(VTC News) - Em Nguyễn Hà An là học sinh giỏi 1 trường THPT ở Hà Nội nhưng đến gần ngày thi Đại học, em phải nhập viện vì suy nhược thần kinh.
Học nhiều dẫn đến suy nhược thần kinh
Nguyễn Hà An là học sinh chăm chỉ. Từ những ngày đầu vào THPT, em đã xác định rõ mục tiêu của mình là vào bằng được đại học. Từ những ngày học lớp 10, em chăm chỉ học đều các môn và định hướng sẽ thi khối D nên An tập trung vào môn Văn, Toán và Ngoại ngữ.
Đến năm lớp 11, An xin phép gia đình cho đi ôn thi Đại học tại một trung tâm trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Ban đầu, em học mỗi môn một buổi hàng tuần. Kiến thức vừa là những dạng bài trên lớp, các thầy, cô giáo còn mở rộng ôn những bài khó hơn.
Vào năm cuối cấp, An học ngày, học đêm. Trên căn gác nhỏ, bàn học của An luôn sáng đèn. Kết quả năm học của An rất khả quan. Lịch học của An dày đặc, em thức đến 1, 2 giờ sáng là bình thường. An tâm sự: “Lắm lúc đã tắt đèn đi ngủ rồi nhưng những con số cứ quanh quẩn trong đầu, mãi em mới ngủ được”.
Đến ngày thi tốt nghiệp, An làm bài rất tốt cả 6 môn. Em tiếp tục bắt tay tập trung ôn 3 môn nhưng đầu óc em bỗng dưng không thể kiểm soát nổi. Những con số quay cuồng, những câu tiếng Anh, những công thức toán lúc thì cứ luẩn quẩn trong đầu, lúc lại “bay đi hết” làm em thực sự lo sợ.
Một tuần gần đây, An không ngủ được, mà lịch học vẫn dầy đặc. Người em bơ phờ, đầu đau như búa bổ. Mẹ An phải cho em vào bệnh viện 354 gần nhà cấp cứu.
Bác sỹ khám cho biết, An bị suy nhược thần kinh ở mức độ nhẹ. Nếu không có chế độ học tập hợp lý, tăng cường dinh dưỡng cho bộ não vốn đang hoạt động hết công suất trong giai đoạn cao điểm này, bệnh sẽ nặng thêm và kỳ thi tới sẽ rất khó khăn với em.
Tránh suy nhược thần kinh cách nào
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, suy nhược thần kinh dễ xảy ra với người bị mệt mỏi kéo dài, tâm lý căng thẳng do phải lao động trí óc và lo lắng quá mức điều gì đó. Người bị suy nhược thần kinh thường ngủ không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, cơ thể mệt mỏi, hay hồi hộp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày…
Để giải quyết căn nguyên, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, nguyên nhân của tất cả các biểu hiện trên đây là do áp lực tinh thần nên phải giải quyết vấn đề tinh thần trước, có nghĩa là muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh, phải bắt đầu từ khâu điều chỉnh tâm lý. Giải pháp là xếp lịch học hành và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể và não có thời gian giải lao, nạp năng lượng.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa kể: “Ngày trước tôi còn là thầy giáo, bố mẹ bắt các em vẫn muốn tôi ôn luyện đến sát ngày thi học sinh giỏi. Nhưng tôi nói rằng, còn lại một hai ngày, cho các cháu nghỉ ngơi, đi ra Hồ Tây chơi để tâm lý được thư giãn chứ đừng bắt các cháu học nhiều”.
Ngoài vấn đề tâm lý, làm sao để tối ưu năng lượng cho bộ não và thể chất là điều hết sức cấp thiết. Tiến sỹ bác sỹ Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tư vấn: Những ngày thời tiết oi bức, do áp lực ôn tập với cường độ tăng cao, cùng với tâm lý căng thẳng, lo lắng, hồi hộp nên nhu cầu năng lượng cho não của các sỹ tử sẽ tăng cao hơn 3-4 lần so với lúc bình thường.
Cũng theo bác sỹ Nga, khi lao động trí óc nhiều, cần đảm bảo đủ năng lượng với chế độ ăn thích hợp là ngày 3 bứa chính và 2-3 bữa phụ. Cần ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu vì dễ gây mất tập trung cho hoạt động trí não khi cơ thể phải tập trung quá nhiều để tiêu hóa.
Bên cạnh những phực phẩm thông thường thì các thực phẩm chứa thành phần L-Carnitine rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế báo não và nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Một vấn đề nữa là, dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt.
L-Carnitine có sẵn trong thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, sữa… Tuy nhiên, giai đoạn não và cơ thể cần rất nhiều năng lượng để học thi và làm việc tăng cường thì thực phẩm hàng ngày khó có thể đáp ứng lượng L-carnitine cần thiết nên có thể sử dụng dạng bổ sung như B Record Plus.
» 10 tác dụng phụ nguy hiểm của dưa chuột
» Ngôi làng ung thư tại Trung Quốc
» Hiểm họa không ngờ từ nước ngọt
» Tại sao uống bia, bụng quý ông lại to?
Tuấn Phong
Học nhiều dẫn đến suy nhược thần kinh
Nguyễn Hà An là học sinh chăm chỉ. Từ những ngày đầu vào THPT, em đã xác định rõ mục tiêu của mình là vào bằng được đại học. Từ những ngày học lớp 10, em chăm chỉ học đều các môn và định hướng sẽ thi khối D nên An tập trung vào môn Văn, Toán và Ngoại ngữ.
Đến năm lớp 11, An xin phép gia đình cho đi ôn thi Đại học tại một trung tâm trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Ban đầu, em học mỗi môn một buổi hàng tuần. Kiến thức vừa là những dạng bài trên lớp, các thầy, cô giáo còn mở rộng ôn những bài khó hơn.
Học thi căng thẳng khiến sức khỏe suy kiệt. |
Đến ngày thi tốt nghiệp, An làm bài rất tốt cả 6 môn. Em tiếp tục bắt tay tập trung ôn 3 môn nhưng đầu óc em bỗng dưng không thể kiểm soát nổi. Những con số quay cuồng, những câu tiếng Anh, những công thức toán lúc thì cứ luẩn quẩn trong đầu, lúc lại “bay đi hết” làm em thực sự lo sợ.
Một tuần gần đây, An không ngủ được, mà lịch học vẫn dầy đặc. Người em bơ phờ, đầu đau như búa bổ. Mẹ An phải cho em vào bệnh viện 354 gần nhà cấp cứu.
Bác sỹ khám cho biết, An bị suy nhược thần kinh ở mức độ nhẹ. Nếu không có chế độ học tập hợp lý, tăng cường dinh dưỡng cho bộ não vốn đang hoạt động hết công suất trong giai đoạn cao điểm này, bệnh sẽ nặng thêm và kỳ thi tới sẽ rất khó khăn với em.
Tránh suy nhược thần kinh cách nào
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, suy nhược thần kinh dễ xảy ra với người bị mệt mỏi kéo dài, tâm lý căng thẳng do phải lao động trí óc và lo lắng quá mức điều gì đó. Người bị suy nhược thần kinh thường ngủ không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, cơ thể mệt mỏi, hay hồi hộp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày…
Để giải quyết căn nguyên, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, nguyên nhân của tất cả các biểu hiện trên đây là do áp lực tinh thần nên phải giải quyết vấn đề tinh thần trước, có nghĩa là muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh, phải bắt đầu từ khâu điều chỉnh tâm lý. Giải pháp là xếp lịch học hành và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể và não có thời gian giải lao, nạp năng lượng.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa kể: “Ngày trước tôi còn là thầy giáo, bố mẹ bắt các em vẫn muốn tôi ôn luyện đến sát ngày thi học sinh giỏi. Nhưng tôi nói rằng, còn lại một hai ngày, cho các cháu nghỉ ngơi, đi ra Hồ Tây chơi để tâm lý được thư giãn chứ đừng bắt các cháu học nhiều”.
Ngoài vấn đề tâm lý, làm sao để tối ưu năng lượng cho bộ não và thể chất là điều hết sức cấp thiết. Tiến sỹ bác sỹ Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tư vấn: Những ngày thời tiết oi bức, do áp lực ôn tập với cường độ tăng cao, cùng với tâm lý căng thẳng, lo lắng, hồi hộp nên nhu cầu năng lượng cho não của các sỹ tử sẽ tăng cao hơn 3-4 lần so với lúc bình thường.
Cũng theo bác sỹ Nga, khi lao động trí óc nhiều, cần đảm bảo đủ năng lượng với chế độ ăn thích hợp là ngày 3 bứa chính và 2-3 bữa phụ. Cần ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu vì dễ gây mất tập trung cho hoạt động trí não khi cơ thể phải tập trung quá nhiều để tiêu hóa.
Bên cạnh những phực phẩm thông thường thì các thực phẩm chứa thành phần L-Carnitine rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế báo não và nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Một vấn đề nữa là, dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt.
L-Carnitine có sẵn trong thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, sữa… Tuy nhiên, giai đoạn não và cơ thể cần rất nhiều năng lượng để học thi và làm việc tăng cường thì thực phẩm hàng ngày khó có thể đáp ứng lượng L-carnitine cần thiết nên có thể sử dụng dạng bổ sung như B Record Plus.
» 10 tác dụng phụ nguy hiểm của dưa chuột
» Ngôi làng ung thư tại Trung Quốc
» Hiểm họa không ngờ từ nước ngọt
» Tại sao uống bia, bụng quý ông lại to?
Tuấn Phong
Bình luận