lại tuổi thơ của mình, anh Đạt cho rằng thời kỳ đó những học sinh như anh “ngố lắm” và “Đúng là chỉ có học thật”. Tuy nhiên, anh cũng dành thời gian để đọc sách, đi chơi, và “tập tọe yêu đương”.
Một “quái nhân” ở FPT
Tâm sự về cái duyên đến FPT, anh Đạt cho biết “Ngày xưa lúc chọn ngành học đại học mình đã chọn tin học thay cho toán vì tự biết là không đủ khả năng nghiên cứu toán. Sau khi tốt nghiệp về nước, được bạn bè rủ vào FPT vì FPT là công ty tin học (sau này mới phổ biến từ công nghệ thông tin)”.
Tuy nhiên công việc hiện tại của anh lại dần chuyển sang đào tạo và nhân sự. Anh nhận thấy những kỹ năng, tư duy toán học có thể áp dụng rất tốt cho công việc này, ví như mình cũng có thể đặt những bài toán thực tế và tìm lời giải cho nó.
Niềm vui của anh khi quyết định theo đuổi công việc hiện tại đó là công ty phát triển rất tốt, có nhiều việc thú vị để thử, để làm, và được hưởng thành quả từ thành công của công ty.
Anh Đạt cũng là người từng trải qua rất nhiều vị trí quan trọng khác nhau như Trưởng ban nhân sự Fsoft, Trưởng ban nhân sự FPT rồi Phó tổng Giám đốc Fsoft và hiện tại anh là Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực FPT Software. Ở vị trí nào anh cũng phát huy được hiệu quả trong công việc.
Một lãnh đạo của FPT từng thừa nhận nếu không có Đạt, mục tiêu xuất khẩu phần mềm của FSoft với hàng chục triệu USD khó có thể đạt được.
Theo anh, quản trị nhân sự là ngành tương đối mới và đang thay đổi nhanh, xuất hiện nhiều bài toán hay, chắc sẽ còn phát triển mạnh.
Là người từng tham gia thảo luận tại nhiều diễn đàn về vấn đề sử dụng nhân tài, anh Đạt cho rằng nhân tài hiện nay càng ngày càng có cơ hội thể hiện và ở nhiều môi trường khác nhau như công chức, nghiên cứu, giảng dạy, kinh doanh…Người tài chắc chắn sẽ tìm được công việc phù hợp để phát huy năng lực của mình.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay các học sinh đạt giải trong các kỳ thi Olympic Toán học đều chỉ nhận được 1 số tiền nhỏ cùng bằng khen của Bộ GD- ĐT, nhưng sau đó không biết các em học sinh này đi đâu về đâu.
Tuy nhiên, anh Đạt lại có cách nhìn chia sẻ: “Bộ GD –ĐT làm đến đó là quá tốt rồi, nếu các bạn vào đại học mà giỏi thì sẽ được hưởng các quyền lợi liên quan. Có chăng có thể làm tốt hơn việc kết nối các thế hệ học sinh giỏi với nhau để giúp nhau, hay kết hợp, khuyến khích các tổ chức xã hội khác cùng góp sức hỗ trợ các bạn ấy”.
Anh cho biết FPT cũng có 1 câu lạc bộ tên là FYT (FPT Young Talents), nơi các bạn học sinh, sinh viên giỏi được tạo điều kiện để tiếp xúc với những người thành đạt, với nhau và với các đàn anh đi trước. Sẽ có rất nhiều cơ hội xuất hiện để các bạn nắm bắt. Sau 13 năm hoạt động, đã có 300 thành viên sinh hoạt ở FPT Young Talents, trong đó hơn 100 là các học sinh đạt giải Quốc tế, các bạn đều đánh giá cao về mô hình FPT Young Talents.
Phạm Thịnh
Trong hành trình đi tìm những “cậu bé Vàng” của toán học Việt Nam một thời, chúng tôi đã rất bất ngờ khi được biết một học sinh Việt Nam đã có hai huy chương Olympic Toán quốc tế trong 2 năm liên tiếp và được 3 đời Thủ tướng tặng bằng khen.
Cậu học sinh đó là Phan Phương Đạt, hiện là Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực FPT Software.
Anh Phan Phương Đạt- Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực FPT Software,là học sinh duy nhất được 3 Thủ tướng tặng bằng khen |
Lý giải về những thành công đã từng đạt được, anh Đạt cảm thấy mình may mắn bởi được bố mẹ định hướng từ nhỏ và được học nhiều thầy cô giáo giỏi, những người bạn giỏi.
Gia đình không có truyền thống nghiên cứu khoa học nhưng bố mẹ anh đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tạo điều kiện cho con cái học hành. "Hễ ở đâu có thầy giỏi là cha mẹ anh lại đến xin cho các con theo học" - Anh Đạt cười tươi.
Môi trường với nhiều thầy giỏi, bạn giỏi, chương trình học cũng nâng cao và hấp dẫn hơn, tạo sự cạnh tranh của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã tạo cho anh có nhiều thuận lợi để đạt được những thành tích khiến nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ.
Anh vui vẻ nhớ lại: “Hồi đó chưa ý thức được mình có bí quyết gì để học đâu, cứ cắm đầu vào học thôi, bây giờ nhìn lại thì chắc là do 2 điểm: Thứ nhất, thầy nào giỏi thì đến xin học. Thứ hai, cứ có sách toán nào hay là đọc, bài toán nào hay là giải”.
Lúc đó, để kiếm sách Toán hay là điều cực khó, nên anh phải đi mượn chép thường xuyên. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin các bạn trẻ dễ dàng có thể lên mạng, lên các diễn đàn để thu thập kiến thức.
|
Anh Đạt kể, lần đầu tiên anh được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng bằng khen. Sau đó, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng (tên gọi khác của Thủ tướng chính phủ thời bấy giờ) lên thay nhưng không lâu sau đó ông qua đời và người kế nhiệm là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười.
Chỉ trong 2 năm, với hai tấm huy chương đồng (1987) và tấm huy chương bạc (1988), anh trở thành học sinh Việt Nam duy nhất được 3 Thủ tướng tặng bằng khen.
Khi trò chuyện với chúng tôi, anh Phan Phương Đạt tủm tỉm cười khi nhớ lại cái thời học sinh gầy cả người vì học. Gầy đến nỗi, để chuẩn bị cho kỳ thi Olympic Toán học quốc tế 1987, các học sinh trong đoàn được cho tiền để thuê một bộ vest mặc trong khi đi tham dự tại đất nước Cu Ba xinh đẹp.
Tuy nhiên, do thể hình gầy gò nên anh thử đến mấy cái cũng không vừa. Sau đó, anh đành phải chọn những bộ quần áo được cho là “đẹp nhất” thường ngày để sang nước bạn.
Ngày đó, không chỉ riêng anh mà tất cả các học sinh trong đoàn đều lần đầu được ra nước ngoài nên trước ngày lên đường không tránh khỏi tâm trạng hồi hộp “mất mấy đêm”.
Nhớ lại tuổi thơ của mình, anh Đạt cho rằng thời kỳ đó những học sinh như anh “ngố lắm” và “Đúng là chỉ có học thật”. Tuy nhiên, anh cũng dành thời gian để đọc sách, đi chơi, và “tập tọe yêu đương”.
Một “quái nhân” ở FPT
Tâm sự về cái duyên đến FPT, anh Đạt cho biết “Ngày xưa lúc chọn ngành học đại học mình đã chọn tin học thay cho toán vì tự biết là không đủ khả năng nghiên cứu toán. Sau khi tốt nghiệp về nước, được bạn bè rủ vào FPT vì FPT là công ty tin học (sau này mới phổ biến từ công nghệ thông tin)”.
Anh Đạt chia sẻ với các bạn sinh viên về cơ hội việc làm tại FPT Software (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Niềm vui của anh khi quyết định theo đuổi công việc hiện tại đó là công ty phát triển rất tốt, có nhiều việc thú vị để thử, để làm, và được hưởng thành quả từ thành công của công ty.
Anh Đạt cũng là người từng trải qua rất nhiều vị trí quan trọng khác nhau như Trưởng ban nhân sự Fsoft, Trưởng ban nhân sự FPT rồi Phó tổng Giám đốc Fsoft và hiện tại anh là Giám đốc Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực FPT Software. Ở vị trí nào anh cũng phát huy được hiệu quả trong công việc.
Một lãnh đạo của FPT từng thừa nhận nếu không có Đạt, mục tiêu xuất khẩu phần mềm của FSoft với hàng chục triệu USD khó có thể đạt được.
Anh Đạt được biết đến là một trong những lãnh đạo tài năng của FPT |
Là người từng tham gia thảo luận tại nhiều diễn đàn về vấn đề sử dụng nhân tài, anh Đạt cho rằng nhân tài hiện nay càng ngày càng có cơ hội thể hiện và ở nhiều môi trường khác nhau như công chức, nghiên cứu, giảng dạy, kinh doanh…Người tài chắc chắn sẽ tìm được công việc phù hợp để phát huy năng lực của mình.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay các học sinh đạt giải trong các kỳ thi Olympic Toán học đều chỉ nhận được 1 số tiền nhỏ cùng bằng khen của Bộ GD- ĐT, nhưng sau đó không biết các em học sinh này đi đâu về đâu.
Tuy nhiên, anh Đạt lại có cách nhìn chia sẻ: “Bộ GD –ĐT làm đến đó là quá tốt rồi, nếu các bạn vào đại học mà giỏi thì sẽ được hưởng các quyền lợi liên quan. Có chăng có thể làm tốt hơn việc kết nối các thế hệ học sinh giỏi với nhau để giúp nhau, hay kết hợp, khuyến khích các tổ chức xã hội khác cùng góp sức hỗ trợ các bạn ấy”.
Anh cho biết FPT cũng có 1 câu lạc bộ tên là FYT (FPT Young Talents), nơi các bạn học sinh, sinh viên giỏi được tạo điều kiện để tiếp xúc với những người thành đạt, với nhau và với các đàn anh đi trước. Sẽ có rất nhiều cơ hội xuất hiện để các bạn nắm bắt. Sau 13 năm hoạt động, đã có 300 thành viên sinh hoạt ở FPT Young Talents, trong đó hơn 100 là các học sinh đạt giải Quốc tế, các bạn đều đánh giá cao về mô hình FPT Young Talents.
Phạm Thịnh
Bình luận