Cuối tháng 7 vừa qua, trên địa bàn TP Cần Thơ xảy ra cơn lốc xoáy với cường độ mạnh, gây thiệt hại nặng nề cho người dân địa phương.
Theo nhận định của các chuyên gia, đây là hiện tượng thời tiết bất thường và có khả năng sẽ còn tái diễn trong thời gian sắp tới. Nguyên nhân là do tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu.
Một tuần sau khi xảy ra lốc xoáy, ông Hoàng - một người dân ở Cần Thơ vẫn phải dọn dẹp những gì còn lại của ngôi nhà trước đây. Gia đình ông có 4 người, giờ phải ở trong nhà căn nhà kê tạm bợ, cùng với khó khăn và những nỗi lo.
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ, lốc xoáy khủng khiếp này gây thiệt hại gần 4 tỷ đồng. Cơn lốc mạnh đến nỗi cột điện gãy làm đôi, cây cối đổ ngã hàng loạt. Tổng cộng 58 ngôi nhà sập hoàn toàn, 106 căn bị tốc mái. Trước đây, giông lốc vẫn xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng chưa bao giờ có sức tàn phá mạnh như vừa qua. Cho nên, không chỉ người dân, chính quyền địa phương, mà cả chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu cũng ngạc nhiên.
Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu, TP Cần Thơ cho biết: “Đây là hiện tượng rất đặc biệt mà trước giờ chưa bao giờ có. Tuy nhiên, khi xem xét lại có thể thấy đây là quy luật. Ví dụ như năm ngoái có bão Haiyan, có thể nói là cơn bão mạnh nhất từ trước tới nay. Cho nên đây có khả năng là một diễn biến trong thời tiết sắp tới”.
Cũng theo ông Vinh, hiện nay nhiệt độ trung bình của trái đất ngày càng gia tăng, lượng khí CO2 thải ra môi trường cũng nhiều hơn cho nên diễn biến khí hậu ngày càng khốc liệt và nhanh hơn. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là do tác động của con người trong quá trình phát triển, đặc biệt là khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra. Nguy cơ tái diễn những cơn lốc xoáy tương tự, thậm chí với cường độ mạnh hơn ở đồng bằng sông Cửu Long là có thật. Trong khi đó, phần lớn các căn nhà cấp 3 – cấp 4 ở nông thôn hiện nay khó có khả năng chống chịu nổi những đợt gió mạnh như vừa qua.
Những căn nhà bằng gạch, kiên cố là lựa chọn tốt, mang lại sự yên tâm cho người dân. Tuy nhiên, nhiều hộ dân bị thiệt hại nặng nề như gia đình ông Hoàng lại chưa thể đủ điều kiện xây nhà như vậy. Mùa mưa bão này, những người dân nghèo như ông, lại canh cánh nỗi lo.
» Chiều nay, Hà Nội có thể xuất hiện dông lốc
» Cơn dông khủng khiếp chiều 4/6: Chuyên gia thời tiết khuyến cáo gì?
» Mưa đá, lốc xoáy tốc mái 300 nhà dân Hà Tĩnh
Theo VTV
Theo nhận định của các chuyên gia, đây là hiện tượng thời tiết bất thường và có khả năng sẽ còn tái diễn trong thời gian sắp tới. Nguyên nhân là do tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu.
Một tuần sau khi xảy ra lốc xoáy, ông Hoàng - một người dân ở Cần Thơ vẫn phải dọn dẹp những gì còn lại của ngôi nhà trước đây. Gia đình ông có 4 người, giờ phải ở trong nhà căn nhà kê tạm bợ, cùng với khó khăn và những nỗi lo.
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ, lốc xoáy khủng khiếp này gây thiệt hại gần 4 tỷ đồng. Cơn lốc mạnh đến nỗi cột điện gãy làm đôi, cây cối đổ ngã hàng loạt. Tổng cộng 58 ngôi nhà sập hoàn toàn, 106 căn bị tốc mái. Trước đây, giông lốc vẫn xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng chưa bao giờ có sức tàn phá mạnh như vừa qua. Cho nên, không chỉ người dân, chính quyền địa phương, mà cả chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu cũng ngạc nhiên.
Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu, TP Cần Thơ cho biết: “Đây là hiện tượng rất đặc biệt mà trước giờ chưa bao giờ có. Tuy nhiên, khi xem xét lại có thể thấy đây là quy luật. Ví dụ như năm ngoái có bão Haiyan, có thể nói là cơn bão mạnh nhất từ trước tới nay. Cho nên đây có khả năng là một diễn biến trong thời tiết sắp tới”.
Cũng theo ông Vinh, hiện nay nhiệt độ trung bình của trái đất ngày càng gia tăng, lượng khí CO2 thải ra môi trường cũng nhiều hơn cho nên diễn biến khí hậu ngày càng khốc liệt và nhanh hơn. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là do tác động của con người trong quá trình phát triển, đặc biệt là khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra. Nguy cơ tái diễn những cơn lốc xoáy tương tự, thậm chí với cường độ mạnh hơn ở đồng bằng sông Cửu Long là có thật. Trong khi đó, phần lớn các căn nhà cấp 3 – cấp 4 ở nông thôn hiện nay khó có khả năng chống chịu nổi những đợt gió mạnh như vừa qua.
Những căn nhà bằng gạch, kiên cố là lựa chọn tốt, mang lại sự yên tâm cho người dân. Tuy nhiên, nhiều hộ dân bị thiệt hại nặng nề như gia đình ông Hoàng lại chưa thể đủ điều kiện xây nhà như vậy. Mùa mưa bão này, những người dân nghèo như ông, lại canh cánh nỗi lo.
» Chiều nay, Hà Nội có thể xuất hiện dông lốc
» Cơn dông khủng khiếp chiều 4/6: Chuyên gia thời tiết khuyến cáo gì?
» Mưa đá, lốc xoáy tốc mái 300 nhà dân Hà Tĩnh
Theo VTV
Bình luận